Hà Tĩnh:

Mùa xuân ghé thăm làng rượu nếp Thanh Lạng

Thứ tư, 19/01/2022 07:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Màu rượu trong veo, khi rót ra vòng cườm nổi lên quanh chén, thoang thoảng mùi thơm của lúa nếp, trôi tuột qua cổ họng rồi mà đầu lưỡi vẫn còn lưu lại vị cay, êm nồng nàn - đó chính là hương vị đặc trưng được tạo nên từ làng rượu nếp Thanh Lạng, thuộc xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ.

Những ngày giáp Tết Nhâm Dân, khi tiết trời se se lạnh, đào mai chúm chím hé nụ, ghé mảnh đất Thanh Lạng (xã Đức Thanh cũ. Nay là xã Thanh Bỉnh Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đâu đâu người ta cũng bắt gặp cảnh người dân đang tất bật chẻ củi, đắp lò nấu rượu phục vụ dịp Tết. Với miền quê được mệnh danh là “đất rượu” này, Tết dường như đến sớm hơn mọi nơi.

mua xuan ghe tham lang ruou nep thanh lang hinh 1

Rượu Thanh Lạng có hương vị đặc trưng, thơm ngon là nhờ nguồn nước quý dùng để nấu rượu được thiên nhiên ban tặng

Để tạo ra được thành phẩm là những hũ rượu Tết thơm ngon, đòi hỏi người nấu phải trải qua không ít công đoạn tỉ mỉ, phức tạp. Rượu Thanh Lạng được nấu từ gạo nếp lứt và men thuốc Bắc. Gạo nếp chỉ xay qua lớp vỏ trấu, giữ nguyên lớp cám bọc bên ngoài, hạt săn, tròn, mẩy, nấu lên có độ dẻo nhất định. Gạo nếp sau khi sàng sảy sạch sẽ được mang đi nấu với nước sạch tinh khiết. Cơm nếp nấu xong được dàn đều ra một cái nia lớn cho nguội. Có lẽ vì hạt nếp ngon và vị ngọt đặc biệt của nước vùng này, mà cơm nếp nấu rượu ở đây sau khi chín bốc mùi thơm lừng, vị dẻo ngọt bùi bùi khiến nhiều lần khách tứ xứ đến chơi không nhịn được phải xin vài bát để ăn thử.

Trong khi chờ cơm nếp nguội, người ta tiến hành giã nhỏ men thuốc Bắc, sàng lấy phần bột trắng, mịn, chờ khi cơm nguội mới tiến hành rắc đều lên cơm. Cơm lên men mở ra có mùi thơm và ngọt thì cho vào chum, đổ thêm nước lấy từ giếng khơi rồi buộc chặt miệng ủ tiếp. Sau khi ủ khoảng 7 ngày ở chum thì tiến hành chưng cất rượu.

Quá trình nấu không được để lửa quá to hoặc quá nhỏ vì như vậy sẽ làm mất đi độ ngon của rượu. Dụng cụ nấu rượu gồm một nồi lớn, không cần vung, bên trên nồi này là một chậu lớn có ống dẫn rượu ra ngoài. Trong chậu phải có nước thường xuyên để giữ lạnh. Hơi rượu bốc lên từ nồi dưới, gặp lạnh ở đáy chậu đựng nước lạnh phía trên, sẽ hóa lỏng theo vòi chảy ra ngoài, được hứng vào chai, can thành rượu nguyên chất.

Chị Nguyễn Thị Lan - một người dân Thanh Lạng cho biết: “Nếu như ngày trước, chúng tôi cứ 10 đến 20 phút phải đi xách một xô nước lớn để thay vào chậu giữ lạnh thì ngày nay nhà nào cũng đã có hệ thống vòi bơm nước trực tiếp vào nồi, không phải vất vả như trước nữa”.

mua xuan ghe tham lang ruou nep thanh lang hinh 2

Cơm nếp nấu xong thì được dàn đều ra một cái nia lớn cho nguội

mua xuan ghe tham lang ruou nep thanh lang hinh 3

Trong khi chờ cơm nếp nguội, người ta sẽ giã nhỏ men thuốc Bắc, sàng lấy phần bột men để rắc đều lên cơm.

Vùng quê Thanh Lạng chính là một minh chứng cho câu nói “Đức Thọ gạo trắng nước trong”. Bởi mặc dù cùng bí quyết nấu rượu như một số nơi, nhưng rượu Thanh Lạng có hương vị đặc trưng, thơm ngon hơn hẳn, đó chính là nhờ nguồn nước quý dùng để nấu rượu được thiên nhiên ban tặng mà chỉ vùng đất này mới có. Người xứ khác thường nói rằng, con gái Thanh Lạng có làn da trắng, mịn màng cũng nhờ lớn lên từ nguồn nước này.

Sau khi cất xong một nồi rượu, rượu được rót vào chum để nhiều ngày mới bán, lúc này rượu đạt đến độ thơm ngon nhất định, khi uống êm, đọng vị ngọt đầu lưỡi. Ngày nay có hàng trăm loại rượu xuất hiện trên thị trường nhưng nhờ cái tâm của người nấu rượu và sự cần cù, chịu khó của người dân, rượu Thanh Lạng vẫn được nấu bằng phương pháp thủ công truyền thống và giữ được vị thơm ngon vốn có.

Cái hay của rượu nếp Thanh Lạng là khi uống không bị cái nóng bốc phừng phừng lên mặt hay bị đau đầu. Bởi người nấu dùng loại men chuẩn và không sử dụng các chất độc hại để pha trộn. Đồng thời, khi những chai rượu đầu tiên được hóa lỏng chảy ra, người dân đưa đổ bỏ rồi hứng lấy những nước sau đó để đảm bảo lấy được loại rượu uống vào đỡ tổn hại sức khỏe. Họ càng không pha loãng với nước trắng để kiếm lời mà vẫn giữ lại vị nguyên chất của từng chai rượu.

Uống rượu nếp Thanh Lạng không thể vội mà phải nhẩn nha, vừa uống vừa nghe chất rượu từ từ chuyển vần trong cơ thể, vị cay nồng cứ nhấn nhá mãi trong miệng khiến người ta uống rồi lại muốn uống thêm. Một cái đặc biệt của rượu nếp Thanh Lạng nữa là dù trải qua nhiều công đoạn, dùng loại nếp, men tốt và nguồn nước sạch như thế nhưng giá rượu rất rẻ. Bởi người dân nơi đây muốn duy trì làng nghề truyền thống, muốn ai cũng được một lần thưởng thức chén rượu đậm tình quê Đức Thọ. Dù người đến nhà mua trực tiếp hay người dân đi nhập ở vùng khác, giá cũng chỉ 30 ngàn đồng một lít cho rượu thường, và 35 ngàn đồng một lít cho loại đặc biệt nhất, chẳng ai tính đến tiền xăng xe hay phí vận chuyển rượu.

mua xuan ghe tham lang ruou nep thanh lang hinh 4

Quá trình nấu rượu không được để lửa quá to hoặc quá nhỏ, vì như vậy sẽ làm mất đi độ ngon của rượu.

Những ngày giáp Tết này đến Thanh Lạng, không hiếm thấy cảnh tượng người dân chở từng can rượu tết đi nhập bán hoặc đóng can gửi cho người thân. Rượu Thanh Lạng cứ thế mà đi khắp miền Trung, vào Nam, ra Bắc. Bà con Thanh Lạng xa xứ cứ tết đến xuân về là lo bảo người nhà chuyển gửi rượu quê mà không hề dùng một loại rượu nào khác để nhấm nháp, bởi chẳng còn ở đâu có vị rượu đậm đà như vậy. Gần Tết ra nhà thờ họ, ngoài thi đồ xôi, thi làm gà, một phần không thể thiếu ở Thanh Lạng đó chính là thi rượu. Họ thi xem rượu nhà ai ngon nhất, thơm nhất. Bởi, với người dân ở làng rượu truyền thống này, giành được giải cao về rượu chính là phần thưởng đáng tự hào nhất, bởi điều đó chứng minh cái nghề của họ đã thực sự “chín” và họ đã biết giữ gìn, phát huy bí quyết nghề của cha ông.

Tết đến, xuân về, còn gì tuyệt vời hơn khi được trở về sum vầy bên người thân, uống cạn chén rượu nồng Thanh Lạng, tâm tình về những vui buồn suốt một năm qua. Nếu có dịp ghé qua, bạn nhớ một lần nếm thử rượu nơi đây để thưởng thức chút tình, chút nghĩa của bà con Thanh Lạng nhé. Bởi đối với họ, rượu nếp không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn giúp gắn kết những con người xa lạ lại gần nhau để trở thành tri kỷ như câu thơ ngàn đời ở đây:

“Rượu nồng Thanh Lạng từ lâu

Ấy ai tri kỉ nghiêng bầu đợi ai”

Trần Phong

Bình Luận

Tin khác

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống