(CLO) Hiện nay, đã có nhiều chính sách và quy định ở Việt Nam để hỗ trợ người khuyết tật (NKT), tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách lớn giữa quy định bằng văn bản và thực tế. Ví dụ như lĩnh vực Tìm kiếm và Cứu nạn (SAR), hiện vẫn chưa có hướng dẫn hoặc quy trình cụ thể cho NKT.
Hỗ trợ người khuyết tật (NKT) không phải là một khái niệm mới ở Việt Nam. Hiện nay, có nhiều chính sách và quy định ở Việt Nam để hỗ trợ NKT, chẳng hạn như Pháp lệnh về Người tàn tật (1998) và Luật Người khuyết tật (2010).
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách lớn giữa quy định bằng văn bản và thực tế. Ví dụ, một cuộc khảo sát của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) năm 2012 cho thấy chỉ 4% nơi công cộng ở TP.HCM đáp ứng các quy định về tiếp cận (như có lối đi dành riêng cho người đi xe lăn hoặc có gờ chỉ dẫn trên vỉa hè dành cho người khiếm thị).
Ông Đặng Thế Lâm – Giám đốc tổ chức phi chính phủ “Vietnam and Friends” cho biết: “Gần 12 năm gắn bó với người khiếm thị, chúng tôi nhận thấy giữa tiêu chuẩn trên Luật và thực tế có sự đối lập nhau vì thiếu phương án và kế hoạch truyền thông. Đơn giản như cái gạch Tenji (lối đi riêng dành cho NKT) thì đến những người thi công xây dựng cũng không biết là gì. Và người thiết kế thi công cũng không rõ địa bàn thực tế. Điều đó dẫn đến nhiều gạch Tenji bị cắt ngang bởi hố ga, bốt điện. Người dân cũng không rõ là gì nên NKT cũng không được sử dụng một cách chính đáng do người dân nghĩ rằng đó là vạch giới hạn để xe máy trên vỉa hè và bị lấn chiếm làm chỗ để xe”.
Về lĩnh vực Tìm kiếm và Cứu nạn (SAR) ở Việt Nam, vẫn chưa có hướng dẫn hoặc quy trình cụ thể cho NKT, mặc dù đây là điều cần thiết vì NKT có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các trường hợp khẩn cấp. Cũng không có số liệu thống kê chính thức nào cho thấy NKT đã bị ảnh hưởng như thế nào trong các thiên tai.
Người khuyết tật là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương khi có thiên tai xảy ra. Luật Phòng chống thiên tai 2013, số 33/2013/QH13, đã quy định đối tượng dễ bị tổn thương là đối tượng cần được chú ý, ưu tiên từ khi lập kế hoạch phòng chống thiên tai, trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn cũng như hỗ trợ, cứu trợ. Trong các Kế hoạch
Gần đây là Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hầu hết các tỉnh đều đã xây dựng kế hoạch thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trong đó đều chú ý nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn hoặc quy trình cụ thể cho NKT, mặc dù đây là điều cần thiết vì NKT có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các trường hợp khẩn cấp.
Dựa trên kinh nghiệm của Australia và các nước phát triển khác (Mỹ, Đức), các khuyến nghị sau đây có thể được xem xét trong quá trình tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP, ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó có các nội dung, biện pháp triển khai cụ thể cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nói chung và NKT nói riêng.
Lập kế hoạch
Liên hợp quốc khuyến cáo rằng NKT và các thành viên gia đình của họ, các tổ chức đại diện cho họ nên được tham vấn về những gì cần thiết cho NKT trong thời gian khủng hoảng.
Việc tham gia của người dân, đối tượng yếu thế trong việc lập kế hoạch là tối quan trọng. Vì chỉ có thế thì họ mới biết phản ứng khi trường hợp xấu xảy ra. Do đó, NKT và các thành viên trong gia đình của họ nên được tham vấn về việc lập kế hoạch SAR cũng như tham gia vào ủy ban quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương họ sinh sống.
Thông báo và thông tin có thể truy cập
NKT sẽ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp khẩn cấp do điều kiện thể chất, tinh thần và trí tuệ của họ cũng như các chương trình truyền thông và thông tin không đầy đủ, chẳng hạn như không có thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. VINASARCOM và các tổ chức có liên quan khác có thể hỗ trợ cung cấp thông tin ở các định dạng dễ tiếp cận, bao gồm:
- Các công nghệ kỹ thuật số có thể truy cập bao gồm tin nhắn văn bản và các dịch vụ chuyển tiếp.
- Các định dạng phi kỹ thuật số như bản đồ hướng dẫn thoát hiểm tới nơi trú ẩn an toàn cho những người không có quyền truy cập trực tuyến thường xuyên. Những hướng dẫn này cần phải đặt ở nơi dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.
- Ngôn ngữ dễ đọc, dễ hiểu.
Có nhiều hệ thống thông báo khẩn cấp như TV cục bộ, còi báo động hoặc các cảnh báo âm thanh khác, cuộc gọi điện thoại, nhắn tin văn bản và thậm chí liên hệ trực tiếp đến cửa từng nhà NKT.
Cảnh báo sớm cho NKT nên được xem xét và thực hiện nếu nó có thể áp dụng được. Việc thiết lập một danh sách hỗ trợ cảnh báo ưu tiên thích hợp là điều nên làm.
Sơ tán
Kế hoạch sơ tán cần bao gồm các kế hoạch cụ thể cho NKT, bao gồm những người bị khuyết tật về khả năng vận động, thị lực, thính giác hoặc nhận thức, bệnh tâm thần hoặc các khuyết tật khác. Các kế hoạch nên bao gồm các tình huống khác nhau, bao gồm cả việc tự sơ tán an toàn hoặc sơ tán với sự hỗ trợ của những người khác. Các phương thức giao thông tiếp cận để giúp sơ tán NKT cũng cần được xác định.
Việc sơ tán sớm cho NKT nên được ưu tiên trong kế hoạch và ứng phó khẩn cấp của cộng đồng.
Các thiết bị hỗ trợ và những người mà họ được hỗ trợ nên được đưa vào kế hoạch và ứng phó với SAR cộng đồng.
Dưới đây là một số ví dụ về cách cung cấp thông báo và trợ giúp sơ tán cho NKT:
- Những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin (bao gồm cả người khiếm thính, khiếm thị, suy giảm trí tuệ và tinh thần): Những người này cần được hỗ trợ cụ thể như hỗ trợ cảnh báo bằng cảnh báo tận nhà.
- Những người gặp khó khăn trong vận động (kể cả người suy nhược cơ thể, người già, người ốm nằm liệt giường): Những người này khi sơ tán cần được hỗ trợ sơ tán.
- Những người gặp khó khăn trong việc ra quyết định, bao gồm cả người bị suy giảm trí tuệ và tinh thần hoặc người cao tuổi: Những người này cũng yêu cầu cả hỗ trợ cảnh báo sớm và hỗ trợ sơ tán sớm.
Nơi trú ẩn và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu
Trong các sự kiện thiên tai, mọi người thường được cung cấp những nơi trú ẩn tạm thời an toàn (có thể bao gồm trong trường học, tòa nhà văn phòng hoặc các khu vực khác). Đặc biệt ở nơi điều kiện kinh tế khó khăn, không tiếp cận dễ bằng các phương tiện khi xảy ra thiên tai như miền núi thì các cơ sở công lập (trường học) cần được thiết kế có chức năng cứu hộ khẩn cấp. Nơi tạm trú có thể được dự trữ tốt hoặc được cung cấp từ bên ngoài các nhu yếu phẩm cơ bản (thức ăn, nước uống).
Tuy nhiên, hầu hết các nơi tạm trú ở Việt Nam chưa được tiếp cận với NKT (chẳng hạn như không có lối vào, nhà vệ sinh có thể tiếp cận hoặc khu vực tạm trú dễ tiếp cận). Việc chuẩn bị các thiết bị di động có thể là một giải pháp cho việc này.
NKT cũng có yêu cầu trợ giúp hàng ngày (ăn uống, đi vệ sinh, tắm rửa, v.v.). Lập kế hoạch và ứng phó khẩn cấp nên chuẩn bị các biện pháp để NKT tiếp tục nhận được các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu, bao gồm chỗ ở, thức ăn, nước và chất dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe quan trọng (thuốc, thiết bị hỗ trợ).
Tập huấn SAR
Cùng với nhân viên SAR, NKT và các thành viên gia đình họ, và các tình nguyện viên có thể được đào tạo về các bài tập sơ tán và SAR. Điều này sẽ giúp tăng cường sự tự tin của họ và giúp họ hành động đúng đắn trong những trường hợp khẩn cấp. Sơ cứu hoặc các khu vực khác quan trọng đối với việc cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho NKT nên được đưa vào các bài tập.
Các cuộc diễn tập SAR nên được thực hiện theo các tình huống khác nhau sử dụng các nguồn lực khác nhau (trực thăng, UAV, thuyền, huấn luyện chó cứu hộ).
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
Từ ngày 21 - 24/11, tại công viên Bến Bạch Đằng, TP. HCM, những kiosk tạp chí màu cam rực rỡ của Hermès sẽ sẵn sàng phục vụ, mời gọi khách tham quan bước vào thế giới duy mỹ của thương hiệu Pháp.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 2 thị xã và 2 thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 66 xã, 50 phường và 5 thị trấn, giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã.
(CLO) Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Festival Ninh Bình năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Triển lãm Xúc tiến thương mại năm 2024 - Chào mừng Festival Ninh Bình lần thứ III.
(CLO) Sáng sớm ngày hôm nay (23/11) thị xã du lịch Sa Pa (Lào Cai) nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C, đặc biệt trên đỉnh núi Fansipan xuất hiện băng tuyết tạo nên phong cảnh kỳ thú.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị, Hải Phòng đã kiến nghị, đề xuất Trung ương các giải pháp sâu rộng và 12 nhóm vấn đề về xây dựng, phát triển thành phố giai đoạn tới, cơ bản được các bộ, ngành ủng hộ, trên nguyên tắc tạo thuận lợi nhất cho Hải Phòng.
(CLO) Ngày 23/11, theo thông tin từ Công an TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, vừa bắt giữ nhóm côn đồ thực hiện hành vi gây thương tích, phá hoại xe và quay clip khoe trên mạng xã hội.
(CLO) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác hộ đê và xử lý sự cố đê điều qua đợt mưa lũ do bão số 3 tại Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.