(CLO) Đại dịch Covid-19 không chỉ thúc đẩy thương mại trực tuyến phát triển vũ bão hơn nữa, mà còn cho ra đời những loại hình mới. Dịch vụ mua ngay - trả sau (BNPL), một loại hình fintech (công nghệ tài chính) mới, hiện đang làm mưa làm gió tại các quốc gia châu Á.
Không tiền mặt, không tín dụng, không lãi suất
Đối với Marcus Khoo, nước hoa chưa bao giờ có trong danh sách mua sắm của anh ấy bởi nó khá đắt đỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ có tên Rely, Khoo có thể dễ dàng quyết định mua một loại sản phẩm giá 56 đô la Singapore (41 USD), bởi có thể trả góp và được thanh toán thành 4 đợi, với hai tuần một đợt và không có lãi suất.
Dịch vụ BNPL đang bùng nổ tại thị trường châu Á - Minh họa: SCMP
Khoo đã sử dụng phương thức mua sắm này này ba lần trong năm nay cho biết: “Tôi thích nó vì ban đầu tôi chỉ phải trả ít để có được một món đồ và không phải trả lãi suất, nó không giống như thẻ tín dụng hay các mô hình mua trả góp phức tạp khác”.
Rely là một trong số hàng chục nhà cung cấp loại hình dịch vụ mới này - được viết tắt là BNPL theo cụm từ “buy now, pay later” - đang mọc lên như nấm sau mưa trên khắp châu Á, được dự báo sẽ tăng gấp đôi thị phần trên thị trường thanh toán thương mại điện tử trong khu vực, từ 0,6% đến 1,3%.
Đây đang là phương thức thanh toán trực tuyến có tốc độ phát triển nhanh nhất ở một loạt quốc gia, bao gồm Úc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Có nghĩa, mô hình mua sắm trả sau này sẽ khiến thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, giao dịch tiền mặt và thẻ trả trước mất thị phần nhanh chóng tới đây.
Người mua sắm trực tuyến của Trung Quốc từ lâu đã quen với những gì được gọi là các khoản cho vay siêu nhỏ. Ant Group, một công ty con của tập đoàn Alibaba Group Holding, đã vận hành dịch vụ Huabei từ năm 2014, trong khi đối thủ JD.com ra mắt Baitiao cũng trong khoảng thời gian này.
Han Feng, một đối tác tại McKinsey ở Thượng Hải, cho biết: “Ngành công nghiệp mua ngay, trả sau ở Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua, mặc dù mọi người thường coi đó là hình thức cho vay vi mô trực tuyến”.
Các cơ quan quản lý internet của Trung Quốc đã tập trung điều chỉnh việc vay vi mô trực tuyến, khi đưa ra các quy tắc dự thảo vào tháng 11/2020 để xác định lại sự phát triển của fintech, yêu cầu các bên cho vay phải bỏ thêm vốn tự có để thực hiện các khoản vay mới.
Ảnh chụp màn hình của Rely, một ứng dụng điện thoại thông minh cung cấp dịch vụ mua ngay - trả sau (BNPL) - Ảnh: Bloomberg
Các sản phẩm cho vay vi mô trực tuyến của Trung Quốc khác với các dịch vụ BNPL ở phương Tây. Huabei, có nghĩa là “chỉ cần chi tiêu”, hoạt động giống như một thẻ tín dụng ảo cung cấp cho người vay khoản vay không lãi suất lên đến 40 ngày.
Một số dịch vụ kiểu này khác - như Maiya và Happay của LexinFintech - đang cung cấp các khoản vay BNPL không lãi suất. Hồng Kông, Singapore và phần còn lại của châu Á cũng đang nóng lên với BNPL.
Han Feng, một đối tác của McKinsey tại Thượng Hải nói: “Xu hướng cho vay vi mô trực tuyến đang chậm lại ở Trung Quốc, nhưng đối với một số thị trường Đông Nam Á, vẫn có cơ hội tăng trưởng tốt, đặc biệt là Thái Lan và Ấn Độ, những nơi thiếu thẻ tín dụng. Khu vực này bây giờ giống như giai đoạn đầu của thị trường Trung Quốc”.
Nhà đầu tư này cho biết thêm rằng các công ty fintech của Trung Quốc cũng đang đổ tiền vào Đông Nam Á. Ant Group sở hữu 6,3% Paytm của Ấn Độ và 39% Kakao Pay của Hàn Quốc, cả hai đều có dịch vụ BNPL.
Warren Hayashi, một giám đốc châu Á của công ty xử lý thanh toán Adyen của Hà Lan, cho biết: “Mặc dù việc thanh toán kỹ thuật số đã diễn ra trên toàn cầu từ lâu, nhưng cái thiếu trước đây chính là việc người mua có thể trả góp thành nhiều lần”.
Các dịch vụ BNPL đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong đại dịch Covid-19 toàn cầu, khi các quy tắc giãn cách xã hội đã thúc đẩy việc chuyển từ sử dụng tiền mặt sang thanh toán trực tuyến không tiếp xúc.
Arvin Singh, đồng sáng lập của dịch vụ BNPL, Hoolah ở Singapore, cho biết thế hệ Z - những người sinh từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2010 - là những người hứng thú nhất các dịch vụ BNPL.
Ra mắt vào năm 2018, Hoolah cung cấp dịch vụ BNPL tại Hồng Kông, Malaysia và Singapore thông qua các cửa hàng như Zalora, Klipsch và GNC. Công ty này từ chối tiết lộ số lượng người dùng của mình, nhưng trích dẫn mức tăng trưởng 400% về người dùng trong năm ngoái.
Singh phân tích: “Những người mua sắm này - từ 25 đến 35 tuổi - rất hiểu biết, họ coi trọng sự linh hoạt trong thanh toán. Dịch vụ này còn rất thích hợp cho những người có ít khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, như không thể làm được thẻ tín dụng”.
Rỗng túi? Không sao, cứ ra cửa hàng và lấy hàng về!
Không giống như loại hình mua trả góp truyền thống, dịch vụ BNPL là sản phẩm của Internet di động, cung cấp các khoản vay không tính lãi đối với các khoản tiền nhỏ, thường ở mức trung bình khoảng 100 USD.
Họ nhận được sản phẩm sau khi thanh toán đợt đầu tiên và sẽ trả góp thông qua một phần mềm hoặc ví điện tử mà không mất lãi suất. Người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến hoặc đến mua trực tiếp tại các cửa hàng, nơi mà họ chỉ cần thực hiện một động tác quét mã QR là có thể mang hàng về, dù không có tiền mặt và cũng chẳng có tiền trong tài khoản.
Đối với các đại lý bán hàng, các sản phẩm BNPL thường được các nhà cung cấp tính giá cao hơn. Nhưng các cửa hàng vẫn được hưởng lợi, bởi có nhiều hàng hóa hơn và có nhiều khách hơn. Nhà cung cấp BNPL còn chịu rủi ro về tài chính cho họ, tức trả trước đầy đủ cho người bán và xử lý việc trả nợ của người mua.
Atome, một nhà cung cấp BNPL của Singapore hoạt động tại 9 thị trường châu Á, tính phí người bán cao hơn từ 1 đến 3% giao dịch so với mức phí của công ty thẻ tín dụng.
Tổng giám đốc của Atome Hong Kong, Eric Yu, cho biết: “Chúng tôi chấp nhận rủi ro khi khách hàng không thanh toán. Đổi lại chúng tôi không mất các chi phí như tiếp thị, chứng từ và thẻ tín dụng…”. Kể từ khi thành lập vào năm 2019, Atome có 20 triệu người dùng ở Trung Quốc và Hồng Kông.
Theo dự báo của FIS-Worldpay, cơn sốt BNPL sẽ thu hút các ngân hàng truyền thống nhảy vào cuộc cạnh tranh, đơn giản họ không thể bỏ qua một thị trường có mức tăng trưởng tới 43% trong ít nhất 3 năm tới này.
Trong bối cảnh nhu cầu châu Á đang vươn lên trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng hàng đầu thế giới, các công nghệ tài chính mới đua nhau ra đời, nhắm vào những khách hàng trẻ như thế hệ Z, cho thấy một xu hướng tiếp cận mới trong hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến.
Bỏ qua những yếu tố rủi ro, các dịch vụ như BNPL có thể là một hình thức thúc đẩy tiêu dùng và xa hơn là kích thích nền kinh tế phát triển trong bối cảnh nhiều nước đang săn đón làn sóng "chi tiêu trả thù", một cách gọi cho việc mua sắm "điên cuồng" để khỏa lấp nỗi buồn vì các hạn chế Covid-19 đã ngăn cản các hoạt động tụ tập, mua sắm và du lịch...
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.