Mỗi chiếc máy bay đang phải oằn mình "cõng" trên lưng hơn 20 loại phí

Thứ bảy, 21/03/2020 11:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi hàng trăm máy bay "trùm mền" thì hiện các hãng hàng không vẫn phải trả hàng loạt khoản phí tốn kém. Tính chung một chiếc máy bay đang phải "oằn mình" gánh hơn 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp.

Các hãng hàng không hiện đang điêu đứng vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19. Ảnh minh họa.

Các hãng hàng không hiện đang điêu đứng vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19. Ảnh minh họa.

Giai đoạn khó khăn nhất lịch sử ngành hàng không

Hàng không có nhiều loại phí, trong đó có những khoản phí rất lớn. Theo thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, các hãng hàng không phải chịu tới 16 loại phí do nhà nước quy định.

Trong đó, có 5 loại dịch vụ do Nhà nước quy định mức giá, 8 loại dịch vụ do Nhà nước quy định khung giá và 3 loại dịch vụ phi hàng không do Nhà nước quy định khung giá.

Ước tính sơ bộ, tổng nộp 16 loại phí nói trên của các hãng hàng không lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm. Chẳng hạn, phí phục vụ tai nhà ga năm 2019 lên tới hơn 10.000 tỷ đồng, phí cất hạ cánh không dưới 2.000 tỷ đồng, phí điều hành bay trên 1.500 tỷ đồng; hay phí đỗ máy cũng lên tới hàng chục tỷ đồng/năm...

Các hãng hàng không phải nộp 16 loại phí này cho 3 đơn vị đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) và các cảng vụ hàng không.

Ngoài 16 khoản phí trên, các hãng bay phải nộp các khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không, như phí thuê quầy bán vé giờ chót, phí thuê quầy hành lý thất lạc, phí thuê phòng tác nghiệp, phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên; phí thuê phòng máy của hãng; phí thuê kho; phí sử dụng thiết bị đầu cuối (cute)…

Tính chung một chiếc máy bay đang phải gánh hơn 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp. Và tình trạng chung là ACV đầu tư gì ở nhà ga hàng không thì các hãng sẽ phải nộp phí dịch vụ cho khoản đầu tư đó.

Bên cạnh đó, mỗi chiếc máy bay cũng phải cùng gánh các loại thuế như nhập khẩu nhiên liệu bay; bảo vệ môi trường, VAT, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, các hãng hàng không nộp tới vài nghìn tỷ thuế bảo vệ môi trường mỗi năm.

Theo các chuyên gia, hàng không, du lịch là ngành quan trọng nhưng đang bị thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19 nên rất cần được giải cứu để góp phần giải quyết việc làm và phục hồi kinh tế nước ta.

Giải pháp hữu ích để "giải cứu" ngành hàng không

Bộ GTVT mới đây có kế hoạch ban hành chính sách hỗ trợ giá dịch vụ hàng không đối với các hãng bay Việt Nam trong giai đoạn chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19. Báo cáo sơ bộ từ các hãng hàng không cập nhật cho biết, mức thiệt hại ban đầu đã lên tới 30.000 tỉ đồng.

Cụ thể, chính sách này sẽ giảm 50% giá cất hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa (dự kiến từ ngày 1/3 đến hết ngày 31/5, có thể điều chỉnh theo diễn biến của dịch). 

Cùng đó, cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá; điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thực hiện giảm giá cho các hãng hàng không và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khác trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khiến tỷ lệ ghế trống trên các chuyên bay đang ở mức cao.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xem xét hỗ trợ miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong thời hạn ba tháng. Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn, Bộ GTVT đề nghị thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đồng thời cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù các biện pháp đã có, nhưng công tác hỗ trợ doanh nghiệp hàng không còn chậm. Dù phải gồng mình chịu thiệt hại đã 2 tháng qua và tiếp tục chịu trận vì dịch Covid – 19 đang lan rộng, nhưng đến nay, chưa hãng hàng không nào nhận được sự hỗ trợ trong các giải pháp nói trên.

Theo ước tính Vietnam Airlines thiệt hại 250 tỷ đồng/tuần khi doanh thu sụt giảm vì ngừng các đường bay Trung Quốc để phòng chống dịch Covid-19.

Còn theo văn bản được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về tình hình ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19 đến các đơn vị trong ngành GTVT, thiệt hại ban đầu của việc dừng khai thác nhiều đường bay được các hãng hàng không Việt Nam tính toán sơ bộ lên tới hơn 30.000 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia, để giảm chi phí đi lại cho hành khách, người dân, kích cầu hàng không, du lịch, giải pháp miễn khoản phí phục vụ và phí an toàn hàng không cho hành khách (hãng hàng không thu hộ cho các cảng hàng không) cũng đã được đề xuất và nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia kinh tế.

Nếu Nhà nước cho phép miễn phí phục vụ thì vé máy bay có thể giảm được cho hành khách khoảng 10.000 tỷ đồng/năm. Hoặc nếu được miễn giảm thuế bảo vệ môi trường, hãng hàng không sẽ tiết kiệm được khoản chi hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Đây là những khoản hỗ trợ rất hữu ích cho các hãng hàng không trong thời buổi khó khăn hiện nay.

Thanh Lâm

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp