Momo có tiếp tay cho game "lậu", cờ bạc trực tuyến?

Thứ năm, 18/02/2021 11:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc kiểm soát hành vi đánh bạc qua các game online đang gặp rất nhiều khó khăn, một trong những lý do là sự xuất hiện của công cụ thanh toán mới, trong đó có cả những ví điện tử đình đám trên thị trường như Momo.

Các đợt truy quét của cơ quan chức năng trong những năm gần đây đã phanh phui nhiều đường dây cờ bạc trực tuyến, như vụ án "đánh bạc, sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền" tại Phú Thọ năm 2017, với doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc kiểm soát triệt để vấn đề này vẫn còn rất nhiều khó khăn khi các cổng trò chơi trực tuyến mới vẫn đang "mọc lên như nấm sau mưa".

Chỉ mất vài phút tìm kiếm trên Internet, không khó để bắt gặp những lời mời chào tham gia các cổng game bài, game đánh bạc với những lời cam kết hấp dẫn, một trong những "lời hứa" để thu hút người chơi là cam kết nạp - rút tiền nhanh chóng chỉ sau vài phút.

Nạp tiền, thanh toán tiện dụng với công cụ thanh toán mới tinh vi?

Trước đây, những trò chơi trực tuyến chỉ có hai hình thức nạp tiền thông dụng nhất là nạp tiền qua tin nhắn sms và nạp bằng thẻ cào điện thoại. Nhưng hiện nay, nhằm đảm bảo tính kịp thời cho các "con bạc", nhiều game đánh bạc online đã tích hợp thêm các hình thức mới là thanh toán qua ví điện tử.

Những ví điện tử thông dụng trên thị trường, bao gồm cả những tên tuổi đứng đầu như Momo, đang được nhiều cổng game online sử dụng như một công cụ chính.

Một game đánh bạc online quảng cáo Momo như một công cụ thanh toán chính.

Một game đánh bạc online quảng cáo Momo như một công cụ thanh toán chính.

Cụ thể, để thực hiện hành vi đánh bạc, sau khi mở tài khoản chơi game, người chơi sẽ thông qua ví điện tử Momo và ngân hàng để đổi tiền thật thành tiền ảo, nếu thắng sẽ đổi ngược lại tiền ảo thành tiền thật và chuyển về tài khoản người chơi thông qua ví điện tử Momo và ngân hàng.

Mặc dù Momo hiện nay yêu cầu khách hàng phải đăng ký số điện thoại, có tài khoản ngân hàng mới được sử dụng dịch vụ chuyển tiền hoặc nhận tiền. Tuy nhiên, phương thức này vẫn được ưu chuộng bởi không khó để những người đứng sau các game cờ bạc có thể tạo nhiều tài khoản Momo, từ đó chuyển tiền qua lại để xóa dấu vết.

Không như ngân hàng và có thể bị kiểm soát chặt chẽ, quy định khá dễ dàng và có nhiều cách để "lách" khiến ví điện tử nói chung và Momo nói riêng đang trở thành công cụ chính của nhiều game cờ bạc.

Việc chú trọng mở rộng thị trường, hay gia tăng thị phần là mục tiêu mà nhiều ví điện tử hướng tới. Tuy nhiên, việc để những kênh thanh toán như ví điện tử trở thành trung gian cho nhiều game cờ bạc trá hình lại là một vấn đề khác.

Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm của những ví điện tử này hay trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thanh tra, giám sát và xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động kinh doanh ví điện tử, cổng thanh toán là điều cần được làm rõ.

Trước đó, chính Momo cũng là một trong những ví điện tử được nhắc đến với hành vi tiếp tay cho game online lậu hay trở thành phương thức chuyển tiền phi pháp ra nước ngoài thông qua các cổng dịch vụ.

Việc Momo cho phép người dùng thanh toán trên ba kho ứng dụng lớn nhất thế giới hiện nay là: Huawei AppGallery, Google Play và App Store, mua bán cả với những game lậu, có thể dẫn tới việc tiền sẽ được chuyển thẳng đến các đơn vị phát hành game mà Việt Nam không kiểm soát được. Đây cũng là kẽ hở pháp luật hiện nay đang được ví điện tử Momo sử dụng để "tiếp tay" cho các game "lậu", cờ bạc trực tuyến.

Trước đó, báo Nhà báo & Công luận đã có các bài viết liên quan đến hoạt động game lậu đang hoành hành tại Việt Nam do được ví Momo "tiếp tay" khi cho các game thủ nạp tiền. Cũng chính vì vậy, các game cờ bạc trực tuyến hiện nay (bản chất cũng là game lậu, phát hành trái phép ở Việt Nam) hầu hết đã liên kết với các kho ứng dụng để có thể thanh toán, chuyển tiền bằng ví momo.

Chúng tôi đã liên hệ với ví điện tử Momo đề nghị trả lời về vấn đề này, tuy nhiên không nhận được phản hồi. 

Momo đang kinh doanh thế nào?

MoMo là một trong những ví điện tử xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam. Ra mắt kể từ năm 2010, ví điện tử được quản lý và vận hành bởi CTCP Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) chỉ thực sự bùng nổ số lượng người dùng trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020.

Nếu đầu năm 2015, lượng người dùng ví MoMo ở mức 1 triệu người dùng, thì sau 5 năm, con số này đã tăng gấp 20 lần, đạt 20 triệu tài khoản. Đây là con số đáng nể trong bối cảnh thiết bị điện tử thông minh của người tiêu dùng ngày càng chật chội khi trên thị trường có tới 34 ví điện tử đang hoạt động.

Việc gia tăng quy mô số lượng khách hàng với tốc độ nhanh chóng thực tế, cũng là một trong những mục tiêu chính được ban lãnh đạo Momo nhắc đến trong nhiều năm gần đây. Bằng các biện pháp khuyến mãi, mở rộng hệ thống chấp nhận thanh toán hay tặng tiền cho khách hàng khi giới thiệu thêm người mới tham gia, Momo dần trở thành ví điện tử chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, sự đánh đổi của ví điện tử này là khoản lỗ gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Hai năm 2016 và 2017, công ty này báo lỗ lần lượt là 146,8 tỷ đồng và 242,7 tỷ đồng. Khoản lỗ ngày càng tăng trong 2 năm gần đây, với mức lỗ 853,9 tỷ đồng năm 2019, cao gần gấp đôi so với năm trước. Nếu tính chi phí trên mỗi người dùng thì cứ 1 tài khoản khách hàng đăng ký trên Momo thì M_Service sẽ chịu lỗ 40.000 đồng.

Chart_Momo

Với một ví điện tử đi lên từ startup không có doanh nghiệp hay ngân hàng lớn nào "chống lưng", việc huy động vốn đều đặn trở thành yếu tố sống còn với Momo. Liên tục từ giai đoạn 2014 khi bắt đầu mở rộng, nguồn vốn từ các quỹ ngoại trở thành nguồn lực chính để Momo "đốt". Điều này đẩy sở hữu nước ngoài tại ví này lên con số cao kỷ lục trên thị trường.

Cuối năm 2017, quy mô vốn điều lệ của M_Service ở mức 69,46 tỷ đồng, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được nâng lên mức 43,55%.

Tới tháng 11/2018, M_Service tăng vốn lên 118,36 tỷ đồng, đồng thời ghi nhận bước ngoặt đáng chú ý trong cơ cấu sở hữu. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài vượt lên nắm giữ 65,71% cổ phần, chiếm tỷ lệ chi phối tại đơn vị quản lý ví điện tử MoMo.

Có 7 nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: Valence Private Investment Limited (4%), SCPE (16,97%), Private Opportunities (LUX) S.A.R.L (11,41%), Global Long Short Partners Holdings Offshore Luxembourg S.A.R.L (4,01%), Ganymede Holdings B.V (4,73%), E-Mobile VN Investment  SIB.V (24,17%) và Jonathan Charles Eames (0,42%).

Tới tháng 8/2020, M_Service tăng vốn điều lệ lên mức 130,629 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 66,49% vốn điều lệ. Tuy nhiên, hiện cơ cấu cổ đông công ty này không được tiết lộ.

Gia Hân

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm