(CLO) Năm 2023 sắp khép lại, ngành Giáo dục ghi lại nhiều dấu ấn nổi bật. Trong đó, nhiều điểm sáng đã mở ra như bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, ngoại ngữ trở thành môn tự chọn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025...
Giáo dục Việt Nam sắp đi qua những bước đường cuối cùng của năm 2023. Trong bức tranh biên niên ghi lại giáo dục năm 2023, các mảng màu sáng - tối cùng đan xen đã hiện lên với nhiều sự kiện nổi bật của ngành.
1. Ngoại ngữ - không còn là môn thi tốt nghiệp bắt buộc
Ngày 28/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định về việc phê duyệt "Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025".
Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Theo kế hoạch chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặc dù Ngoại ngữ và Lịch sử là các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT, nhưng các môn sẽ thuộc vào nhóm môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Kỳ thi này vẫn sẽ diễn ra trên toàn quốc theo hình thức chung đề, cùng đợt thi và thời gian thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Bạo lực học đường gia tăng
Nhiều vụ việc bạo lực học đường có tính chất nghiêm trọng và hậu quả đau lòng đã xảy ra vào năm 2023. Có thể kể đến các vụ như vụ cô giáo ở Tuyên Quang bị cả lớp lăng mạ; nam sinh lớp 7 ở Vũng Tàu đâm bạn nữ cùng lớp rồi tự tử; giáo viên đánh học sinh gãy ngón tay ở TP. HCM; vụ nam sinh lớp 7 ở Trường THCS Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội bị nhóm bạn đánh đến mức phải nhập viện điều trị rối loạn tâm thần hay hàng loạt các vụ học sinh trầm cảm, tự tử... vì bạo lực học đường.
Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, từ tháng 9/2021 đến đầu tháng 11/2023, trên cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh nữ. Bình quân 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường. Đáng chú ý, các vụ việc bạo lực học đường với số lượng lớn học sinh tham gia chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài trường học...
3. Lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất trong thang bảng lương
Trong số 6.000 ý kiến giáo viên gửi về Bộ GD&ĐT trước buổi gặp gỡ của Bộ trưởng với các nhà giáo, có gần 2.000 ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương, phụ cấp. Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, nêu ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định trong thời gian tới khi thực hiện cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, đặc biệt là quán triệt Nghị quyết 29 của T.Ư, theo đó, lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT rà soát quy định tiền lương, nhất là tiền lương mới và phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Giữ thành tích trên trường quốc tế
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, năm 2023 là một năm gặt hái nhiều thành tích xuất sắc của các đội tuyển tham dự Olympic quốc tế, khu vực và Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế. Cụ thể, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự với 36 lượt học sinh tham gia gồm 1 đoàn Tin học tham dự Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 1 đoàn Vật lí tham dự Olympic khu vực Châu Á và 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế gồm Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý và Tin học.
Các đoàn học sinh Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc với 8 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen. Các đoàn học sinh của Việt Nam dự thi liên tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất và có nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất.
Từ những đổi mới căn bản đồng bộ trong công tác tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tập huấn các đội tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà để tạo điều kiện làm tốt chất lượng mũi nhọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì, bổ sung chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia.
Hơn nữa, Bộ cũng ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam cho các học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế, tạo động lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao của học sinh và các nhà trường.
5. Bộ trưởng GD&ĐT lần đầu đối thoại trực tuyến với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục
Ngày 15/8/2023, Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục".
Sự kiện được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các Sở GD&ĐT và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.
Tại chương trình, các giáo viên đã có dịp chia sẻ, đưa ra nhiều kiến nghị liên quan đến chính sách nhà giáo được đề cập như định mức, lương, phụ cấp nhà giáo; quy định tuổi nghỉ hưu nghề giáo; chính sách đặc thù cho các giáo viên mầm non; chính sách, vị trí việc làm cho nhân viên trong các nhà trường…
6. Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 về tuyển dụng và quản lý viên chức, trong đó sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Với Nghị định này, chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức, thay vào đó sẽ xét thăng hạng. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện.
Theo đó, viên chức phải được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định.
Trước đó, vào tháng 8, hàng nghìn giáo viên Hà Nội và một số tỉnh thành cả nước gửi đơn kiến nghị bỏ thi thăng hạng và bỏ quy định 9 năm đại học. Ngay sau khi có quyết định bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên cả nước vui mừng ủng hộ.
7. Cảnh báo về quản lí bán trú của cơ sở giáo dục
Năm 2023 chứng kiến những bất thường về công tác quản lí học sinh của nhiều cơ sở giáo dục. Từ vụ bất thường trong bữa ăn bán trú, 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm chan cơm ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (Lào Cai) tới bữa ăn có giá 32.000 đồng nhưng chỉ lèo tèo vài món của Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội)...
Những sự việc này đã và đang gây những vấn đề rất bức xúc khiến phụ huynh, giáo viên bất bình. Việc bớt một chút khẩu phần ăn của học trò cũng đồng nghĩa là học trò sẽ đói, học trò ăn không đủ chất, tiền nhà nước chi, tiền phụ huynh đóng góp sẽ bị hao hụt và khi sự việc bị phát hiện thì uy tín của nhà trường, của địa phương bị giảm sút. Uy tín, niềm tin của ngành giáo dục năm 2023 có thể nói bị ảnh hưởng ít nhiều từ những vụ việc nói trên.
8. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
Giữa tháng 12/2023, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, ngành giáo dục đã đạt một số kết quả quan trọng như: hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được ban hành tương đối toàn diện, bao quát; hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; ban hành và tổ chức triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; triển khai một chương trình nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa trong biên soạn, phát hành sách giáo khoa bước đầu tạo chuyển biến tích cực; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn…
Ngoài những thành tựu đạt được, sau 10 năm triển khai Nghị quyết 29, vẫn tồn tại một số hạn chế và khó khăn, như công tác tuyên truyền và quán triệt thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW tại một số địa phương vẫn chỉ mang tính hình thức và chưa đạt hiệu quả cao. Quá trình thể chế hóa Nghị quyết 29-NQ/TW diễn ra chậm, thiếu sự đồng bộ và liên thông giữa các chính sách liên quan đến giáo dục và đào tạo; thiếu các cơ chế và chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này, không thể thực sự phản ánh quan điểm "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu"
9. Hàng loạt địa phương miễn học phí các cấp học
Trong năm học 2023 - 2024, các địa phương miễn học phí 100% cho học sinh là Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Còn Với Hà Nam, tỉnh quyết định hỗ trợ một phần học phí cho học sinh các cấp trên địa bàn sau khi công bố mức học phí mới. Mức hỗ trợ đúng bằng mức tăng học phí khi thực hiện theo Nghị định 81.
Tỉnh Quảng Bình cũng thống nhất chủ trương không thu học phí học kỳ I năm học 2023 - 2024 đối với các cấp học công lập trên địa bàn. Việc miễn học phí cho học sinh nhằm chia sẻ gánh nặng kinh tế với các phụ huynh sau đại dịch COVID-19. Mới đây, TP. HCM cũng đã thông qua Nghị quyết, đồng ý miễn 100% học phí cho cấp THCS năm học 2024 - 2025.
10. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Đến năm 2023, Bộ GD&ĐT đã thu thập được thông tin của 100% trường học (khoảng 53.000 trường) ở bậc mầm non và phổ thông: với 1,6 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; 2,4 triệu hồ sơ, kết quả học tập của học sinh, thông tin về thể chất của học sinh; Kết nối (API) với hơn 17.083 trường học....
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đã triển khai cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS): Thu thập, số hóa dữ liệu của 442 cơ sở đào tạo, 152.470 giảng viên, 2.102.165 người học. Đồng thời, thu thập dữ liệu về nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, tài chính, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, Bộ cũng đã có nhiều giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành; đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành giáo dục. Về chuyển đổi số trong dạy và học, Bộ GD&ĐT đã thực hiện hơn 7000 bài giảng E-learning và video bài giảng, thực hiện bản điện tử toàn bộ các bộ sách giáo khoa phổ thông.
(CLO) Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, trong 9 ngày nghỉ Tết (từ 25/1-2/2, tức từ 26/12 Âm lịch đến hết ngày mùng 5 Tết), Quảng Ninh đón gần 970.000 lượt khách du lịch, tăng 21% so với cùng kỳ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn.
(CLO) Hàng nghìn người dân và khách thập phương về đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) ngày mùng 5 Tết để "xin lộc" với kỳ vọng một năm nhiều tài lộc, thuận lợi trong công việc và kinh doanh.
(CLO) Chiều 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hải Phòng cho biết, Trạm Cảnh sát giao thông Quang Trung (Phòng Cảnh sát giao thông) đã xử phạt một xe khách chở quá số người quy định.
(CLO) Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tại Hà Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2/2/2025 đến ngày 4/2/2025 (tức ngày 5 - 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động ý nghĩa, sôi nổi.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý về chủ trương việc triển khai ngay giai đoạn 2 của dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh (mở rộng tuyến hiện có dài 93,35 km lên 4 làn xe đầy đủ và xây dựng mới tuyến kết nối cửa khẩu Trà Lĩnh dài 27,71 km).
(CLO) Liên quan vụ việc một tài xế bị hành hung ở bến phà Cồn Nhất, huyện Giao Thủy (Nam Định), ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với hai đối tượng.
(CLO) Samsung chính thức khai tử ứng dụng nhắn tin, buộc người dùng Galaxy S25 chuyển sang Google Messages. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược mới của hãng.
(CLO) Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dòng người từ các tỉnh, thành bắt đầu quay trở lại TP HCM để chuẩn bị cho những ngày làm việc đầu năm.
(CLO) Giấc mơ robotaxi của Elon Musk gặp trở ngại lớn tại Trung Quốc do quy định về làn xe buýt và hạn chế dữ liệu, đe dọa kế hoạch triển khai FSD toàn cầu trong năm nay.
(CLO) Trong không gian Tết Ất Tỵ ấm cúng, du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường; tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn…
(CLO) Chiều 2/2 (tức Mùng 5 Tết Âm lịch), Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, từ ngày 25/1 - 2/2, ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương.
(CLO) Theo thống kê của Bộ Y tế, so cùng kỳ Tết Giáp Thìn 2024, trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 số ca khám cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm 11%, số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông giảm 28,9%; số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn pháo nổ, pháo hoa giảm 24,2%.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, đêm 2/2 và ngày 3/2, Bắc Bộ, Trung Bộ sẽ đón thêm không khí lạnh mới, trời rét đậm rét hại, có khu vực xuống dưới 6 độ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa mưa to và dông.
(CLO) Trong rộn ràng không khí đón xuân mới, có rất nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức ở các địa danh khác nhau, trong đó quần thể danh thắng Tràng An trở thành điểm du Xuân thú vị cho các bạn trẻ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tăng thuế đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, cho rằng điều này sẽ giúp giảm di cư bất hợp pháp và buôn lậu fentanyl vào Mỹ.
(CLO) Một mảng đại dương cổ đại bên dưới Iraq đang dần tách ra, kéo bề mặt Trái đất xuống và định hình lại cảnh quan, cho thấy sự thay đổi địa chất vẫn tiếp diễn trong khu vực.
(NB&CL) Câu chuyện đào tạo nhanh nguồn nhân lực để phục vụ cho các ngành công nghiệp mới khi đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới đang trở thành chủ đề nóng của giáo dục đại học nước ta. Trong đó, việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đã là một nhu cầu cấp bách để Việt Nam có thể trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu đến năm 2040.
(NB&CL) Một trong những điểm nhấn lớn nhất của giáo dục đại học 2024 là việc các trường đại học đã chủ động trong việc tuyển sinh, mở ngành, đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao gắn với chiến lược phát triển của đất nước, phục vụ cho các ngành công nghiệp mới nổi như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn… Mỗi trường đều có những sáng tạo mới mang đến nhiều hy vọng về một nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, thuận lợi lớn nhất là những chỉ đạo, định hướng sát sao về phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội; sự quan tâm, ghi nhận, động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với ngành, với lực lượng nhà giáo, với học sinh, sinh viên.
Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn và Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) phối hợp tổ chức chương trình 'Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Khối 10'.
(CLO) Năm học 2025 sẽ xuất hiện nhiều tổ hợp tuyển sinh mới cùng với đó là các trường có những điều chỉnh phương thức tuyển sinh phù hợp với chiến lược riêng; vì vậy thí sinh cần lưu ý nhằm tránh thụ động trong việc lựa chọn ngành học, trường học mình theo đuổi.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách học sinh được chọn tham dự vòng 2 các đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2025. Kết quả này căn cứ vào Quy chế thi và kết quả chấm thi Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024 - 2025. Tỉnh Bắc Ninh vinh dự có 13 học sinh Trường THPT Chuyên Bắc Ninh được chọn.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
(CLO) Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025, tỉnh Quảng Ninh có 88 học sinh đoạt giải (chiếm 80% học sinh dự thi), tăng 3 giải so với năm học trước và cao nhất trong lịch sử ngành giáo dục Quảng Ninh từ trước đến nay.
(CLO) Cuộc thi hùng biện - tranh biện "Tiếng nói Xanh" mùa 2 đã khép lại thành công với chiến thắng thuyết phục của hai đội thi xuất sắc: Đại sứ Xanh (bảng tiếng Việt) và Greenie Goofballs (bảng tiếng Anh). Cả hai đội đều mang đến những ý tưởng độc đáo và khả thi, hướng tới giải quyết các vấn đề môi trường cấp thiết hiện nay.
(CLO) Các trường TOP đầu có xu hướng nói không với tuyển sinh dựa vào điểm tổng kết học bạ nhưng lại dành chỉ tiêu nhiều cho tuyển sinh bằng điểm kỳ thi riêng hoặc tuyển sinh kết hợp có sử dụng chứng chỉ quốc tế.