Một đời cho hoà bình của Nelson Mandela

Thứ sáu, 03/04/2015 06:21 AM - 0 Trả lời

Một đời cho hoà bình của Nelson Mandela

(congluan.vn) Nelson Mandela, thủ lĩnh chống chế độ A pác thai, tổng thống đầu tiên của Nam Phi là một trong những nhận vật vĩ đại nhất thế giới, vì lòng khoan dung, hy sin vì quyền bình đẳng và cả những nỗ lực hòa giải Châu Phi với các thế lực thù địch.

 Báo Công luận

Dưới đây là một vài sự kiện quan trọng trong cuộc đời Mandela, được chính ông kể lại:

Tên khai sinh của ông không phải là Nelson Mandela mà là Rolihlahla Mandela tại Mvezo, một ngôi làng ở mũi phía đông của Nam Phi, năm 1918.

20/4/1964: Bị buộc tội phá rối, Mandela đưa ra một tuyên bố trong thời kỳ thử thách tại Pretoria, thể hiện lòng quyết tâm sâu sắc chống chủ nghĩa A pác thai và ông sẵn sàng hy sinh mạng sống để kết thúc luật lệ phân biệt chủng tộc của người da trắng.

“Tôi dành cả đời để đấu tranh vì người dân Châu Phi” Mandela cho biết. “Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và cả sự thống trị của người da đen. Tôi đã ấp ủ lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó tất cả mọi người sống hòa thuận với nhau và đều có quyền bình đẵng. Đó là lý tưởng sống của tôi. Và nếu cần, tôi sẽ chết vì điều đó”

Hai tháng sau, ông và bảy bị cáo khác bị kết án chung thân.

Báo Công luận 

11/2/1990: Mandela rời khỏi nhà tù Victor Verter của NamPhi gần Cape Town sau 27 năm giam cầm. Cùng với vợ, ông vẫn giữ được nhiệt huyết cũng như nụ cười rộng mở. Mandela được thả sau một quãng thời gian khá lâu là điều không tưởng với những người ủng hộ ông, họ điên cuồng hoan nghênh cùng với đội ngũ hàng trăm nhà báo. Cả thế giới đón xem cuộc chào đón trên truyền hình. Bởi vì Mandela bị giam giữ khá lâu nên có ít người biết mặt ông hay chỉ xem những bức ảnh gần đây. Mandela đã rất kinh ngạc vì sự tiếp đón này.

“Khi tôi giữa đám đông, tôi đã nắm tay phải và gầm lên. Tôi đã không thể làm thế trong hai mươi bảy năm và sự chào đón này đem tới cho tôi sức mạnh và niềm vui” Mandela viết. Ông cũng nhớ lại :” Khi tôi cuối cùng cũng có thể đi qua cánh cổng để vào một chiếc xe phía bên kia, tôi cảm giác , ngay ở tuổi bảy mốt, rằng cuộc sống của tôi đã bắt đầu trở lại.”

Ông được trao giải Nobel hòa bình năm 1993, một vinh dự lớn lao được ông chia sẻ với F.W de Klerk, tổng thống da trắng của Afrikaner, vì đã thả người tù chính trị nổi tiếng nhất thế giới

10/5/1994: Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau cuộc bầu cử dân chủ, tuyên thệ tại tòa nhà Liên Minh ở Pretoria, thủ đô Nam Phi. Các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã tham dự sự kiện lịch sử này, người dân Nam Phi cũng có cơ hội ăn mừng trên phố.

Kết thúc bài phát biểu nhậm chức, Mandela nói: “Không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ đất nước xinh đẹp này phải chịu áp bức một lần nữa” Ông nói. “Hãy bắt đầu triều đại tự do. Mặt trời sẽ không bao giờ chiếu sáng vinh quang như thành tựu này của con người! Thiên Chúa chúc lành Châu Phi! Cảm ơn các bạn.”

24/6/1995: Mandela sải bước vào sân vận động tại trận chung kết bóng bầu dục thế giới ở Johannesbur, mang đồng phục của Nam Phi và khiến đám đông 60.000 người phấn khích. Họ hô vang “Nelson Nelson!” khi chủ tịch chúc mừng chiến thắng của đội nhà trong thời điểm hòa giải sắc tộc.

Mandela quyết định mang biểu tượng của Springbok, biểu tượng từng bị nhân dân Châu Phi căm ghét, chuyển tải thông điệp rằng bóng bầu dục, từng bị người da đen xa lánh, bây giờ là thể thao của tất cả mọi người. Thời điểm này được miêu tả trong phim “Invictus”, một bộ phim Hollywood của đạo diễn Clint Eastwood. Bộ phim kể về sự chuyển biến của Nam Phi dưới thời Mandela thông qua lăng kính thể thao.

Báo Công luận 

11/7/2010: Mandela mỉm cười vẫy tay với đám đông tại sân vận động Soccer City tại lễ bế mạc World Cup. Ông xuất hiện trong tình trạng yếu ớt trong xe golf cùng với vợ của mình, Graca Machel. Tình trạng sức khỏe khá tệ trong suốt một tháng dài, ông quyết định không tham dự ngày mở đầu 6/11 sau cái chết của con gái đầu trong một vụ tai nạn sau buổi cổ vũ World Cup.

Cựu tổng thống không quyết định tham gia cùng đám đông vào ngày ngập tràn cảm xúc này. Đó là lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng. Khi nghỉ hưu, ông dồn sức lực cho cuộc chiến chống AIDS ở Nam Phi, và sau đó cuộc đấu tranh trở thành cá nhân khi ông mất đứa con trai còn sống duy nhất vì bệnh tật năm 2005.

Thứ Năm vừa qua, cựu tổng thống qua đời tại nhà riêng vì nhiễm trùng phổi sau ba tháng nằm viện. Thời gian để tang, bao gồm cả tang lễ của Mandela sẽ kéo dài trong 10 ngày.

Hinh Trần(Theo  CNN)

Tin khác

Phát hiện 20 thi thể đang phân hủy trên thuyền ngoài khơi Brazil

Phát hiện 20 thi thể đang phân hủy trên thuyền ngoài khơi Brazil

(CLO) Các quan chức Brazil cho biết ít nhất 20 thi thể đang phân hủy nghiêm trọng đã được tìm thấy trên một chiếc thuyền ngoài khơi bờ biển phía đông bắc nước này.

Thế giới 24h
Sudan đứng trước nạn đói, thế giới cam kết viện trợ 2,1 tỷ USD

Sudan đứng trước nạn đói, thế giới cam kết viện trợ 2,1 tỷ USD

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Hai cho biết các nhà tài trợ thế giới đã cam kết viện trợ nhân đạo hơn 2,1 tỷ USD cho Sudan, sau khi cuộc chiến kéo dài một năm khiến người dân nước này đến bờ vực nạn đói.

Thế giới 24h
CEO Apple Tim Cook: Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất hàng đầu của Apple

CEO Apple Tim Cook: Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất hàng đầu của Apple

(CLO) Chuyến thăm của CEO Tim Cook nhấn mạnh rằng Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng nhất của Apple bên cạnh Trung Quốc, và có thể kỳ vọng những năm tới tập đoàn sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động kinh doanh tại nước ta.

Thế giới 24h
Ông Lawrence Wong sẽ kế nhiệm Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vào ngày 15/5

Ông Lawrence Wong sẽ kế nhiệm Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vào ngày 15/5

(CLO) Văn phòng Thủ tướng Singapore thông báo vào thứ Hai (15/4) rằng Phó Thủ tướng Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) sẽ chính thức kế nhiệm ông Lý Hiển Long để trở thành Thủ tướng Singapore vào tối ngày 15/5.

Thế giới 24h
Ngày đầu phiên tòa hình sự xét xử ông Donald Trump sớm kết thúc

Ngày đầu phiên tòa hình sự xét xử ông Donald Trump sớm kết thúc

(CLO) Ngày thứ nhất của phiên tòa hình sự xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sớm kết thúc vào thứ Hai (15/4), do không thể lựa chọn được đủ danh sách 12 bồi thẩm đoàn.

Thế giới 24h