Một tháng phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Chạm đến trái tim cộng đồng

Chủ nhật, 10/10/2021 22:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gần một tháng triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em" đã lan tỏa rộng khắp, chạm đến trái tim của cộng đồng. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cả những người làm báo đã đang và sẽ tiếp tục đóng góp vật lực, tài lực chung tay hưởng ứng.

Để hàng triệu học sinh không bị đình trệ việc học tập trong thời gian giãn cách, gần 1 tháng qua Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã tích cực chỉ đạo các đơn vị, địa phương vào cuộc triển khai và thu được kết quả khả quan, vận động được toàn xã hội chung tay hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông cho các em học sinh học trực tuyến.

Trao yêu thương gửi gắm tri thức

Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã xây dựng kế hoạch, phương án hỗ trợ hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ nhu cầu dạy và học trực tuyến. Vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách và triển khai học trực tuyến.

mot thang phat dong chuong trinh song va may tinh cho em cham den trai tim cong dong hinh 1

Sở TT&TT tỉnh Bình Phước tặng điện thoại và tiền mặt để mua sắm thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh.

Bộ cũng kêu gọi sự giúp đỡ hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương vận động mọi nguồn lực trong xã hội để ủng hộ, nhân rộng chương trình trên toàn quốc, hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến.

Ngoài việc hỗ trợ thiết bị thì vấn đề sóng 3G, 4G, đảm bảo đường truyền, mạng internet cáp quang cung cấp chất lượng truy cập internet nhanh, ổn định cũng là bài toán lớn mà các ngành chức năng phải tìm được giải pháp sớm. Về việc này, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt là Cục Viễn thông trong tháng 9 phủ sóng toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách và triển khai dạy học trực tuyến.

Với tinh thần khẩn trương các doanh nghiệp viễn thông tập trung triển khai rà soát các khu vực “lõm sóng”, khu vực chưa có sóng di động hoặc có nhưng chất lượng không bảo đảm cho việc giảng dạy, học tập trực tuyến.

Từ đánh giá rà soát, các nhà mạng được yêu cầu triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ nhu cầu dạy và học trực tuyến tại các địa phương, nhất là tại các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, các cơ quan, đơn vị viễn thông đều xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, không được chậm giây phút nào, mỗi ngày hoàn thành sớm chương trình là thêm một ngày các em học sinh sẽ có điều kiện học tập tốt hơn. Đảm bảo không để học sinh nào “bị bỏ lại phía sau”, không hoàn thành chương trình học tập do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19”.

Cụ thể, trong suốt tháng 9, các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, MobiFone đã chủ động, tích cực triển khai các giải pháp kỹ thuật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đi lại, di chuyển trong nội tỉnh, liên tỉnh trong thời gian giãn cách; ảnh hưởng của các cơn bão số 5 và số 6 … để đẩy nhanh tiến độ.

Lãnh đạo các nhà mạng cũng đã trực tiếp phối hợp cùng địa phương đối thoại với người dân để tuyên truyền, giải thích về chương trình và sự an toàn của sóng di động để người dân hiểu và chia sẻ với doanh nghiệp. Kết quả, đến nay các doanh nghiệp viễn thông đã cơ bản hoàn thành việc triển khai ứng cứu phủ sóng cho 283 điểm “lõm sóng” đã khảo sát, xác định là lõm - chưa có sóng di động hoặc có nhưng chất lượng không bảo đảm.

Đối với những khu vực chưa thể lắp đặt trạm phát sóng thông tin di động, VNPT và Viettel đã triển khai ứng cứu bằng xe lưu động để bảo đảm chất lượng dịch vụ tại các khu vực này. Đến nay, việc dạy và học trực tuyến tại các điểm được ứng cứu phủ sóng đã diễn ra bình thường với chất lượng ổn định.

Có thể nói cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, với những hướng dẫn kịp thời từ Bộ TT&TT đã giúp đẩy nhanh việc “lõm sóng” internet ở các khu vực. Nhiều vấn đề khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai được Cục Viễn thông, các doanh nghiệp, đặc biệt là chính quyền các cấp được giải quyết đã giúp đảm bảo hạ tầng, đường truyền phục vụ việc dạy và học trực tuyến của thầy cô giáo và các em học sinh.

Để các em học sinh cảm nhận tình yêu thương

Không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, nhiều cơ quan báo chí, truyền hình trong cả nước còn đi đầu thực hiện kêu gọi người dân, doanh nghiệp cùng tham gia Chương trình “Sóng và máy tính cho em” Thủ tướng Chính phủ.

Tại Thủ đô Hà Nội, sau thời gian phát động và triển khai thực hiện đã có 175 học sinh khó khăn tại 6 quận, huyện trên địa bàn đã nhận được thiết bị học trực tuyến từ chương trình “Cùng em học tốt trong đại dịch Covid-19” do Ban Thời sự - Đài PT&TH Hà Nội phát động.

mot thang phat dong chuong trinh song va may tinh cho em cham den trai tim cong dong hinh 2

Các em học sinh khó khăn ở Hà Nội nhận máy tính bảng, điện thoại từ ban Thời sự - Đài PT&TH Hà Nội để học trực tuyến.

Với sự tin tưởng và đồng hành của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, các quận huyện, các đồng nghiệp, cùng các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm và khán thính giả của Đài PT&TH Hà Nội đã kêu gọi được hơn 512 triệu đồng. Trong đó, tổng tiền chuyển khoản vào tài khoản nhận ủng hộ của chương trình là 316.990.000 đồng và giá trị quy đổi hiện vật tương đương 195.230.000 đồng.

Nguồn ủng hộ này đã được Chương trình dành để trao tặng 175 học sinh giỏi vượt khó tại 6 quận huyện trên địa bàn Hà Nội. Mỗi gói quà đều được các phóng viên ban Thời sự Đài PT&TH Hà Nội trao tận tay các em với tình cảm thật ấm áp. Các thành viên của chương trình cùng với các thầy cô giáo còn hỗ trợ các em cài đặt và sử dụng đầy đủ các phần mềm hỗ trợ học trực tuyến và đọc sách.

Nhà báo Trần Thái Thủy - PGĐ Trung tâm tin tức, Trưởng ban thời sự (Đài PT&TH Hà Nội) chia sẻ: Ở những nơi mà chương trình đi qua, chúng tôi đều cảm nhận thật rõ niềm vui của các em trong ngày nhận được chiếc máy tính bảng, điện thoại để học của riêng mình. Các em sẽ không còn phải nghỉ những buổi học online hay phải đi học nhờ nhà bạn. Thầy cô giáo rồi sẽ dạy các em kiến thức mới, nhưng ý nghĩa biết bao bởi cùng với học chữ, các em đã được học, được cảm nhận tình yêu thương, sự quan tâm của tất cả mọi người.

Có thể nói, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã mang một ý nghĩa lớn lao trong xã hội, một việc làm nhỏ nhưng lại có thể giúp thay đổi cuộc đời của một em học sinh, giúp các em được đi học, gặp bạn bè thầy cô trong những ngày giãn cách. Để các em tiếp cận kho tri thức nhân loại.

Chương trình không chỉ phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc mà còn thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chi Minh là “…ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Cùng với tham gia hưởng ứng vào cuộc của các ngành chức năng và toàn xã hội, như vậy sẽ không có học sinh nào bị bỏ lại phía sau, trong hành trình đi tìm tri thức.

Trong thời gian tới, để chương trình tiếp tục phát huy được hiệu quả, Cục Viễn thông sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông bảo đảm chất lượng phủ sóng theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy và học trực tuyến. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp đồng hành cùng ngành giáo dục xây dựng một chiến lược giáo dục trực tuyến hợp lý, thống nhất với các nền tảng đồng bộ, các phần mềm, ứng dụng sẵn sàng để triển khai rộng khắp trên toàn quốc. 

Nguyên Phong

Bình Luận

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo