Mở ngành y “như nấm mọc sau mưa”: Xã hội nghi ngờ, các trường tư nói gì?

Thứ bảy, 23/01/2021 17:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi nhiều chuyên gia và xã hội lo lắng với việc nhiều trường đại học tham gia mở ngành đào tạo y khoa thì các trường tư thục họ lại có quan điểm ngược lại.

Trong thời gian qua, dư luận hoài nghi về chất lượng đầu ra khi có quá nhiều trường mở đào tạo ngành y trong đó có các trường ngoài công lập.

Đa phần lo lắng, nếu không kiểm soát việc mở ngành y thì khó để có những bác sĩ giỏi trong tương lai do đó cần siết chặt. Hiệu trưởng một trường đại học tư ở Hà Nội cho rằng cần kèm theo điều kiện các trường đại học phải có bệnh viện lớn mới được cấp phép đào tạo y khoa. Điều này sẽ hạn chế được việc mở ngành ồ ạt như hiện nay.

Nhiều chuyên gia cũng thẳng thắn cho biết, với học phí trên 60 triệu đồng/sinh viên/năm thì đào tạo y khoa mang đến nguồn lợi lớn cho các trường nên mới có chuyện các trường đa ngành tham gia đào tạo y khoa.

Kỹ thuật y khoa ngày càng đòi hỏi tay nghề bác sĩ vì thế không dễ để các trường đa ngành có thể đào tạo được bác sĩ (ảnh minh họa, nguồn internet).

Kỹ thuật y khoa ngày càng đòi hỏi tay nghề bác sĩ vì thế không dễ để các trường đa ngành có thể đào tạo được bác sĩ (ảnh minh họa, nguồn internet).

Với những thắc mắc trên, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với hiệu trưởng các nhà trường có tham gia đào tạo y khoa xung quanh vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo như: thầy giỏi, cơ sở thực hành hiện đại.

Trả lời câu hỏi này,  GS.TS Nguyễn Lộc – Hiệu trưởng trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, đặc thù của nhóm ngành này là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó đội ngũ giảng viên phải giỏi chuyên môn, nhiệt huyết với nghề để đào tạo các thế hệ bác sĩ trẻ giỏi chuyên môn và có trái tim nhân ái.

Riêng trong vấn đề chuẩn đầu ra đã được quy định rõ trong chương trình đào tạo, đề cương chi tiết từng học phần; sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ, hoàn toàn tự tin tiếp nhận công việc đúng chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Đồng thời với chuẩn đầu ra về chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp tại Trường phải đạt chuẩn ngoại ngữ (tự chọn tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung) bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; đạt chuẩn công nghệ thông tin cơ bản quốc gia và chuẩn kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp theo quy định của Trường.

Trong khi đó, viện sĩ. PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết, thời gian qua, đã có nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ phản hồi thuận lợi trước các lời đề nghị hợp tác để xây dựng các ngành đạo tạo thuộc lĩnh vực này.

Dự kiến sau khi tình hình giao thương quốc tế được cải thiện, Đại học Hoa Sen sẽ tiếp cận các chuyên gia có uy tín ở nước ngoài để đề nghị hợp tác.

Đại học Hoa Sen chủ trương người được đào tạo trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ phải đạt các tiêu chí chung về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và phải có khả năng giao tiếp chuyên môn bằng ngoại ngữ. Yêu cầu này là để có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp cũng như học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học trong môi trường làm việc toàn cầu.
Theo GS.TS Nguyễn Lộc – Hiệu trưởng trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, việc xã hội lo lắng các trường tư đào tạo khối ngành sức khoẻ là có cơ sở vì thực tế các năm trước, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành này chưa được quy định rõ, một số trường tuyển khó phải lấy điểm chuẩn ở mức trung bình khá, phần nào gây nên lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.

Mặt khác, vì nhiều lý do mà việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác của một số trường còn hạn chế, dẫn đến chưa thể đột phá về chất lượng.

Nhà giáo nhân dân, PGS Hồ Thanh Phong – Hiệu Trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho rằng,  việc mở ngành phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn, phải có khảo sát thị trường người học, người sử dụng lao động và xu hướng phát triển ngành trong 5, 6 năm nữa, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành của đất nước.

Nhà trường mở ngành với mục tiêu duy nhất là phụng sự giáo dục, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu của người học. Đưa người học thành trung tâm, đều đó tạo nên sự khác biệt của chúng tôi.

Còn Viện sĩ. PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen tự tin đại học hoa sen có điều kiện kiểm tra chặt chẽ hoạt động đào tạo ở tất cả các ngành, kể cả ngành y.

Trước đó, trao đổi với Báo Nhà báo và Công luận, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Nếu những cơ sở đào tạo không có truyền thống đào tạo chăm sóc sức khỏe; Không phải là những nơi có được các cơ sở khám chữa bệnh đã được đánh giá có đạt được tiêu chuẩn, chất lượng, xã hội thừa nhận khả năng để chăm sóc sức khỏe giờ mở ngành y thì đáng lo ngại. Bởi các yếu tố để đảm bảo chất lượng đầu ra không chắc chắn”.

Thậm chí nhiều chuyên gia thẳng thắn bày tỏ, không tưởng tượng được một trường có chưa đến 50 giảng viên cơ hữu chuyên ngành mà vẫn dám mở đào tạo ĐH ngành y đa khoa, vì con số đó quá nhỏ nhoi so với yêu cầu.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam từng cho rằng, việc mở ngành y, dược phải theo quy hoạch, tiêu chuẩn.

Đã có quy định chuẩn như thế nào thì mới được mở từ chuẩn cơ sở vật chất, thầy giáo đến nhu cầu xã hội.

Cơ quan cấp phép sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn. Nếu đúng tiêu chuẩn thì không ngại vấn đề chất lượng. Bởi khi đủ điều kiện thì mới được phép đào tạo được.

“Bây giờ, đào tạo phải đặt ra chuẩn, làm đúng chuẩn thì được còn làm không đúng chuẩn phải thổi còi” – ông Trần Xuân Nhĩ nêu ý kiến.

Để hạn chế sai phạm trong đào tạo, ông Trần Xuân Nhĩ cho rằng, cấp phép thì cũng phải kiểm tra, kiểm soát, tránh tình trạng đào tạo “chui” thời gian dài mới phát hiện. Quan trọng là phải kiểm soát được chất lượng.

Trinh Phúc

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe