Mùa hè 2022, có thể miền Nam và miền Trung thừa điện, miền Bắc lại căng thẳng

Thứ sáu, 14/01/2022 15:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tiết lộ của lãnh đạo ngành điện, trong mùa hè năm 2022, có thể miền Nam và miền Trung thừa điện, miền Bắc lại căng thẳng.

Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều ngành nghề trong nền kinh Việt Nam, trong đó có ngành điện lực. Thế nhưng, kết thúc năm 2021, ngành điện lực vẫn ghi nhận nhiều dấu ấn tăng trưởng.

EVN nộp ngân sách 22.440 tỷ đồng

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm 2020.

mua he 2022 co the mien nam va mien trung thua dien mien bac lai cang thang hinh 1

Trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo, như điện gió, điện mặt trời là 20.670MW, chiếm tỷ trọng 27,0%. Hiện nay, quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.

Đặc biệt, EVN bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước, tổng giá trị tài sản hợp nhất toàn EVN ước tính đến hết năm 2021 là 731.000 tỷ đồng (bằng 100,2% so với năm 2020), trong đó vốn chủ sở hữu là 255.000 tỷ đồng (tăng 6,2% so với năm 2020).

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ EVN và các đơn vị trong năm 2021 đều có lợi nhuận. Giá trị nộp ngân sách năm 2021 toàn Tập đoàn đạt 22.440 tỷ đồng.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành điện diễn ra vào sáng 14/1, đại diện  Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây cũng là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. 

Đặc biệt, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức liên quan tới đại dịch COVID-19, sự tăng trưởng của ngành điện lực chính là hiệu quả của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

Mùa hè tới, miền Nam và miền Trung thừa điện, miền Bắc lại căng thẳng

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, lãnh đạo của các đơn vị thành viên EVN đã đề cập một số khó khăn trong công tác triển khai nhiệm vụ năm 2022, và tầm nhìn dài hạn năm 2025.

Ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV, Tổng công ty điện lực TP.HCM (EVNHCM) chia sẻ: Hiện nay, lưới điện thông minh ở TPHCM đứng thứ nhì ASEAN, chỉ đứng sau Singapore. Tuy nhiên, mục tiêu đến năm 2023 sẽ hoàn thành lưới điện thông minh và đến năm 2025 sẽ xếp khoảng 30-35 trên thế giới, ngang bằng với điện lực Singapore.

mua he 2022 co the mien nam va mien trung thua dien mien bac lai cang thang hinh 2

Theo tiết lộ của lãnh đạo EVNNPC, trong mùa hè năm 2022, có thể miền Nam và miền Trung thừa điện, miền Bắc lại căng thẳng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty điện lực Hà Nội (EVNHN) cho biết: Dịch bệnh COVID-19 sẽ còn diễn biến phức tạp trong năm 2022, đặc biệt, trong thời gian gần đây số ca ở Hà Nội đang tăng cao. Điều này tiếp tục là yếu tố ảnh hưởng tới ngành điện trong thời gian tới.

Riêng tại Hà Nội, trong mùa hè tới được dự báo tiếp tục có nắng nóng cực đoan, có thể gây ra nguy cơ thiếu điện cục bộ. Vì vậy, đại diện Tổng công ty điện lực Hà Nội sẽ xây dựng các phương án, cung cấp cho các phụ tải quan trọng. Dù vậy, ông Tuấn mong muốn có sự chia sẻ của khách hàng.

Đồng tình với nhận định này, bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch HĐTV, Tổng công ty điện lực miền Bắc (EVNNPC) đánh giá tình hình cung cấp điện 2022 rất căng thẳng. Vào những tháng nắng nóng như tháng 6, nắng nóng cực đoan mà tiết giảm khu vực phía bắc 2.100 MW. 

Dự kiến năm 2022, tình hình khó khăn nguồn điện khó khăn. Thừa điện miền Nam và Trung, còn phía Bắc thì rất căng thẳng. 

“Công suất lớn nhất phía Bắc 13.800 MW, là sau tiết giảm. Nhưng đường ký phụ tải công nghiệp 3.400 MW, tăng 24%, chưa kể phụ tải sinh hoạt”, bà Ánh nói.

VÌ vậy, bà Ánh đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và EVN đảm bảo sự khả dụng khu vực miền Bắc. Sớm phê duyệt phương thức vận hành các tháng miền nắng nóng, cho khách hàng công nghiệp có phương án sản xuất hoặc dành cho khách hàng sinh hoạt.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp