Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo dõi báo trên:
Tháng Giêng năm Giáp Thìn - tháng khởi đầu mùa Lễ hội 2024 - đã khép lại trong yên ả. Những phàn nàn về tình trạng chặt chém hay tranh cướp, ẩu đả đã giảm nhiều.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước ta hiện có gần 9.000 lễ hội truyền thống. Các lễ hội được tổ chức rải rác vào nhiều thời điểm trong năm nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là dịp đầu năm mới. Nhiều lễ hội mở màn từ ngay sau Tết Nguyên đán như: Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội Bà Chúa Kho, Lễ hội đền Gióng, Lễ hội Xuân Ná Nhèm, Lễ hội Tịch điền, Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc… Trong suốt tháng Giêng, hầu như tất cả các lễ hội, các di tích lịch sử, văn hóa đều đông khách. Đáng mừng là các Lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024 hầu hết đều diễn ra vui tươi, an toàn, ít xảy ra tình trạng lộn xộn, thương mại hóa.
Nghi thức rước lễ vật tại Lễ hội Huyền Thiên Hắc Đế Xuân Giáp Thìn 2024 (quận Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Đình Trung
Tại đền Sóc, những năm trước đây, Hội Gióng còn xảy ra tình trạng nhiều người xô đẩy, giẫm đạp thậm chí đánh nhau để tranh cướp lộc, nhưng năm nay đã diễn ra khá trang nghiêm, trật tự với các nghi lễ truyền thống. Tại Lễ Khai ấn Đền Trần Nam Định, Ban tổ chức đã chuyển hoạt động phát ấn từ đêm 14 sang rạng sáng ngày Rằm tháng Giêng và kéo dài sang nhiều ngày sau nên những hình ảnh phản cảm như người dân xô đẩy, ném tiền vào kiệu ấn hay tranh cướp lộc ấn cũng không còn tái diễn.
Lễ hội Chùa Hương luôn là tâm điểm được nhắc đến khi công tác tổ chức, lễ hội những năm trước để xảy ra nhiều tồn tại về vệ sinh môi trường, chèo kéo khách, nhiều biểu hiện thiếu văn minh nơi thờ tự… thì trong mùa Lễ hội Xuân Giáp Thìn, tình trạng trốn vé, chèo kéo khách hàng, xin thêm tiền hầu như không còn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường đều được du khách đánh giá khá tốt.
Tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng công tác quản lý và tổ chức lễ hội vẫn còn những bất cập, thậm chí những vấn đề tồn tại từ lâu vẫn còn đó. Trước đây, đã có những ý kiến lo ngại tình trạng “sân khấu hóa”, “hoành tráng hóa” lễ hội, sự can thiệp quá mức của chính quyền vào hoạt động lễ hội, chủ thể của lễ hội bị gạt ra ngoài, không được tham gia những lễ thức quan trọng, khiến những di sản truyền thống bị biến dạng, sai lệch, xa rời những giá trị truyền thống tốt đẹp... Những vấn đề này chưa ai có thể khẳng định là đã khắc phục được hoàn toàn trong mùa Lễ hội 2024.
Đặc biệt, cuộc tranh luận về các lễ hội “chém lợn, đâm trâu” tưởng chừng đã kết thúc khi nhiều lễ hội phản cảm, bạo lực bị “tuýt còi” nhưng đến nay vẫn còn âm ỉ sự tiếc nuối ở chính cộng đồng chủ thể của lễ hội. Ở những lễ hội có màn tranh cướp lộc, hoạt động này đã cắt bỏ khiến lễ hội diễn ra ít điều tiếng hơn, nhưng người dân lại cho rằng vì thế, lễ hội “bớt vui” hơn.
Nghi lễ rước vua giả tại lễ hội đền Sái, làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) Xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: Đình Trung
Những điều này có thể thấy ở Lễ hội Hiền Quan. Năm 2023, rất đông thanh niên tập trung trước sân đền hô hào, xô đẩy đòi cướp phết ngay tại sân tế lễ của đền. Đến mùa hội năm nay, người dân Hiền Quan tiếp tục vây quanh đền để đòi cướp phết, khiến lực lượng chức năng phải vất vả đứng ra can thiệp để vãn hồi trật tự.
Tại hội Lim, sau mùa Lễ hội 2023 việc quan họ “ngửa nón nhận tiền” bị “nghiêm cấm” nhưng có vẻ không hiệu quả thì đến năm 2024, chính quyền huyện Tiên Du đã phải “xuống thang”, chính thức cho phép các liền anh, liền chị được nhận tiền “thướng” của du khách, nhưng lưu ý “phải đảm bảo văn hóa, phù hợp với giá trị truyền thống”.
Năm 2024 cũng là mùa lễ hội đầu tiên thực hiện “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Theo đại diện Cục Văn hóa cơ sở, bộ tiêu chí này là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả tổ chức lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm. Đây cũng chính là công cụ và thước đo để đánh giá năng lực quản lý cũng như tính hiệu quả của hoạt động lễ hội tại địa phương. Thông qua bộ tiêu chí này, các địa phương xây dựng môi trường văn hóa lễ hội văn minh, lành mạnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp và lan tỏa trong đời sống xã hội; từng bước loại bỏ những hủ tục, tập tục lạc hậu...
Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng, việc có một Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội là cần thiết. Theo GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ tiêu chí quy định rõ từ quy trình tổ chức, nội dung lễ hội đến việc đảm bảo an toàn phòng cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm… để cộng đồng cũng như chính quyền địa phương có căn cứ thực thi. Tuy nhiên, GS.TS Từ Thị Loan nhấn mạnh hơn đến vai trò của cộng đồng, bởi cộng đồng mới chính là người sát sao nhất để thực hành và điều chỉnh những hành vi trong lễ hội.
Lễ hội “Rước Vua Hùng về làng vui Xuân” tại Đình Cả, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, Phú Thọ. Ảnh: Đình Trung
Còn theo GS.TS Nguyễn Chí Bền - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia, Bộ tiêu chí bao trùm cho tất cả các lễ hội hơi rộng và hơi chung chung, chưa bám sát cấu trúc và không gian của một lễ hội truyền thống. Để có thể áp dụng được thì buộc các địa phương phải đưa ra các tiêu chí cụ thể của địa phương mình. Ông Nguyễn Chí Bền cho rằng, để Bộ tiêu chí thực sự bám sát vào đúng trọng tâm của các lễ hội truyền thống thì đơn vị xây dựng nên tham khảo thật kỹ ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, lễ hội.
Ở một góc nhìn khác, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ đánh giá, Bộ tiêu chí là công cụ điều chỉnh để lễ hội diễn ra một cách an toàn, văn minh. Tuy nhiên, đáng tiếc là Bộ tiêu chí này nặng về quản lý mà chưa đưa ra một kế hoạch về phát huy, phát triển lễ hội. Từ đó, ông Nguyễn Hùng Vĩ khuyến nghị, chúng ta nên có một kế hoạch rất cụ thể cho sự phát huy, phát triển của những di sản lễ hội.
“Việc quản lý là chức trách của cơ quan Nhà nước nên Bộ tiêu chí nghiêng về quản lý là dễ hiểu. Nhưng quy luật của cuộc sống cũng như lễ hội là phát triển và thời của chúng ta chỉ là một lát cắt trong sự phát triển chung. Trong lát cắt đó, chúng ta làm thế nào để tạo ra giá trị cho mai sau, đó là điều đáng lẽ cần được nhấn mạnh” - ông Nguyễn Hùng Vĩ nói.
Các chuyên gia văn hóa thống nhất rằng, lễ hội ra đời nhằm đáp ứng nhu văn hóa tinh thần của người dân bản địa; mỗi lễ hội đều mang ý nghĩa riêng gắn với truyền thống, đời sống tinh thần của chính địa phương đó. “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Vì thế, tổ chức lễ hội dứt khoát phải là việc của cộng đồng người dân bản địa. Để có được những mùa lễ hội văn minh, an toàn, không thể thiếu sự chung tay của cộng đồng, sự nghiên cứu bài bản, đầy đủ về lễ hội của nhà khoa học. Từ đó tìm ra giải pháp căn cơ, để làm sao “gạn đục khơi trong”, lan tỏa giá trị tốt đẹp và giảm thiểu tiêu cực tại các lễ hội… Về phía chính quyền, cần có những biện pháp quản lý lễ hội phù hợp với xu thế chung và không làm ảnh hưởng, dẫn đến sự biến mất của lễ hội với tư cách là một di sản do cha ông để lại.
Thế Vũ
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.
(CLO) Khi đang đi làm thì ông C. nhận được điện thoại của người quen báo nhà đang bị cháy. Trở về nhà, ông C. phát hiện nhà đã bị con trai đốt.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Xuất sắc đánh bại hàng loạt đối thủ, kỳ thủ Lê Quang Liêm giành chức vô địch Giải cờ vua trực tuyến hàng đầu thế giới Titled Tuesday.
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng” gây ấn tượng với những giai điệu sâu lắng, hình ảnh sân khấu được dàn dựng công phu.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.