Mở đường cho gỗ Việt

Thứ năm, 08/11/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) EU được coi là một thị trường vô cùng quan trọng với gỗ Việt. Việc Việt Nam tham gia ký Chương trình Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) sẽ giúp các sản phẩm gỗ trong nước xuất khẩu trực tiếp vào 28 nước châu Âu mà không cần phải qua một nước trung gian nào. Thị trường sẽ rộng mở hơn, trong vài năm nữa, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang EU dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ 700 triệu USD hiện nay lên hơn 1 tỷ USD.

Mục tiêu 20 tỷ đô trong tầm tay

Tại Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu” vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, trong 10 năm tới, Việt Nam phải trở thành trung tâm sản xuất kinh doanh các sản phẩm gỗ có thương hiệu trên thế giới. Xuất khẩu các sản phẩm gỗ phải đạt 18 - 20 tỷ USD vào năm 2025.

Thương mại gỗ, đồ gỗ trong nước và trên thế giới tăng trưởng mạnh, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 thế giới và số 1 châu Á trong  lĩnh vực xuất khẩu gỗ và lâm sản. Đồ gỗ của Việt Nam được tiêu thụ tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 5 thị trường chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU... Xuất khẩu lâm sản tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên 16% so với năm 2017. Theo đó, giá trị xuất khẩu lâm sản chính 10 tháng năm 2018 ước đạt 7,612 tỷ USD. Với những tín hiệu vui từ các thị trường chính, con số kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD với mặt hàng gỗ của Việt Nam vào năm 2025 hoàn toàn có thể đạt được.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp Việt Nam cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Hiệp định VPA/FLEGT được dự đoán sẽ mang lại tác động tích cực cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó nổi bật hơn cả là lợi ích về kinh tế.

Với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, khi thực hiện VPA/FLEGT, các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp đã không còn là rào cản đối với doanh nghiệp Việt. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thực tế trong 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đã làm rất tốt điều này, gỗ nguyên liệu đều có chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Năm 2015, các doanh nghiệp trong hiệp hội cũng đã ký cam kết nói không với gỗ bất hợp pháp.

Điều đáng ghi nhận là, thay vì phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu vốn rất khó khăn trong quá trình tìm kiếm để đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, các doanh nghiệp đã chủ động liên kết với người trồng rừng để phát triển rừng bền vững, có chứng chỉ FSC. Ví dụ, Công ty CP Lâm sản Nam Định (NAFOCO) đã thực hiện mô hình chứng chỉ nhóm hộ tại Yên Bình (Yên Bái) với quy mô khoảng 1.000 - 3.000ha, trong đó tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC là 1.737ha. Cùng với diện tích rừng này mà 494 hộ tại 5 xã của huyện đã tham gia và có thu nhập ổn định.

Báo Công luận
Tham gia Hiệp định VPA/FLEGT sẽ tạo điều kiện để nâng tầm gỗ Việt.

Doanh nghiệp cần nhanh chóng “thích nghi”

Dù vậy, những hạn chế của ngành gỗ vẫn khiến nhiều tiềm năng đang bị lãng phí. Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thừa nhận một thực tế, tình trạng xuất khẩu nguyên liệu sản phẩm thô vẫn còn nhiều, đó là chưa kể tình trạng bán “rừng non” vẫn phổ biến do người trồng rừng chưa có đủ tiềm lực kinh tế. Theo các chuyên gia về rừng, độ tuổi đẹp nhất để khai thác là khi rừng được 10 năm tuổi, nhưng phần lớn người trồng rừng ở Việt Nam khai thác khi cây mới được 5 - 6 tuổi khiến giá trị kinh tế giảm đi nhiều lần.

Yêu cầu đối với chất lượng gỗ theo Hiệp định VPA/FLEGT là một đòi hỏi tất yếu của thị trường thế giới, ví dụ ở Mỹ là đạo luật Lacey Act cũng với nội dung tương tự VPA/FLEGT về trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ. Vì vậy, tự bản thân các doanh nghiệp phải chuyên nghiệp hóa trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, công nhân để thực hiện nghiêm túc việc này, từ đó giữ vững thị trường xuất khẩu.

Vẫn theo ông Nguyễn Tôn Quyền, với VPA/FLEGT, 100% gỗ xuất khẩu vào EU phải là gỗ hợp pháp, dù doanh nghiệp dùng gỗ nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu thì vẫn phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của gỗ. Điều này sẽ khiến cho chi phí tăng, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều công đoạn để đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ rõ ràng.

Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU được ký kết sẽ tạo điều kiện để Việt Nam vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (gọi tắt là VNTLAS) phù hợp với đặc điểm chuỗi cung của Việt Nam và quy định của EU để xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Đổi lại, các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có giấy phép FLEGT sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo quy định EUTR 995 khi xuất khẩu vào EU. Đây được coi là “giấy thông hành đặc biệt” để các lô hàng gỗ của ta được tự do vào EU mà không phải làm thủ tục xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Minh Phượng                

 

 

Tin khác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống
Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống