Mục tiêu năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp

Thứ năm, 22/08/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến nay mới có 160 công ty hoàn thành sắp xếp, chuyển sang hoạt động theo mô hình, đạt 62,5%. Việc sắp xếp là giai đoạn đầu, để các mô hình nông, lâm nghiệp hoạt động sẽ có sự đổi mới, phát triển và hiệu quả.

Quang cảnh buổi tọa đàm về Mô hình sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả họat động của công ty nông, lâm nghiệp. Ảnh: Sơn Tùng

Quang cảnh buổi tọa đàm về Mô hình sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả họat động của công ty nông, lâm nghiệp. Ảnh: Sơn Tùng

Tại buổi tọa đàm về mô hình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức diễn ra ngày 21/8 tại Hà Nội, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, Thủ tướng đã phê duyệt phương án tổng thể đối với 56 công ty nông, lâm nghiệp theo 6 mô hình sắp xếp, như chuyển thành công ty cổ phần, chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chuyển thành ban quản lý rừng, hoặc giải thể…

Bộ NN&PTNT đánh giá, việc sắp xếp, chuyển đổi mô hình của các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp hiện nay còn chậm, gặp rất nhiều khó khăn.

Mục tiêu đề ra là sẽ tập trung hoàn thành sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW; phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2020.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đánh giá, quá trình đổi mới, sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp thời gian qua rất tích cực và đặt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản sắp xếp xong các công ty nông, lâm nghiệp là khả thi.

Phương án tổng thể được thực hiện đối với 40 địa phương, đơn vị và 256 công ty nông, lâm nghiệp (bao gồm cả tám công ty thuộc Bộ Quốc phòng, bốn công ty của tổ chức chính trị - xã hội) đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt theo 6 mô hình sắp xếp. Phương án tổng thể thành phố Hà Nội chưa được phê duyệt, do địa phương đề nghị thay đổi mô hình sắp xếp.

Với 6 mô hình sắp xếp thì Các công ty đã hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới là 160 công ty, đạt 62,5%. Bao gồm mô hình công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 19 công ty, đạt hơn 90%;

Cùng với đó, mô hình công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích 59 công ty, đạt hơn 98%.

Các công ty đang thực hiện, dự kiến hoàn thành sắp xếp trong năm 2019 chuyển sang hoạt động theo quy định pháp luật theo mô hình mới là 69 công ty, bằng gần 30% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Tính đến 30/6/2019, cả nước còn 27 công ty chưa thực hiện hiện sắp xếp, chiếm hơn 10% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, kết quả ban đầu quan trọng tạo sự chuyển biến mới về quản lý các công ty nông, lâm nghiệp theo cơ chế thị trường.

Nhiều địa phương, doanh nghiệp thực hiện đạt kết quả tốt như Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Định, Kiên Giang, Quảng Nam, Kon Tum, Long An, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị xây dựng phương án tổng thể chưa rà soát toàn diện, nên sau khi phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp tục đề nghị điều chỉnh mô hình sắp xếp làm chậm tiến độ như Quảng Ninh, Nghệ An, Cà Mau, Hà Nội, Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

Việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp còn chậm, nhất là đối với sắp xếp theo mô hình thành lập công ty trách nhiện hữu hạn hai thành viên trở lên như Bà Rịa-Vũng Tàu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bình Thuận, Bắc Giang, Tổng công ty Cà phê Việt Nam và giải thể như Yên Bái, Quảng Ngãi, Tổng công ty Càphê Việt Nam…

Từ thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết nếu nhà nước không nắm cổ phần chi phối thì không chọn được nhà đầu tư chiến lược theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, việc xử lý tồn tại sau cổ phần hóa rất khó, bởi nếu nhà nước không được chọn nhà đầu tư chiến lược thì rất khó thay đổi được phương án sản xuất kinh doanh. Còn nếu nhà nước nắm trên 51% sẽ lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược, nhưng nhà đầu tư lại không mặn mà.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ NN&PTNT thời gian tới trong quá trình thực hiện, đánh giá kỹ hơn bốn thành tố quan trọng trong quá trình này là sắp xếp, đổi mới, phát triển, sản xuất hiệu quả.

“Sắp xếp chỉ là giai đoạn đầu, vấn đề là sẽ đổi mới, phát triển và hiệu quả cuối cùng đạt được là điều quan trọng," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới cần rà soát, nghiên cứu kỹ để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình sắp xếp như phá sản đối với công ty lâm nghiệp. Nếu không cho phá sản thì cần nghiên cứu cơ chế tài chính đặc thù để xử lý tắc nghẽn khi giải thể.

Với trường hợp cổ phần hóa, quy định trường hợp nào nhà nước nên nắm giữ chủ yếu vốn cổ phần, trường hợp nào có thể bán hết và trường hợp nào cần giữ đủ để có quyền phủ quyết cần tính toán kỹ. Vấn đề này sẽ dành quyền ưu tiên cho các địa phương đề xuất.

PV

Tin khác

Trung Quốc: Tầng lớp trung lưu trầm cảm khiến ngành tư vấn tâm lý kiếm bộn

Trung Quốc: Tầng lớp trung lưu trầm cảm khiến ngành tư vấn tâm lý kiếm bộn

(CLO) Trong vài năm qua, cố vấn tâm lý Huang Jing đã chứng kiến công việc kinh doanh của cô phát đạt gấp nhiều lần.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ước tính IDP thu về hơn 262 tỷ đồng từ 56.230 chứng chỉ IELTS cấp 'lậu'

Ước tính IDP thu về hơn 262 tỷ đồng từ 56.230 chứng chỉ IELTS cấp 'lậu'

(CLO) Thanh tra Bộ GD&ĐT đã kết luận Công ty IDP đã tổ chức thi và cấp 56.230 chứng chỉ IELTS trước thời điểm được Bộ GD&ĐT cho phép liên kết. Với lượng chứng chỉ này, ước tính IDP thu về hơn 262 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng giảm gần 1.500 đồng/lít từ 15h hôm nay

Giá xăng giảm gần 1.500 đồng/lít từ 15h hôm nay

(CLO) Từ 15h chiều nay (9/5), giá xăng trong nước giảm mạnh, dao động từ 1.290 - 1.410 đồng/lít (tùy loại).

Thị trường - Doanh nghiệp
Nợ toàn cầu đạt kỷ lục 315 nghìn tỷ USD

Nợ toàn cầu đạt kỷ lục 315 nghìn tỷ USD

(CLO) Một nghiên cứu cho thấy, thước đo chính về nợ thế giới tiếp tục leo thang khi nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 315 nghìn tỷ USD trong quý đầu tiên của năm, được thúc đẩy bởi hoạt động vay mượn ở các thị trường như Mỹ và Nhật Bản.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mở văn phòng tại Hàn Quốc, CMC cạnh tranh theo cách tạo giá trị cho khách hàng

Mở văn phòng tại Hàn Quốc, CMC cạnh tranh theo cách tạo giá trị cho khách hàng

(CLO) Nhân sự kiện CMC ra mắt văn phòng mới tại Hàn Quốc ngày 8/5/2024, “thuyền trưởng” CMC - người nổi tiếng với phong cách sống và làm việc kỷ luật, sáng tạo và tốc độ đã có những chia sẻ về tư duy và chiến lược chinh phục thị trường toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp