Mở rộng ngành công nghiệp hạt nhân, cách Trung Quốc xây dựng vai trò cường quốc

Chủ nhật, 09/05/2021 21:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngành công nghiệp hạt nhân Trung Quốc đã mở rộng không ngừng những năm gần đây, khi hàng loạt dự án điện hạt nhân của họ được triển khai ở nhiều nước. Từng bước, Trung Quốc đang vượt qua Mỹ, phương Tây và Nga trong lĩnh vực này.

Nhà máy điện hạt nhân Karachi có chi phí thấp với các lò phản ứng xuất khẩu được hỗ trợ bởi sự tài trợ của Trung Quốc - Ảnh: CNNC

Nhà máy điện hạt nhân Karachi có chi phí thấp với các lò phản ứng xuất khẩu được hỗ trợ bởi sự tài trợ của Trung Quốc - Ảnh: CNNC

Bài liên quan

Công nghiệp hạt nhân Trung Quốc mở rộng hợp tác

Vào ngày 11 tháng 3, Pakistan đã khánh thành dự án điện hạt nhân dân dụng gần đây nhất và lớn nhất của mình với việc khai trương nhà máy 1,1 gigawatt ở Karachi, tăng gấp đôi công suất của 4 cơ sở hạt nhân hiện có của Pakistan. Một nhà máy thứ hai tương tự cũng sẽ đi vào hoạt động trong những tháng tới.

Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với Pakistan, quốc gia cần tăng công suất từ ​​tất cả các nguồn để bổ sung nhu cầu điện không đủ hiện tại. Nhưng có một chi tiết quan trọng hơn là nhà máy này được xây dựng và sẽ được vận hành bởi Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC), một trong những công ty hàng đầu đưa Bắc Kinh gia nhập danh sách rất ít các quốc gia có khả năng xây dựng và vận hành các dự án điện hạt nhân dân dụng trên khắp thế giới.

Sự phát triển của ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc trong thập kỷ qua rất đáng chú ý. Với hơn 30 lò phản ứng mới được đưa vào hoạt động và 16 lò khác đang được xây dựng, Trung Quốc hiện là nguồn tăng trưởng chính cho năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới.

Với việc Mỹ và Liên minh châu Âu đều rút lui khỏi việc sử dụng năng lượng hạt nhân, trong khi Nhật Bản vẫn bị hạn chế bởi di chứng của thảm kịch Fukushima một thập kỷ trước, việc mở rộng tăng trưởng của Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì tỷ trọng hạt nhân khoảng 10% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu.

Sự tăng trưởng đó chỉ là bước khởi đầu. Mục tiêu là tạo ra một chu trình khép kín, ngành công nghiệp hạt nhân tự chủ ở Trung Quốc từ chế biến uranium để sản xuất nhiên liệu cho các lò phản ứng đến xây dựng và quản lý các nhà máy đang vận hành.

Điều này đạt được nhờ sự thích ứng của công nghệ quốc tế, đặc biệt là từ Westinghouse thành các lò phản ứng mới do Trung Quốc thiết kế. Trong quá trình này, ngành công nghiệp hạt nhân Trung Quốc sẽ giảm bớt hoặc loại bỏ vai trò của các công ty nước ngoài mà năng lực của họ đã tạo nên làn sóng phát triển đầu tiên.

Phần khác của chiến lược Trung Quốc là tạo ra một ngành công nghiệp xuất khẩu, với kế hoạch tập trung vào một loạt các quốc gia thiếu nguồn lực của họ và trong hầu hết các trường hợp, cũng thiếu các kỹ năng kỹ thuật để phát triển các kỹ năng hạt nhân bản địa của họ.

Chủ tịch Tập đoàn EDF Jean-Bernard Levy (ngoài cùng bên trái), Ngoại trưởng Anh về Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp Greg Clark, (ở giữa hàng đầu) và Chủ tịch CGN He Yu (hàng đầu bên phải), tham dự lễ ký kết hoàn tất thỏa thuận xây dựng Hinkley vào tháng 9/2016 tại London - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Tập đoàn EDF Jean-Bernard Levy (ngoài cùng bên trái), Ngoại trưởng Anh về Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp Greg Clark, (ở giữa hàng đầu) và Chủ tịch CGN He Yu (hàng đầu bên phải), tham dự lễ ký kết hoàn tất thỏa thuận xây dựng Hinkley vào tháng 9/2016 tại London - Ảnh: Reuters

Tận dụng lợi thế và ưu thế để quảng bá thương hiệu Trung Quốc

Các nhà máy của Trung Quốc sẽ có chi phí thấp, sử dụng các kỹ thuật như xây dựng mô-đun để ghép các lò phản ứng lại với nhau, đơn giản hơn nhiều các lò đang được xây dựng ở phương Tây. Chi phí thấp của các lò phản ứng xuất khẩu cũng sẽ được hỗ trợ bởi nguồn vốn của Trung Quốc thông qua các khoản vay ưu đãi và các hợp đồng quản lý dài hạn hào phóng.

Một thập kỷ trước, nhiều người trong ngành công nghiệp Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội tham gia vào quá trình đổi mới lĩnh vực hạt nhân ở các nước phương Tây, bao gồm cả Vương quốc Anh, để xây dựng kiến ​​thức về thị trường.

Công ty hạt nhân hàng đầu của Trung Quốc, Tập đoàn Điện hạt nhân Tổng hợp Trung Quốc (CGN), trước đây là Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc, đã cùng với công ty nhà nước Pháp Electricite de France (EDF) ở Anh tài trợ một phần ba dự án Hinkley Point. Mục đích của họ là đảm bảo cơ hội tiếp tục xây dựng, sở hữu và vận hành một lò phản ứng của Trung Quốc ở Anh, bắt đầu bằng một nhà máy mới tại Bradwell ở Essex.

Dự án đó hiện đã bị lùi lại bởi sự xấu đi trong quan hệ giữa Anh và Trung Quốc do bất đồng về vấn đề dân chủ tại Hồng Kông, đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương và việc loại tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei Technologies trong việc triển khai mạng 5G tại Anh. Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc nhằm đảm bảo chỗ đứng ở Vương quốc Anh nhanh chóng bị vượt qua bởi các liên doanh trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, nơi đang cần nhiều điện bổ sung để hỗ trợ dân số ngày càng gia tăng.

Lò phản ứng Karachi chỉ là lò phản ứng mới nhất trong số này được đưa vào hoạt động chính thức, khi Tổ chức Hạt nhân Thế giới đã liệt kê hàng chục dự án khác nhau ở giai đoạn phát triển, hoặc lập kế hoạch trên một chục quốc gia từ Argentina đến Ai Cập trong cuộc khảo sát gần đây. Nhiều quốc gia khác cũng đang trong quá trình thương thảo.

Tất nhiên, việc đầu tư về cơ sở hạ tầng và chuyên môn kỹ thuật của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc, trong đó bao gồm hơn 80% vốn nhà nước.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm cả nguồn cung cấp điện cũng là trọng tâm của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Việc mở rộng này không phải chỉ thông qua nguồn tài chính dồi dào được phê duyệt ở mối quan hệ cấp quốc gia với mức độ mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc đều không thể so sánh được.

Lò phản ứng Pakistan chỉ là một dự án dưới ngọn cờ của Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, bao gồm nhiều dự án khác, chẳng hạn như phát triển đường bộ và cảng. Trong lĩnh vực kinh doanh hạt nhân, Nga là đối thủ cạnh tranh chính nhờ vào chuyên môn kỹ thuật sâu rộng của công ty nhà nước Rosatom, nhưng Moscow thiếu vốn để hỗ trợ đầy đủ cho các dự án lớn mà Bắc Kinh đưa ra.

Kết quả thực tế là Trung Quốc, bằng cách theo đuổi khát vọng công nghiệp của mình, đang tạo ra một tập hợp các mối quan hệ và liên minh, tận dụng triệt để thực tế rằng nguồn cung cấp năng lượng là rất quan trọng cho các hoạt động hàng ngày của đời sống kinh tế.

Trong thế giới hiện đại, đây là cách mà các đế chế được xây dựng.

Phan Nguyên

Tin khác

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Thế giới 24h
Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h