Một Hà Nội đổi mới hiện diện qua hơn 120 bức ảnh triển lãm

Chủ nhật, 29/09/2019 20:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 49 - năm 2019 diễn ra tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội đã giới thiệu 122 tác phẩm về con người, mảnh đất Hà Nội trong cuộc sống hôm nay.

Triển lãm do Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019.

Tác phẩm “Khi bé thể hiện niềm đam mê” của tác giả Trần Thị Hồng Minh (Giải Nhất). Ảnh: BTC

Tác phẩm “Khi bé thể hiện niềm đam mê” của tác giả Trần Thị Hồng Minh (Giải Nhất). Ảnh: BTC

Phát huy truyền thống của nhiều thế hệ nhiếp ảnh Thủ đô qua các giai đoạn lịch sử, 65 năm qua, nhiếp ảnh Thủ đô trở thành nơi hội tụ và là cái nôi của nhiếp ảnh cả nước với những tên tuổi quen thuộc như NSNA Nguyễn Bá Khoản, Nguyễn Duy Kiên, Nguyễn Tiến Lợi, Võ An Ninh, Đinh Đăng Định, Triệu Đại, Nguyễn Đình Ưu, Đỗ Huân, và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác đã góp phần làm nên những trang lịch sử của nhiếp ảnh Thủ đô. Những bức ảnh “Bộ đội ta tiến về giải phóng Thủ đô” và cùng bài ca hùng tráng: trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về của Nhạc sĩ Văn Cao tạo nên một bức tranh hoành tráng về ngày Giải phóng Thủ đô cách đây 65 năm trước.

BTC chụp ảnh lưu niệm cùng tác giả đạt giải Nhất. Ảnh: BTC

BTC chụp ảnh lưu niệm cùng tác giả đạt giải Nhất. Ảnh: BTC

Trong công cuộc xây dựng Đất nước và Hà Nội ngày nay, Nhiếp ảnh Hà Nội lại tiếp tục với hành trang của mình đi vào cuộc sống, phản ánh những khoảnh khắc của đất nước và con người Hà Nội, mang đậm nét văn minh thanh lịch, nhưng đầy hào hùng trong công cuộc xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.

Tác phẩm

Tác phẩm "Lễ rước nước trên sông Hồng" giành giải Nhì. Ảnh: BTC

Trong không khí kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật lần thứ 49 nhằm tiếp tục phát huy truyền thống đầy tự hào ấy của nhiếp ảnh của Thủ đô.

Khách tham quan triển lãm. Ảnh: hanoimoi

Khách tham quan triển lãm. Ảnh: hanoimoi

Năm nay, Ban tổ chức đã nhận được 1.900 tác phẩm ảnh của 320 tác giả, từ đó Hội đồng giám khảo chọn được 122 tác phẩm dự triển lãm. Ban tổ chức đã chấm chọn được 16 tác phẩm vào bộ giải để trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Trong đó, giải Nhất thuộc về tác phẩm “Khi bé thể hiện niềm đam mê” của tác giả Trần Thị Hồng Minh. Tác phẩm đã ghi lại khoảnh khắc vẽ búp bê của một bé gái với đôi mắt chăm chú đã gây được sự chú ý của Hội đồng giám khảo.

Tác phẩm

Tác phẩm "Thân thiện", ghi lại hình ảnh đẹp về phụ nữ Hà Nội với khách nước ngoài, giành giải Nhì. Ảnh: BTC

Tác phẩm "Thân thiện", ghi lại hình ảnh đẹp về phụ nữ Hà Nội với khách nước ngoài, giành giải Nhì.

Hay tác phẩm “Hội vật truyền thống quê tôi” của Ngô Trung Kiên (Giải Ba) cho thấy cái nhìn mới về không gian hội vật với cảnh quan đẹp. Hiếm khi ta bắt gặp một thảm vật được tổ chức giữa vùng đất nổi của ao đình, trong ánh chiều tà đẹp lung linh.

Tác phẩm

Tác phẩm "Hội vật truyền thống quê tôi" giành giải Ba. Ảnh: BTC

Và cầu Nhật Tân lâu nay trở thành hình ảnh quen thuộc của giới nhiếp ảnh với nhiều góc độ, ánh sáng khác nhau. Nhưng lần này Nguyễn Hoàng Hiếu đã khám phá góc độ mới và gây chú ý với dòng ánh sáng huyền ảo trên chiếc cầu. Chính nét mới và sự sáng tạo ấy đã giúp cho tác phẩm "Nhật Tân - Cửa ngõ Thủ đô" giành được giải Ba...

Bên cạnh đó, chùm ảnh giành giải Khuyến khích cũng rất gây ấn tượng với nhiều tác phẩm xuất sắc. Từ ánh sáng, bố cục, góc độ chụp là sự nổi bật của nhóm ảnh giải này.

Tác phẩm

Tác phẩm "Cầu Nhật Tân" giành giải Ba. Ảnh: BTC

Đánh giá về nội dung các tác phẩm tham gia dự thi, Trưởng Ban giám khảo Đặng Đình An cho biết: Tại triển lãm lần này, các nhà nhiếp ảnh Hà Nội đi sâu vào đời sống Hà Nội, phản ánh những thành tựu kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật trong thời gian qua, cùng với các vấn đề về an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế…

Báo Công luận

"Múa những con Thiên Nga" giành Giải Ba. Ảnh: BTC

Nét nổi bật của triển lãm lần này là đã phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Thủ đô trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người văn minh, thanh lịch trong giai đoạn hiện nay.

Báo Công luận

"Giữ nghề Tò he" giành Giải Khuyến khích. Ảnh: BTC

Có thể nói, 122 tác phẩm nhiếp ảnh tại triển lãm này là những hình ảnh sống động, kết hợp với những khoảnh khắc lắng đọng tạo nên bức tranh hoành tráng về một Hà Nội thân thương và đáng yêu. Triển lãm ảnh Nghệ thuật Hà Nội lần thứ 49 thực sự là một bó hoa tươi thắm gửi tới ngày lễ 65 năm Giải phóng Thủ đô và gửi tới Hà Nội - thành phố vì Hòa Bình.

Tác phẩm “Nghệ nhân gốm làng Bát Tràng” giành Giải Khuyến khích. Ảnh: BTC

Tác phẩm “Nghệ nhân gốm làng Bát Tràng” giành Giải Khuyến khích. Ảnh: BTC

P.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa