“Một góc yêu báo chí” của chàng Thượng úy Học viện Cảnh sát

Thứ ba, 25/06/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nghề báo là nghề đặc thù mà không phải bất cứ ai cũng theo được. Tuy nhiên, xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với nghề báo, từ việc thu xếp công việc để dành “một góc yêu” cho báo chí mà Thượng úy, ThS. Nguyễn Văn Hiếu-đã cộng tác với rất nhiều tờ báo để được thỏa nỗi đam mê của mình.

Tình yêu thật cho một “Nghề tay ngang”

Hồi còn là học sinh, xuất phát từ sở thích xem phim điều tra, được thấy các nhà báo hoạt động và tích cực đóng góp, Nguyễn Văn Hiếu vẫn đã nuôi trong mình giấc mơ trở thành nhà báo. Để nuôi ước mơ, hàng ngày, anh tìm tòi qua sách báo, vô tuyến, phát thanh về nghề báo “dữ lắm”. Và đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh quyết tâm thi vào trường báo và đã đỗ trường này. Tuy nhiên sau một năm học, vì lý do gia đình, anh lại thi vào Học viện Cảnh sát và hiện tại anh đang là giảng viên nhưng chẳng thể nào “bỏ” được niềm đam mê với nghề báo.

Ngay từ khi còn là sinh viên, anh đã tham gia viết báo. Anh cho biết, nghề báo giúp anh trưởng thành và tôi luyện rất nhiều đức tính tốt. Nghề báo không chỉ giúp anh phụ trợ cho ngành nghề giảng viên hiện tại mà nó giúp anh có định hướng rất sâu sắc trong cuộc sống. Lý giải về điều này, anh chia sẻ: “Bản chất hai ngành báo chí và ngành cảnh sát nói chung có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì khi hiểu được bản chất sự việc qua những quy định của pháp luật, mình sẽ có cái nhìn đúng đắn và viết báo tốt hơn. Và khi được viết báo thường xuyên cũng là hình thức để mình rèn luyện khả năng sử dụng ngôn từ, giúp cho việc truyền đạt đến sinh viên hiệu quả hơn”. 

Nguyễn Văn Hiếu trong một chuyến tình nguyện tại Mường Tè (Lai Châu).

Nguyễn Văn Hiếu trong một chuyến tình nguyện tại Mường Tè (Lai Châu).

Cũng theo Hiếu, viết báo với anh luôn là thói quen, là ý thức và lòng yêu nghề. Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin đơn thuần, báo chí còn là đạo đức, là trách nhiệm của con người trước các vấn đề chung của cộng đồng. Thông tin báo chí là một nhu cầu tất yếu không chỉ riêng cá nhân mà là của mọi cá nhân trong xã hội. Nhu cầu báo chí còn phản ánh mức độ quan tâm của mỗi cá nhân với các vấn đề trong đời sống, chính trị, kinh tế xã hội của đất nước, cao hơn đó là trách nhiệm, quyền lợi của người dân được biết, được nghe, được kiểm tra, được tham gia, được hòa nhập với cộng đồng. Viết báo là để đảm bảo thông tin được nhìn nhận đa chiều, bản chất và đúng với sự thật khách quan. Đặc biệt đứng trước sự bùng nổ thông tin trên thế giới mạng như hiện nay, các trang mạng xã hội, facebook, zalo... thông tin nên tính bằng giây, thì việc kiểm soát thông tin và định hướng nguồn tin của báo chí rất quan trọng. Theo đó, vai trò người làm báo trong thời buổi hiện tại càng cần phát huy và coi trọng hơn bao giờ hết.

Đi từ nhận thức đó, hầu hết các tác phẩm cộng tác với báo chí của Nguyễn Văn Hiếu đều liên quan đến việc nhìn nhận vấn đề từ bản chất sự việc thông qua các quy định của pháp luật, để định hướng cho người đọc hiểu vấn đề. Đó là các vụ án nóng trong chuyên mục “Phòng xử đa chiều” của báo Đời sống và Pháp luật, những bài viết nghiên cứu khoa học về hành vi phạm tội trên các tạp chí khoa học... do anh cộng tác đều được nhìn nhận đơn giản hơn, sâu xa hơn, không dừng lại ở hệ quả sự việc. Giữa nghề và nghiệp, ví dụ như trước một vụ án giết người, Hiếu đã không dừng lại ở việc đối tượng đó giết bao nhiêu người, giết người rùng rợn ra sao, mà anh luôn đi tìm nguyên nhân của sự việc... Từ đó giúp bạn đọc nâng cao ý thức , rút ra bài học cho mình, đồng thời có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.

Nghề báo thực sự rất vất vả

Tính thời gian cộng tác với báo chí từ hồi còn sinh viên đến nay, Thượng úy, ThS. Nguyễn Văn Hiếu cho biết, anh đã viết báo được “ngót chục năm” nhưng chưa khi nào anh có ý định “rời cây bút” vì báo chí gắn liền với anh như chính cuộc sống của anh vậy. Đánh giá về cuộc sống và sự vận động của báo chí hiện nay, ThS. Hiếu tâm sự: Tôi rất chia sẻ với những người làm báo giai đoạn hiện nay. Có thể thấy với điều kiện và yêu cầu xã hội, bối cảnh hiện tại thì nghề báo thực sự vất vả. Từ  việc chạy đua nội dung thông tin, chạy đua thời gian đưa tin không chỉ giữa các báo mà ngay giữa các loại hình truyền thông với nhau. Đó là còn chưa nói đến việc nghề báo phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm, thậm chí với cả sinh mạng của mình. Để có một tác phẩm báo chí đến với độc giả tạo được hiệu ứng tốt với xã hội là cả một vấn đề.

Giảng viên Nguyễn Văn Hiếu trong giờ giảng được kênh VTV1 ghi lại phát sóng trong chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”.

Giảng viên Nguyễn Văn Hiếu trong giờ giảng được kênh VTV1 ghi lại phát sóng trong chương trình “Vì An ninh Tổ quốc”.

Dẫn chứng cho nhận định trên, anh chia sẻ một kỷ niệm viết báo vào khoảng đầu những năm 2010, có vụ học sinh dùng dao đâm chết đối tượng sau khi liên hoan đỗ đại học. Em học sinh này đỗ 2 trường đại học. Tuy nhiên, chính đặc điểm “hấp dẫn” này đã bị một loạt các báo giật tít để thu hút độc giả như: “Sát thủ đỗ hai trường đại học”… Bản thân ThS. Hiếu khi đó là người nắm bắt thông tin vụ việc qua quá trình tìm hiểu thực tế đã nhận thấy, dưới góc độ pháp lý hành vi của học sinh đó chưa đủ cấu thành tội giết người, không đáng bị lên án gọi là “sát nhân”, “sát thủ”. Đây chỉ là hành vi phòng vệ chính đáng. Xét về hành vi cần thiết, tương quan lực lượng, thời gian, không gian, hành vi của các bên, mục đích, ý chí của học sinh, nhân thân của các đối tượng… thì khó có thể khẳng định đây là vụ giết người tàn độc như một số báo đưa tin. Ngay lập tức ThS. Hiếu và các đồng nghiệp ở báo Đời sống và Pháp luật viết những bài báo đầu tiên, bình luận và định hướng lại dư luận.

Sau đó, khi tiếp nhận thông tin từ các bài viết, các luật sư của Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã liên hệ với ThS. Hiếu cùng các phóng viên viết bài khác để đưa ra đề nghị muốn bào chữa miễn phí cho học sinh đó. Với sự vào cuộc của các luật sư cùng những bài báo được thông tin tiếp, em học sinh kia đã thoát tội và thoát áp lực của nhiều thông tin mang tính chủ quan, suy luận, phiến diện để có mức án phù hợp và có cơ hội tiếp tục sự nghiệp học tập.

Qua sự việc trên, Nguyễn Văn Hiếu trăn trở: “Từ sự việc tôi vừa chia sẻ, tôi nghĩ, để được gọi là nhà báo thì đòi hỏi phải là nhiều “nhà” khác như nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà chính trị, nhà đạo đức, nhà kỹ thuật, pháp lý... Và hơn cả đòi hỏi nhà báo thực sự phải có bản lĩnh, dám dấn thân đương đầu, dám hy sinh, dám vượt qua cám dỗ. Nếu không đủ các yếu tố trên thì chỉ nên gọi là người viết báo. Và khi đã là nhà báo thì đừng vì một phút chủ quan hay mục đích cá nhân của mình mà gây phương hại cho người khác dù chỉ là cái tiêu đề”.

“Muốn viết báo tốt thì bản thân người viết phải luôn có tinh thần cầu thị, tìm hiểu kỹ càng và luôn nâng cao trình độ cũng như nghiệp vụ cho mình. Trong đời sống, công tác, bên cạnh việc củng cố mạng lưới cung cấp thông tin, người viết báo cũng cần xây dựng đội ngũ chuyên gia theo từng lĩnh vực. Đứng trước một vấn đề, nếu linh cảm hướng viết của mình chưa đúng, chưa ổn thì cần tham khảo ý kiến chuyên gia để củng cố kiến thức và lời khuyên chính xác. Từ đó, người viết báo mới luôn đi đúng vấn đề và định hướng dư luận tốt”, Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ thêm.

Thượng úy, ThS. Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1987) với xuất phát điểm là một giảng viên trường Học viện Cảnh sát, nhưng bằng niềm đam mê mãnh liệt với báo chí, cộng sự bén “duyên” với nghề từ rất sớm (từ khi vẫn là sinh viên). Cho đến nay anh đã có hàng trăm tác phẩm báo chí trên nhiều ấn phẩm như báo Pháp luật Xã hội, Đời sống Pháp luật, Người Đưa tin, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Tạp chí của Viện nghiên cứu Khoa học và Chiến lược Bộ Công an... Hầu hết các ấn phẩm trên, anh đều có thâm niên chục năm cộng tác, và đến nay vẫn đang là thành viên tích cực, “không thể thiếu” trong các chuyên mục pháp luật của các tờ báo.

Lương Minh

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo