Nhà báo Đồng Viết Thắng - Báo Tây Ninh:

Muốn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, người làm báo phải đọc nhiều, rất nhiều

Thứ ba, 28/06/2022 12:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo Đồng Viết Thắng - Báo Tây Ninh, một cây bút chính luận xuất sắc, được nhiều giải báo chí khác nhau, năm nay anh cùng Nguyễn Thị Phương Thuý đoạt Giải C giải Báo chí Quốc gia 2021 với loạt bài “Tôn giáo trong lòng dân tộc, vì dân tộc” ở nội dung Giải Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in).

Để hiểu rõ hơn về quá trình làm nghề cũng như đằng sau những giải thưởng mà nhà báo Đồng Viết Thắng đã có được, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có buổi trò chuyện với anh. 

Làm báo ở địa phương có cơ hội thường xuyên tiếp xúc với người dân, với cơ sở

+ Làm báo ở địa phương nhưng lại đoạt khá nhiều giải thưởng cao quý nhiều năm nay như Giải Búa liềm vàng, Giải báo chí Quốc gia,... Anh có thể chia sẻ đôi điều về những kinh nghiệm để có được những thành quả ấy, thưa nhà báo?

Nhà báo Đồng Viết Thắng nhận Giải Búa Liềm vàng

Nhà báo Đồng Viết Thắng nhận Giải Búa Liềm vàng

Tôi đoạt giải Búa liềm vàng 2 năm liên tục, Giải báo chí về thông tin đối ngoại, năm nay là Giải báo chí Quốc gia và một số giải thưởng khác… Trong những ngày tháng tác nghiệp, tôi thấy rằng, làm báo ở địa phương thuận lợi ở chỗ người làm báo có cơ hội, gần như thường xuyên tiếp xúc với người dân, với cơ sở để tìm hiểu, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, mong mỏi của người dân đối với đất nước, với chế độ. Điều đó đem lại nhiều thông tin hữu ích đối với người làm báo.

Nhưng làm báo ở tỉnh lẻ cũng có những hạn chế, nhất là khi viết về đề tài có tính lý luận, tính phổ quát, tính hàn lâm vì ở địa phương thiếu đội ngũ chuyên gia trong một số lĩnh vực để người làm báo tham khảo ý kiến.

Tuy nhiên, để viết tốt về thể loại chính luận, ngoài sở trường riêng, phóng viên cần có kiến thức nền, đọc nhiều, tìm hiểu nhiều, khả năng tổng hợp, đối chiếu, phân tích, đánh giá thông tin phải thật sự xuất sắc.

Sự xuất hiện của báo điện tử và mạng xã hội khiến cho dòng chảy thông tin trở nên dễ dàng hơn, bởi tính chất toàn cầu, không biên giới. Lợi dụng sự phát triển của công nghệ và nền tảng mạng xã hội, không ít người, xuất phát từ nhiều động cơ, nguyên nhân khác nhau, lúc âm thầm, khi ào ạt, cấp tập đưa ra những thông tin sai sự thật hoặc thông tin chỉ đúng một phần. Đây chính là chiêu trò xuyên tạc, bóp méo và ở cấp độ cao hơn là bịa đặt thông tin hết sức trắng trợn.

Vấn đề đặt ra đối với những người làm báo nói chung, hệ thống báo Đảng nói riêng là làm gì, làm như thế nào để có thể góp phần vào việc “vạch mặt chỉ tên” và qua đó “giải nọc độc thông tin”?

+Mặc dù vậy, cũng vẫn có ý kiến cho rằng, người làm báo chỉ là người đưa tin... Anh nghĩ như thế nào về ý kiến này?

Điều này không sai nhưng chỉ đưa tin thì chưa đủ. Trên thế giới này không một tờ báo nào chỉ đưa tin một cách thuần tuý. Một thời gian dài, có nhiều ý kiến cả trong và ngoài nước luôn nói rằng, chỉ có báo chí cách mạng mới đặt nặng tính tuyên truyền, còn báo chí phương Tây chỉ thuần túy thông tin. Đây thực ra là một ngộ nhận.

Báo chí phương Tây, kể cả Mỹ, xứ sở được coi là tự do báo chí hàng đầu thế giới, những người làm báo ở đây qua bài viết, họ vẫn thực hiện nghệ thuật tuyên truyền. Vấn đề ở chỗ, nghệ thuật tuyên truyền như thế nào và tuyên truyền cho ai.

Nhà báo lão thành cách mạng Hữu Thọ (1932-2015), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương)… đã có lần phát biểu về nghề báo rằng, một bài báo nếu viết xong ai đọc cũng hài lòng thì đó là một bài báo thất bại. Ông còn nhấn mạnh vai trò của nhà báo, đại ý nhà báo cũng là công dân, vì thế người dân mong chờ có tiếng nói của nhà báo trong tác phẩm. Ý ông muốn nói, là nhà báo, anh phải nói lên tiếng nói của mình chứ không chỉ cầm cái máy ghi âm ghi lại lời ông bà đó nói thế này thế nọ rồi về chép lại là xong.

Khó có thể thống kê chính xác nhưng cứ nhìn vào mặt báo thì không khó để nhận ra, phần lớn nội dung đăng trên báo mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin thuần túy. Điều này giải thích vì sao, trên báo chí chính thống ngày càng thưa thớt, thậm chí vắng bóng những bài viết chuyên sâu, những bài viết có tính chiến đấu. Mặt trận đấu tranh tư tưởng, đấu tranh với cái sai trái lệch lạc, thay vì là nhiệm vụ chính của báo chí, thì trận địa này đã được di chuyển sang mạng xã hội.

Nhưng vấn đề ở chỗ, mạng xã hội, dù có ưu thế vượt trội song vẫn không phải là một kênh thông tin chính thống. Những người viết trên đó, không phải không có người giỏi, uyên bác nhưng mặt khác cũng cho thấy, nhiều bài viết trên mạng mang tiếng là làm nhiệm vụ đấu tranh nhưng nội dung lại giản đơn, một chiều, chất lượng thấp.

"Nói phải củ cải cũng nghe"

Nhà báo Đồng Viết Thắng: Muốn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, “nói phải củ cải cũng nghe”, người làm báo phải đọc nhiều, rất nhiều. Không đọc, không nghiên cứu, không đối chiếu, không kiểm chứng thông tin, dứt khoát không thể bác bỏ được họ.

Nhà báo Đồng Viết Thắng: Muốn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, “nói phải củ cải cũng nghe”, người làm báo phải đọc nhiều, rất nhiều. Không đọc, không nghiên cứu, không đối chiếu, không kiểm chứng thông tin, dứt khoát không thể bác bỏ được họ.

+ Nhưng thưa anh, bác bỏ những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, thậm chí bịa đặt cũng là một trong những nhiệm vụ của những người làm báo chính thống hôm nay?

Đúng vậy. Trong trường hợp này, những người làm báo chính thống cần lên tiếng, “điểm mặt” những thông tin sai trái đó. Muốn bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, “nói phải củ cải cũng nghe”, người làm báo phải đọc nhiều, rất nhiều. Không đọc, không nghiên cứu, không đối chiếu, không kiểm chứng thông tin, dứt khoát không thể bác bỏ được họ. Đây vừa là đặc điểm vừa là yêu cầu số một đối với những người làm báo viết thể loại chính luận, vẫn quen gọi bằng cái tên “bút chiến”.

+Bài bình luận, khác hoàn toàn với thể loại tin tức hay phản ánh thuần tuý. Trong quy định chế độ nhuận bút, thể loại này cũng được quy định trả nhuận bút cao nhất. Với anh, điều gì ở thể loại này hấp dẫn anh?

Bình luận là sự kết hợp của nhiều yếu tố: nguồn tin đã được phối kiểm, góc nhìn (phong cách) của nhà báo, tri thức của nhà báo và quan điểm của tờ báo. Bài bình luận là thể bài đứng trên sự kiện, soi rọi sự kiện chứ không phải đi tìm sự kiện xem có hay không. Người ta chỉ viết bình luận khi thông tin đã được khẳng định gần như chắc chắn. Không phải tự nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước sau như một luôn coi báo chí là một mặt trận.

Đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sự thật còn một cái khó khác, như lời của một kỹ sư, một nhà văn đang sinh sống ở TP Hồ Chí Minh nhận định, “cầm bút trong địa hạt này đôi khi như người đi giữa hai làn đạn”. Ý muốn nói, khi bị vạch mặt, những người thiếu thiện chí, những thế lực hắc ám, không thích, đó là một lẽ. Nhưng ngay cả những người đang làm công tác trong lĩnh vực báo chí của nhà nước hoặc quan chức biến chất, “tự diễn biến, tự chuyển hoá” cũng không mấy thiện cảm, thậm chí họ dùng những từ ngữ không thể nặng nề hơn với những ngòi bút viết chính luận. Đây chính là loại người hai mặt. Bên ngoài, trong công việc hàng ngày, họ ra vẻ tuân theo, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, chủ trương đường lối nhưng con người thật của họ không phải như vậy.

+ Các tác phẩm đoạt giải của anh chủ yếu về đề tài chống diễn biến hoà bình, bác bỏ luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thời gian tới anh tiếp tục tập trung cho đề tài này hay đổi sang hướng khác đa dạng hơn? 

Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.  Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục viết về lĩnh vực này một cách khách quan nhất, vì tôn chỉ cao nhất của người làm báo: viết đúng sự thật. Phần vì nhiệm vụ được giao, phần vì lương tâm người cầm bút, thời gian qua tôi không chỉ viết chính luận mà còn ở nhiều lĩnh vực, thể loại khác. Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục làm như vậy. 

Xin cám ơn nhà báo!

Nguyễn Thế (Thực hiện) 

Bình Luận

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo