Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 6 - 6,5%: “Hoàn toàn khả thi!”

Thứ hai, 03/01/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt mục tiêu năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt khoảng 6 - 6,5%. Các chuyên gia kinh tế đều đồng thuận, mục tiêu này hoàn toàn khả thi.

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2021: Không hoàn toàn u tối

Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam. Các chỉ số tăng trưởng kinh tế đều không đạt được mục tiêu đã đề ra. Thậm chí, trong quý III/2021, lần đầu tiên GDP Việt Nam ghi nhận ở mức tăng trưởng âm, giảm 6,17%.

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2021 không hoàn toàn u tối. Trên thực tế, một số ngành như nông nghiệp, công nghiệp, FDI, xuất nhập khẩu vẫn có sự tăng trưởng ấn tượng.

Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 483 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, vốn đầu tư FDI đăng ký mới vẫn tăng đáng kể và tăng trưởng GDP dương trong 9 tháng năm 2021 đã góp phần tạo nên một triển vọng tươi sáng hơn cho nền kinh tế Việt Nam.

muc tieu tang truong gdp nam 2022 khoang 6  65 hoan toan kha thi hinh 1

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2022.

Thậm chí, kể từ khi Chính phủ thay đổi chính sách về COVID-19 từ tháng 10/2021, nền kinh tế đã nhanh chóng mở cửa trở lại và quá trình chuyển đổi sang kỹ thuật số đã bắt đầu. Hiện tại, Chính phủ đang lên kế hoạch cho một gói hỗ trợ mới để phục hồi kinh tế, đồng thời cũng đã áp dụng công nghệ trong việc kiểm soát COVID-19.

Tất cả những yếu tố này sẽ trở thành một chất xúc tác, hỗ trợ kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm 2022.

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 6 - 6,5% hoàn toàn khả thi

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt mục tiêu năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt khoảng 6 - 6,5%.

Nhận định mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2022 do Chính phủ đề ra, hầu hết giới học giả, chuyên gia kinh tế đều tin tưởng con số 6 - 6,5% là hoàn toàn khả thi.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, TS. Phạm Chi Lan - nguyên Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Trong năm 2022, nhiều nền kinh tế sẽ phục hồi, trong đó có cả những “bạn hàng” truyền thống của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, hay châu Âu.

Nhờ đó, kim ngạch xuất nhập khẩu và FDI vẫn sẽ có dư địa tăng trưởng trong năm 2022 và tạo ra xung lực lan tỏa cho nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Ông Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế.

Kịch bản thứ nhất, nếu dịch bệnh được khống chế hoàn toàn, GDP cả năm có thể đạt được 6,7%. Kịch bản thứ hai, Việt Nam chưa khống chế được dịch hoàn toàn, nhưng công tác kiểm soát được cải thiện, GDP cả năm có thể đạt được 5,8%.

Cuối cùng, kịch bản xấu nhất, nếu dịch bệnh vẫn khó đoán, biến chủng mới lây lan, các đối tác thương mại phục hồi chậm hơn kỳ vọng, có thể GDP cả năm đạt được mức thấp nhất khoảng 4,5%.

Bên cạnh đó, trong năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP khá chậm. Vì vậy, việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2022 là 6 - 6,5% là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, TS. Phạm Chi Lan cho rằng, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách.

Thứ nhất, dịch bệnh trong năm 2022 phải được kiểm soát. Tất nhiên, việc đưa nền kinh tế vào trạng thái “ZERO-COVID” là rất khó. Bởi, mỗi ngày trôi qua, tình hình dịch bệnh lại có chiều hướng phức tạp, thế giới không ngừng xuất hiện các biến chủng mới.

Vì vậy, việc kiểm soát dịch bệnh ở đây, có nghĩa là ngăn chặn tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Đồng thời, Chính phủ cũng cần có thêm những giải pháp khác để sống chung với dịch bệnh.

“Nếu đặt ra sống chung an toàn với COVID-19, chúng ta không nên giãn cách xã hội quá rộng như trước. Thay vào đó, các địa phương có dịch phong tỏa hợp lý, ở quy mô hẹp. Điều này vừa giữ được an toàn trong phòng chống dịch, vừa đảm bảo cho phát triển kinh tế”, TS. Phạm Chi Lan nói.

Thứ hai, liên quan tới các chính sách và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động cần kịp thời, đúng đối tượng và đúng thời điểm.

TS. Phạm Chi Lan thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Trong năm 2021, lãnh đạo cao nhất của Quốc hội, Chính phủ đã thừa nhận rằng, các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tuy nhiều, nhưng hiệu quả chưa cao.

“Trong giai đoạn này, cả doanh nghiệp và người dân, người lao động đều kiệt quệ. Không những vậy, doanh nghiệp và người lao động đang có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng kép, vừa phải căng mình chống dịch, vừa phải đối mặt với rủi ro lạm phát, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng phi mã. Nếu không hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thì rất khó để doanh nghiệp và người lao động vực dậy. Điều này sẽ ảnh hưởng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2022”, bà Lan phân tích.

Thứ ba, liên quan tới thị trường toàn cầu. Theo bà Phạm Chi Lan, hiện nay, thế giới, ngay cả những siêu cường kinh tế vẫn đang lo sợ đại dịch COVID-19 sẽ quay trở lại. Đặc biện, các biến chủng mới phát hiện gần đây, có tốc độ lây lan còn nhanh hơn chủng Delta sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, kinh tế thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều “di chứng” sau dịch, đơn cử như khủng hoảng nhiên liệu, một số quốc gia đứng trên bờ vực vỡ nợ, trong đó có cả một số quốc gia là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam,... Tất cả những yếu tố này đều tác động không tốt đối với nền kinh tế trong nước.

TS. Phạm Chi Lan cho rằng, Nghị quyết Đại hội Đảng hay nhiều Nghị quyết khác đều khẳng định, thế giới bất ổn là nhân tố không lường trước được. Dù Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế thế nào, cũng đều có rủi ro không thể hoàn thành.

Vì vậy, TS. Phạm Chi Lan Lan nhận định, thay vì đặt ra một chỉ tiêu cứng, Chính phủ nên xem xét đưa ra nhiều kịch bản phát triển kinh tế dựa trên tình hình thực tế trong nước và thế giới. Từ những kịch bản đó, chúng ta mới có kế hoạch xây dựng những giải pháp cụ thể cho từng kịch bản.

muc tieu tang truong gdp nam 2022 khoang 6  65 hoan toan kha thi hinh 2

Kinh tế năm 2022 được các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng khả quan.

Những giải pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong năm 2022

Trước những diễn biến bất ngờ của dịch bệnh, các chuyên gia kinh tế trong nước đều đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Một trong những yếu tố quan trọng, chính là tổng cầu tiêu dùng nội địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2021, và đầu năm 2022 sẽ là một xung lực hỗ trợ kinh tế hồi phục.

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng nội địa chiếm tới 70% - 80% trong cơ cấu GDP. Vì vậy, nếu các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho kinh tế mở cửa trở lại, không ngăn sông, cấm chợ sẽ là một yếu tố hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng.

Trong khi đó, PGS.TS Lê Xuân Bá - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, ngoài việc thúc đẩy thị trường nội địa, Chính phủ nên có thêm một số gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư công.

Điều quan trọng nhất, PGS.TS Lê Xuân Bá nhấn mạnh đó chính là phải đẩy mạnh chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số. Trong đó, kinh tế số cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có. Đơn cử như trước đây, người dân mang hàng ra chợ bán thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người trong khu vực địa lý hạn chế của mình. Còn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng triệu người, trên toàn thế giới.

Yến Trang

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô