Mua sắm trang Thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu: Có dấu hiệu kê khai gian dối?

Thứ năm, 29/10/2020 10:56 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 3/10/2019, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La ký Thông báo số 643/TB-SYT giải quyết các nội dung phản ánh đối với việc thực hiện xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu. Trong đó, liệt kê một số trang thiết bị y tế, nguồn gốc xuất xứ…

Tuy nhiên, nội dung này không trùng với hồ sơ theo máy..

Cụ thể, thông báo số 643/TB-SYT nêu rõ, về trang thiết bị y tế mua sắm bằng hình thức xã hội hóa, có 6 máy. Trong đó, có 3 máy xuất xứ từ Hàn Quốc gồm; máy thiết bị Camera nội soi tai mũi họng, máy siêu âm màu; xuất xứ từ Nhật Bản có 1 máy là máy nội soi tiêu hóa; xuất xứ từ Đức có 1 máy là máy chụp cắt lớp; xuất xứ từ Trung Quốc có 1 máy là máy lưu huyết não Kỹ thuật số Doppler xuyên sọ.

Liên quan đến 6 máy được Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu (mua mới 100% theo nội dung của Thông báo 643/TB-SYT ngày 3/10/2020 – PV) mua sắm bằng hình thức xã hội hóa. Trong 6 máy đang sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu có 1 máy chụp cắt lớp nhãn hiệu Siemens được Sở Y tế tỉnh Sơn La xác nhận có nguồn gốc xuất xứ từ nước Đức (?)

Sở Y tế tỉnh Sơn La đổ lỗi “do soạn thảo văn bản đã ghi thành xuất xứ từ Đức”.

Sở Y tế tỉnh Sơn La đổ lỗi “do soạn thảo văn bản đã ghi thành xuất xứ từ Đức”.

Tuy nhiên, sau kiểm tra về tem mác trên máy và hồ sơ đi kèm theo máy chụp cắt lớp có nhãn hiệu Siemens thể hiện, máy này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, năm sản xuất 2017, năm sử dụng 2018, có đơn giá 6.499.000.000 VNĐ (sáu tỷ bốn trăm chín mươi chín triệu đồng chẵn), hóa đơn giá trị gia tăng thể hiện đơn vị bán hàng là Công ty TNHH Thiết bị vật tư tổng hợp Quốc tế có địa chỉ tại số 495 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.

Sau khi thông tin liên quan đến máy chụp cắt lớp đang được đặt và sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu được phản ánh. Ngày 9/10/2020, Sở Y tế đã có văn bản số 2054/SYT-TTr, thể hiện: Theo hồ sơ Thanh tra, hệ thống máy chụp cắt lớp điện toán SOMTOM SCOPE có hãng sản xuất Siemens –CHLB Đức, xuất xứ từ Trung Quốc. Tại thông báo số 643/TB-SYT ngày 03/10/2019, “do lỗi soạn thảo văn bản đã ghi thành xuất xứ từ Đức”

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích: Hiện nay quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/ 4/2018 của Bộ công thương quy định về xuất xứ hàng hóa.

Theo đó “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa… trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian.

Để tạo thuận lợi cho các hoạt động này, một số nước có quy định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gốc của nước xuất xứ. Dù giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng đều phải được tổ chức có thẩm quyền cấp.

Như vậy, để xác định xuất xứ hàng hoá từ một nước cụ thể thì phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Cơ quan có thẩm quyền cấp. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu và phân phối thương mại sản phẩm thì phải có các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa rõ nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì sản phẩm cũng phải ghi nhận các thông tin đầy đủ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Đối với sự việc Sở Y tế tỉnh Sơn La có dấu hiệu kê khai sai lệch về xuất xứ hàng hóa máy móc, thiết bị thì cần xem xét làm rõ động cơ, mục đích... Trường hợp, xét thấy việc kê khai là có ý đồ thì Cơ quan thanh tra của Bộ Y tế sớm vào cuộc xác minh, làm rõ để có hình thức xử lý phù hợp, có thể  bị kỷ luật, hoặc chuyển toàn bộ kết quả thanh tra sang Cơ quan Công an truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trước đó, trả lời báo chí về vấn đề xã hội hóa trong mua sắm trang thiết bị y tế, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, Nhà nước cần xem xét lại một số vấn đề xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Đầu tiên là con người, con người phải đặt lên hàng đầu đó là y đức của đội ngũ thầy thuốc; Việc kết hợp với các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị, thuốc với các cơ sở y tế phải xem xét lại sự minh bạch, rõ ràng, công khai….

Những thiết bị y tế hay những viên thuốc phải qua một hội đồng để kiểm tra thẩm định giá công khai, phải có đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ giỏi để làm công việc trên. Xã hội hóa là cần thiết nhưng phải điều chỉnh lại hoạt động xã hội hóa cho nề nếp đảm bảo lợi ích  cho Nhà nước và người dân”.

Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, công tác xã hội hóa đúng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước là lo cho toàn dân, chăm sóc y tế cho người dân, chăm sóc sức khỏe tốt thì người dân sẽ tôn sùng, trân trọng đội ngũ thầy thuốc.

Bản thân người dân không thể tự cứu chữa bệnh cho mình mà chỉ có đội ngũ thầy thuốc mới có thể làm được điều đó. Tôi cho rằng đây là vấn đề rất hệ trọng và cũng rất tự trọng. Thầy thuốc và thầy giáo là 2 người thầy được xã hội đánh giá rất cao. Người có chức cao vọng trọng đến đâu khi gặp thầy giáo của mình vẫn xưng là thầy; người dân nào gặp bác sĩ, thầy thuốc vẫn gọi là bác sĩ từ đó cho thấy thể hiện tấm lòng của người dân” - Đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh

Báo Nhà báo và Công luận đề nghị Thanh tra Bộ Y tế, Công an cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ sự việc, nếu thấy sai phạm phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, tránh gây bức xúc cho dư luận.

Đắc Nguyên

Tin khác

Vi phạm xây dựng ngang nhiên tồn tại, trách nhiệm chính quyền ở đâu?

Vi phạm xây dựng ngang nhiên tồn tại, trách nhiệm chính quyền ở đâu?

(CLO) Công trình vi phạm trật tự xây dựng, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân nhưng không được UBND phường Mễ Trì, UBND quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội) xử lý triệt để đặt ra dấu hỏi lớn về trách nhiệm của chính quyền cơ sở, liệu có hay không sự “bao che” cho vi phạm?

Điều tra
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao Hà Tĩnh xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao Hà Tĩnh xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

(NB&CL) Sau thời gian dài được xây dựng, nhiều hạng mục tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao Hà Tĩnh đã xuống cấp, khuôn viên nhếch nhác. Vận động viên phải tập luyện trong phòng tập, nhà để xe cũ kỹ, dột nát nên cần sớm được đầu tư, nâng cấp.

Điều tra
Tam Dương (Vĩnh Phúc): Tập đoàn đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam ngang nhiên xây dựng không phép, chính quyền xử lý thiếu quyết liệt!

Tam Dương (Vĩnh Phúc): Tập đoàn đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam ngang nhiên xây dựng không phép, chính quyền xử lý thiếu quyết liệt!

(NB&CL) Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam tổ chức thi công xây dựng công trình khủng trên diện tích hàng nghìn mét vuông với mục đích đào tạo lái xe ô tô mà không xin cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, từ khi phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đến nay đã hơn 2 năm, vi phạm chưa bị xử lý một cách quyết liệt.

Điều tra
Bài 5: Bao giờ chính quyền thành phố Lạng Sơn xử lý được vi phạm tại Khu sinh thái Dunals?

Bài 5: Bao giờ chính quyền thành phố Lạng Sơn xử lý được vi phạm tại Khu sinh thái Dunals?

(CLO) UBND TP Lạng Sơn cho biết, cơ quan này vẫn đang đôn đốc UBND xã Mai Pha kiểm tra, lập hồ sơ để làm căn cứ xử lý vi phạm tại Khu sinh thái Dunals do bà Ngô Thị Nam làm chủ đầu tư. Vậy câu hỏi đặt ra là: Bao giờ chính quyền thành phố Lạng Sơn xử lý được vi phạm này?

Điều tra
Công ty Phù Sa Đỏ nâng vốn điều lệ 30 tỉ lên 120 tỉ đồng, Chủ tịch bán ‘khống’ cổ phần, chiếm đoạt tiền tỉ

Công ty Phù Sa Đỏ nâng vốn điều lệ 30 tỉ lên 120 tỉ đồng, Chủ tịch bán ‘khống’ cổ phần, chiếm đoạt tiền tỉ

(CLO) HĐXX buộc Cty Phù Sa Đỏ ghi nhận tư cách cổ đông của bà Lê Thị H. theo số cổ phần hơn 1,9 triệu, chiếm 16,1% vốn điều lệ 120 tỉ. Riêng số cổ phần mà ông Nguyễn Quang Hải tự ý bán vượt quyền sở hữu trị giá hơn 8,2 tỉ, nếu đôi bên không thương lượng thì có quyền khởi kiện tiếp.

Điều tra