Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Điện tử Dân Việt:

"Mong sự thượng tôn luật pháp, mong bảo vệ các lý lẽ nhân văn vì môi trường và cộng đồng"…

Thứ năm, 06/05/2021 10:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) "Theo đoàn lâm tặc đi “moi ruột” Vườn Quốc gia Hoàng Liên” của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng là một trong những loạt bài điều tra mang lại hiệu ứng xã hội lớn, đi đến gần như tận cùng một vấn đề nhức nhối bấy lâu nay trong xã hội, đồng thời, thẳng thắn truy vấn trách nhiệm của cơ quan quản lý...

Nhiều năm qua, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng dường như đã trở thành một nhà hoạt động xã hội ở lĩnh vực môi trường. Anh đi nhiều quốc gia, với các dự án điều tra, kiến nghị, giảng dạy, hợp tác cùng các tổ chức bảo tồn danh tiếng trong bảo vệ rừng và hoang thú. Nhưng dường như, tất cả vẫn không hề làm vơi bớt niềm đam mê của một cây bút điều tra trong Đỗ Doãn Hoàng. Mới đây, “Theo đoàn lâm tặc đi “moi ruột” Vườn Quốc gia Hoàng Liên” (đăng trên Báo Điện tử Dân Việt, cuối tháng 4 năm 2021) của anh đã là một trong những loạt bài điều tra mang lại hiệu ứng xã hội lớn, đi đến gần như tận cùng một vấn đề nhức nhối bấy lâu nay trong xã hội, đồng thời, thẳng thắn truy vấn trách nhiệm của cơ quan quản lý cũng như tố cáo các dấu hiệu khả nghi về những tiêu cực nhãn tiền.

Để hiểu rõ hơn về quá trình triển khai loạt bài này, Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng.

Xây kịch bản cho tình huống xấu nhất

+ Đề tài phá rừng luôn là vấn đề nóng, qua thời gian cách thức phá rừng ngày càng tinh vi,… để có tuyến bài chất lượng, triển khai có hiệu quả, anh và đồng nghiệp chuẩn bị những gì?

- Xuất phát từ việc tôi nhận được phản ánh của một người dân, bản thân họ giấu danh phận của mình, cắt liên lạc sau khi thông báo, chỉ có một chút manh mối nhỏ. Vì tính nghiêm trọng của vụ việc nên 11h trưa hôm đó tôi và đồng nghiệp nhận tin rồi ăn vội bát cơm, sau đó lên đường, đi mất 7 tiếng lái xe riêng mới lên tới thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai). 5h sáng hôm sau nhờ người dẫn đường đi, mang theo cơm nắm, nhiều thiết bị, cõng theo cả lều trại. Chúng tôi xây dựng kịch bản hoàn hảo về lý lịch của mình. Như vào vai người đi du lịch, không có máy móc thiết bị tác nghiệp, chỉ có điện thoại, chuẩn bị một điện thoại nhưng không có thông tin gì bên trong cho thấy mình là nhà báo. Không có cả facebook mang tên “Đỗ Doãn Hoàng” ở trong đó  tránh trường hợp bị hỏi đến, bị giữ máy và kiểm tra thông tin trong máy.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Điện tử Dân Việt với chuyến tác nghiệp trong rừng sâu.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Điện tử Dân Việt với chuyến tác nghiệp trong rừng sâu.

+ Phải tìm hiểu kỹ ngọn nguồn, đường đi nước bước, con đường đi của gỗ, vừa phải có hình ảnh đẹp, video chân thật, phỏng vấn được các đối tượng, anh thấy khó và nguy hiểm như thế nào?

- Chúng tôi dành phần lớn thời gian để đi bộ, nhiều khi phải nằm nghỉ lại dọc đường để nghỉ ngơi vì kiệt sức. Ruồi vàng liên tục bâu vào để hút máu. Còn việc đi bộ, nhiều khi không phải đi mà phải bò, đi bằng cả “4 chân”. Nhưng cái khó với chúng tôi nữa là làm sao quay video mà không bị lộ và phải có hình ảnh thuyết phục được người xem, quay rõ các đối tượng lâm tặc trong rừng sâu cũng như tần suất hoạt động của họ. Đặc biệt, moi tin từ họ để phục vụ cho các điều tra sâu hơn: ai đứng đằng sau, kiểm lâm có bảo kê không, gỗ bán cho đầu nậu nào, chở gỗ đó về xuôi ra sao…?

Chúng tôi phán đoán được những cung đường lâm tặc di chuyển. Phân công đồng nghiệp tỏa đi quay cảnh cưa cây, xẻ gỗ, khuân vác. Bất cứ khi nào rảnh không có người là tôi tự dẫn hiện trường, nói rất “thủ thỉ” vì sợ bị lộ. Trong vai người đi cắm trại, tắm suối, quan sát địa hình, biết các đối tượng vận chuyển gỗ phải đi qua con suối đó, trèo lên những tảng đá to, nên họ đi rất chậm, những súc gỗ pơ mu tươi lại khá nặng nên chúng tôi có điều kiện quay được các cảnh vận chuyển này. Dần dần họ thấy quen sự có mặt của mình thì bắt chuyện, khai thác thông tin. Rất may tôi mang nhiều cơm và gà rang muối mặn, cùng bình nước to mà người dẫn đường cõng theo, nên lúc 15 giờ chiều, các lâm tặc đói mềm, khát nước, tôi đem ra mời. Thấy tôi thân thiện, họ cởi lòng cởi dạ ra hết.

Những chiếc xe ở cửa rừng chầu trực gào rú vận chuyển gỗ quý đi bán một cách công khai.

Những chiếc xe ở cửa rừng chầu trực gào rú vận chuyển gỗ quý đi bán một cách công khai.

Thước đo giá trị của bài báo, của nhà báo là “làm gì đó hữu ích cho cộng đồng”

+ Điều gì khiến anh theo đuổi một đề tài khó, khổ, nguy hiểm trong rừng sâu, thậm chí đến khu vực được gọi là ngoài vòng pháp luật?

- Đây là một vấn đề lớn, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, môi trường sống, tàn phá những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, ở đây chúng tôi nghĩ đến trách nhiệm của người làm báo. Mong muốn dùng ngòi bút của mình để cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm, làm sao giữ được màu xanh đại ngàn, cho mai sau. Cũng như để thượng tôn luật pháp nữa.

Chúng tôi không bắt lỗi những đồng bào dân tộc thiểu số, không sa vào những điều nhỏ nhặt mà tôi muốn phản ánh đó là một đường dây lớn, kéo dài nhiều năm. Tôi có hình ảnh cách đây 3 năm hay cả năm ngoái, để so sánh hình ảnh tan hoang so với thực tại. Có hình ảnh lực lượng kiểm lâm đứng ở khu vực người dân khai thác và vận chuyển gỗ nhưng không bắt giữ một cách hiệu quả. Chúng tôi quay được hết.

Tôi muốn nói đến sự lan tỏa, loạt bài không nhắm tới việc làm mất chức một ai đó (dù điều đó có thể xảy ra, dù vài kiểm lâm đã bị đình chỉ công tác). Tôi cũng không đưa bài lên chứng minh mình giỏi giang trong nghề. Mà, cần nhất là chúng tôi muốn ngăn chặn những đường dây này và là bài học nhãn tiền cho các đối tượng/đường dây khác trong cả nước. Cũng như nhiều nhà báo tâm huyết khác, muốn làm cái gì đó hữu ích cho cộng đồng. Tôi nghĩ, đây là thước đo quan trọng nhất cho phẩm cách của mỗi ngòi bút.

Gốc gỗ pơ mu cổ thụ bị cưa xẻ trong vùng lõi VQG Hoàng Liên. Ảnh: Hoàng Chiên

Gốc gỗ pơ mu cổ thụ bị cưa xẻ trong vùng lõi VQG Hoàng Liên. Ảnh: Hoàng Chiên

Tôi đã quay phim và thực hiện một trắc nghiệm thuyết phục: Trong vòng 1,5 tiếng đồng hồ có hàng chục lâm tặc vác gỗ đi qua trước mặt mình, đây là gỗ pơ mu - là một trong những loại gỗ quý nhất ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Là Vườn Quốc gia quan trọng bậc nhất ở Việt Nam, là nóc nhà của ba nước Đông Dương, vườn di sản của ASEAN, tổ chức bảo vệ môi trường toàn cầu coi đây là rừng quốc gia xếp vào hạng A, mức bảo vệ cao nhất. Thế nhưng, rừng pơ mu cổ thụ nơi này lại bị phá một cách không thương tiếc ngay trong vùng lõi.

Đã có tin nhắn, các cuộc gọi điện, các lời lẽ “khuyên răn, cảnh báo” khiến người thân của tôi thừa nhận họ rơi vào ác mộng nhiều đêm. Bản thân tôi bị gia đình, bạn bè ngăn cản nhiều, vì họ lo cho tôi, chính vì thế tôi cũng muốn im lặng một thời gian để cân bằng lại. Bạn hỏi thì tôi mới nói ra, quả là những điều đó có lúc làm tôi rất áp lực. Nhưng tôi nghĩ đôi khi mình phải đánh đổi với mong muốn làm điều gì đó tốt đẹp cho cộng đồng. Các thế lực kia, từ vụ “rửa nguồn gốc cây rừng cổ thụ” trong cả nước, đến vụ triệt phá cả tụ điểm ma túy lớn mà Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc (sau loạt bài của tôi), rồi vụ tàn sát rừng Quốc gia Hoàng Liên, các đường dây buôn hổ xuyên quốc gia, các tổng kho hành quyết chim trời lớn nhất Việt Nam… Tất cả họ, mong hãy hiểu, tôi không thù oán cá nhân họ, thậm chí cũng chưa biết mặt họ và cũng sẽ không bao giờ có ý định biết mặt họ. Tôi không “tấn công” vào cá nhân ai. Chỉ mong sự thượng tôn luật pháp, mong bảo vệ các lý lẽ nhân văn vì môi trường và cộng đồng…

+ Xin cảm ơn anh!

Lê Tâm (Thực hiện)

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo