Mục tiêu tới năm 2022 sẽ không có tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài

Thứ năm, 23/09/2021 08:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mục tiêu trong năm 2021 giảm thiểu ít nhất 40% số tàu cá vi phạm, đến năm 2022 chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.

Xử phạt hàng chục tỷ đồng liên quan tới khai thác IUU

Thủy sản là một trong những thế mạnh của kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây,  tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,3 - 8,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8,5 - 8,9 tỷ USD, giá trị sản xuất đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng. 

Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, sự hiện diện của ngư dân Việt Nam trên các vùng biển đã giải quyết sinh kế cho khoảng 1 triệu ngư dân lao động trực tiếp trên biển và khoảng 4 triệu lao động gián tiếp ven biển.

muc tieu toi nam 2022 se khong co tau ca viet nam vi pham vung bien nuoc ngoai hinh 1

Mục tiêu tới năm 2022 sẽ không có tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.

Đồng thời, ngành thủy sản góp phần rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém chưa khắc phục được và chưa đáp ứng được xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). 

Do đó, ngày 23/10/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã cảnh báo “Thẻ vàng” đối với các sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu (EU) với lý do chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về chống khai thác IUU.

Qua gần 4 năm chống khai thác IUU, gỡ “Thẻ vàng”, cơ quan chức năng đã đạt được một số thành công nhất định.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương.

Trong khi đó, tình trạng tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển các nước, tuy có giảm nhưng chưa vững chắc.

Từ đầu năm đến ngày 31/8/2021, xảy ra 43 vụ, 69 tàu và 542 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý giảm 21 vụ, 35 tàu so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, đã xác định vi phạm vùng biển nước ngoài, gồm 26 vụ, 42 tàu, 344 ngư dân giảm 12 và 23 tàu so với cùng kỳ năm 2020

 Bị bắt giữ tại khu vực chồng lấn, vùng nước lịch sử, chưa rõ tọa độ bắt giữ: 17 vụ, 27 tàu, 198 ngư dân giảm 9 vụ, 15 tàu, 121 ngư dân so với cùng kỳ năm 2020.

Các địa phương có vụ việc vi phạm đã giảm đáng kể so với trước như: Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Tiền Giang…

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chức năng đã xử phạt hàng nghìn trường hợp khai thác IUU không đúng quy định, với tổng số tiền xử phạt lên tới hàng chục tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2020, các địa phương đã xử phạt 2.468 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 62 tỷ đồng. Trong đó, tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, 66 vụ, với số tiền gần 35,5 tỷ đồng. 81 vụ vi phạm về VMS, số tiền là gần 2,9 tỷ đồng, 1 vi phạm về giấy phép khai thác, phạt 700 triệu đồng;...

Trong khi đó, từ đầu năm 2021 đến nay, các địa phương đã xử phạt 1.527 vụ với tổng số tiền xử phạt là 13,67 tỷ đồng.

Một số tỉnh bước đầu đã xử phạt các tàu vi phạm vùng biển nước ngoài như: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận… Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính đối với các vi phạm về khai thác IUU chưa thật sự nghiêm minh, đặc biệt là xử phạt đối với hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài với tỉ lệ các vụ việc được xử lý còn rất thấp so với thực tế.

Tình trạng khai thác thủy sản trái phép tại Kiên Giang vẫn chưa chuyển biến

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, phía EC đã đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các giải pháp chống khai thác IUU.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cho nhiệm vụ chống khai thác IUU, như chưa ngăn chặn, chấm dứt được tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bến Tre, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang chưa có chuyển biến; phía EC khẳng định không gỡ “Thẻ vàng” nếu còn trường hợp vi phạm.

muc tieu toi nam 2022 se khong co tau ca viet nam vi pham vung bien nuoc ngoai hinh 2

Bên cạnh đó, chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, các tỉnh có tỷ lệ lắp đặt thiết bị VMS còn thấp, công tác thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi khai thác IUU còn rất thấp so với các vụ việc vi phạm.

Việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, kiểm soát sản lượng thủy sản qua cảng nhiều địa phương tổ chức thực hiện chưa đảm bảo độ tin cậy, còn mang tính chất đối phó như tại các tỉnh: Thái Bình, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nam Định, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh…

Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển đề nghị các Bộ, ngành địa phương phối hợp nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Trong đó mục tiêu trong năm 2021 giảm thiểu ít nhất 40% số tàu cá vi phạm, đến năm 2022 chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh, các địa phương, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, Bến Tre…đặc biệt là Kiên Giang phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các Bộ, Ban Ngành liên quan triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp để ngăn chặn, xử lý dứt điểm tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Người đứng đầu của các Bộ, Ban, Ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương đề cao trách nhiệm, trực tiếp chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, sâu sát hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, để công tác phòng, chống khai thác IUU trên lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách, đạt kết quả cao theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo quốc gia về IUU; coi đây là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách tại địa phương.

Nguyệt Hồ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô