(CLO) Một quốc gia chưa được tiêm chủng sẽ sống trong thực tại tàn khốc và một tương lai u ám. Hãy nhìn sang Uganda, chứ đừng nên đến, để cảm nhận được điều đó. Dưới đây là câu chuyện kể của nhà văn Jackee Batanda về những gì đang diễn ra trên đất nước mình trong thảm họa Covid-19.
Phó mặc cho số phận
Vài ngày trước, anh Emmanuel, một nông dân tại Uganda đã trở lại công việc đồng áng sau 5 tháng ngồi không trong nhà. Một trong những điều kiện để anh quay trở lại công việc là đã tiêm phòng vắc xin Covid-19. Anh ấy đến từ Karamoja ở phía đông bắc quốc gia nghèo khó này, nơi mức độ tiêm vắc xin rất thấp.
Vì vậy, tôi nghĩ anh ta đang nói dối mình, như nhiều người dân Uganda khác thường làm. Họ đi tìm mua các giấy thông hành giả để có thể di chuyển và làm việc. Tôi đã xem giấy tờ tùy thân của anh ấy và xác nhận anh ấy đã được tiêm chủng thực sự. Emmanuel nói với tôi, cả gia đình anh ấy cũng đã được tiêm phòng.
Trong khi có rất nhiều người muốn và thậm chí còn nói dối được tiêm phòng, thì mặt khác cũng có nhiều người cố tình né tránh. Annet, quản gia sống tại nhà tôi, là một ví dụ. Cô ấy luôn viện ra cớ để không đi tiêm chủng. Ban đầu cô ấy nói chỉ những người trên 50 tuổi mới được phép tiêm vắc xin. Rồi sau đó, chỉ có giáo viên và những nhân viên trong lĩnh vực thiết yếu mới phải tiêm chủng.
Như vậy, Emmanuel và Annet là 2 đại diện khác nhau cho bối cảnh hiện tại ở Uganda: một phần háo hức được tiêm chủng, tuân thủ các hạn chế và quy trình chống dịch; còn bên kia, nếu không chống lại vắc xin, thì sẽ viện đủ lý do để không đi.
Trong khi một số người Uganda đã có thể tiếp cận với vắc xin, còn những người khác thì từ chối, thì nói chung số lượng vắc xin tại quốc gia chúng tôi vẫn vô cùng thiếu thốn.
Điều này dẫn tới việc người dân Uganda đã đánh mất niềm tin, sau khi các nước phương Tây đang tích trữ vắc xin cho riêng họ, từ chối cung cấp hàng triệu liều cho các quốc gia có nhu cầu rất lớn trên khắp châu Phi, bất kể chúng có thể hết hạn và bỏ phí trong một vài tháng nữa.
Cho đến nay, Uganda mới nhận được tổng cộng 1,3 triệu liều vắc xin - tương đương chỉ khoảng 3% dân số tại quốc gia khá đông đúc và nghèo khó này. Vào tháng 6 năm nay, khi Tổng thống Yoweri Museveni ra lệnh cách ly xã hội 42 ngày vào đợt bùng phát lần thứ hai, người dân Uganda gần như chưa được tiêm vắc xin. Đất nước chúng tôi thực ra đã xử lý rất tốt đợt dịch đầu tiên, song lại “vỗ ngực” quá sớm.
Và rồi đến thời điểm tháng 6, câu chuyện đã trở thành nỗi ám ảnh. Hệ thống y tế thiếu thốn quá nhiều. Điều này đã được cảnh báo, nhưng không nhiều người lo lắng. Rồi khi đại dịch ập đến, những lỗ hổng đã sớm bị lộ ra trong hệ thống y tế nghèo nàn và thiếu thốn của chúng tôi. Người giàu, người có quyền lực hay người có chức vụ - những người có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế tư nhân – thì gần như không can thiệp hay có tiếng nói nào để giúp các dịch vụ y tế công cải thiện tốt hơn.
Đợt dịch bùng phát thứ hai đổ bộ vào đất nước Uganda như một cơn cuồng phong. Mỗi ngày, tôi đều nhận được tin đồng nghiệp và bạn bè qua đời, hoặc mất đi những người thân yêu. Các bệnh viện cả tư lẫn công đều phải vật lộn để phục vụ số lượng bệnh nhân nghiêm trọng ngày càng tăng.
Rất ít người dân Uganda kham nổi các chi phí bệnh viện tư nếu rơi vào tình trạng nghiêm trọng, tức phải sử dụng các công cụ và pháp đồ điều trị rất tốn kém mới có thể sống sót. Thông thường chi phí y tế của phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) trung bình là 24.000 bảng Anh (khoảng 750 triệu VNĐ), bởi vậy phần lớn đều phó mặc sinh mạng cho số phận.
Chúng tôi đã thành lập các quỹ từ thiện (harambees) để giúp đỡ các gia đình khó khăn, song thực ra ngay cả chúng tôi cũng chỉ biết cầu nguyện gia đình mình sẽ được tử thần “Covid-19” bỏ qua mà thôi. Người dân chúng tôi đã tiêu tốn rất nhiều tiền vào các biện pháp chữa bệnh từ bằng thảo dược quảng cáo trên mạng, như loại Covidex được cho là “kỳ diệu”, song chúng có giá rất cao và không được ai kiểm chứng có tác dụng gì hay không.
Bán nhà, bán cửa vì Covid-19
Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện về những người bán tài sản để trang trải chi phí bệnh viện cho người thân. Tôi được kể về một người đàn ông trẻ tuổi đã bán chiếc xe hơi, tiêu hết tiền tiết kiệm và vay mượn khắp nơi để thanh toán chi phí nhập viện ngày càng tăng của mẹ anh ấy. Bây giờ anh ấy chuẩn bị bán nốt nhà cửa và đất đai của mình.
Nhiều gia đình còn phải đi van xin khắp nơi, nhất là các trường hợp không thể đưa thi thể người thân về chôn cất, do các cơ sở y tế tư nhân từ chối trả lại thi thể cho đến khi người thân thanh toán đầy đủ viện phí cho người đã mất.
Vì tất cả những điều này, chúng tôi kêu gọi được tiếp cận với vắc xin với thế giới. Sự tích trữ vắc xin của phương Tây đang khiến châu Phi suy sụp. Tác động kinh tế do đại dịch gây ra cũng đồng nghĩa nhiều nước châu Phi, bao gồm Uganda, không thể mua vắc xin ngay cả thông qua chương trình Covax toàn cầu.
Họ phải dựa vào những khoản quyên góp ít ỏi từ các nhà hảo tâm hoặc các tổ chức từ thiện ở các nước giầu. Với dân số hơn 43 triệu người và số lượng vắc xin quá ít, Uganda sẽ tiếp tục có thêm những đợt giãn cách nữa, sẽ ngày càng nghèo khó và kiệt quệ.
Những đứa trẻ bơ vơ và tương lai bị “giãn cách”
Hồi tháng trước, Vương quốc Anh đã chuyển 299.520 liều vắc xin AstraZeneca tới Uganda như một phần trong cam kết cung cấp 100 triệu liều đến các nước đang phát triển thông qua cơ chế Covax.
Chính phủ Mỹ cũng đã tặng 647.000 liều vắc xin Moderna cho chúng tôi vào đầu tháng 9 này, như một phần của chương trình hỗ trợ Covid trị giá 110 triệu USD. Song tất cả những điều này vẫn không thể giúp đất nước chúng tôi có thể trở lại với cuộc sống ở mức tối thiểu.
Phải đến đầu năm 2022, Uganda dự kiến mới nhận thêm được khoảng 12,3 triệu liều vắc xin và đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 22 triệu người, xấp xỉ một nửa dân số, với nỗ lực ngăn chặn đại dịch.
Theo số liệu của Bộ y tế Uganda, chỉ khoảng 1,4 triệu người đã được tiêm phòng từ tháng 3 năm nay. Một bài báo gần đây nói rằng 15 triệu học sinh đất nước chúng tôi đã “nghỉ rồi học, học rồi nghỉ” trong suốt 18 tháng, chắc chắn chúng sẽ còn chơi trò “đuổi bắt” này trong nhiều năm nữa.
Cho đến khi vắc xin đạt đủ số lượng cần thiết, tương lai những đứa trẻ, cũng như của hầu hết người dân Uganda, vẫn sẽ bị “giãn cách”!
Câu chuyện của nhà văn Jackee Batanda nói về Uganda nhưng người dân ở nhiều quốc gia chưa hoặc được tiếp cận vắc xin một cách hạn chế hẳn đều nhìn thấy mình trong đó. Chừng nào người dân chưa được tiêm chủng, chừng đó đại dịch COVID-19 sẽ vẫn còn lởn vởn xung quanh cuộc sống của chúng ta.
Lời kêu gọi của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus, khi đề nghị các quốc gia giàu có ngừng triển khai tiêm mũi thứ ba nhắc lại, có thể xem là lời cầu xin cho mộtthế giới được an toàn, mạnh khỏe. Như lời một chuyên gia từng nói, thế giới chỉ an toàn khi tất cả mọi người được an toàn. Do đó, thế giới cần chung tay để ai cũng được tiêm chủng trước khi nghĩ tới cuộc sống bình thường.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.