Muốn “sống”, doanh nghiệp phải chấp nhận “sống chung với dịch bệnh”

Thứ ba, 31/08/2021 06:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh tại Việt Nam, để tồn tại, các doanh nghiệp đã có giải pháp thích ứng để cùng sống chung với dịch bệnh.

Doanh nghiệp tìm cách thích ứng với dịch bệnh

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm nay, cả nước có 81.600 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Riêng trong tháng 8, 5.761 doanh nghiệp mới được thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 68.000 tỷ đồng và số lao động đăng ký 43.400 lao động.

Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm là 85.500 doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tương ứng với 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi tháng.

muon song doanh nghiep phai chap nhan song chung voi dich benh hinh 1

Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh tại Việt Nam, để tồn tại, các doanh nghiệp đã có giải pháp thích ứng để cùng sống chung với dịch bệnh.

Dựa vào số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, có thể thấy, số lượng doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường khá là cao nhưng số lượng doanh nghiệp mới thành lập vẫn tăng so với cùng kỳ, và số vốn bình quân cũng tăng thêm. 

Điều này chứng minh, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có có hai màu: màu tối – khó khăn của doanh nghiệp, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời doanh nghiệp mở cửa, nhiều doanh nhân vẫn nhìn thấy cơ hội phát triển trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nhìn thấy cơ hội trong nguy khó.

Ông Bùi Tuấn Minh, Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Deloitte Private, Deloitte Việt Nam cho rằng: Qua nghiên cứu và khảo sát đã cho thấy, nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn này. 

Mặc dù vậy, theo ông Minh, các doanh nghiệp cũng đang tự tìm cho mình những lối đi riêng để có thể ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh, từ đó dần dần phục hồi và phát triển. Đó là những doanh nghiệp còn tồn tại.

Theo ông Minh, hầu hết các doanh nghiệp còn tồn tại đều chấp nhận thực tại và đang có nhiều thay đổi tích cực. Trong đó, dù bản thân đang gặp nhiều khó khăn, song nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành cùng với Chính phủ, người dân trong việc đóng góp trí tuệ, tài chính và con người trong công cuộc phòng chống dịch bệnh thông qua rất nhiều hoạt động thiện nguyện.

Ông Bùi Tuấn Minh cho biết thêm, hiện tại, một số doanh nghiệp áp dụng chính sách 3P rất mới, bao gồm Profit – People – Planet. Đây là chính sách phát triển trong ba năm, các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu cho lợi nhuận, người lao động, và các hoạt động kinh doanh sản xuất đang ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh. 

Phân tích rõ hơn về điều này, ông Minh nói: Ở giai đoạn này, góc ưu tiên về lợi nhuận bị ảnh hưởng, không thể thay đổi nhanh chóng, nhưng họ cũng dành nhiều nguồn lực để chia sẻ với người lao động bằng những mối quan tâm cụ thể tới người lao động, khuyến khích những cải tiến để sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.

Doanh nghiệp cũng dành nhiều thời gian để đào tạo, cùng chuẩn bị cho một tương lai khi đại dịch đã được ngăn chặn. Chiến lược 3P đã có từ trước nên doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này cũng không có nhiều khó khăn và bỡ ngỡ.

Doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại

Trong khi đó, theo TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Chính phủ cho rằng: Trong giai đoạn cấp bách như hiện nay, doanh nghiệp muốn “sống” phải có kế hoạch tái cơ cấu lại.

“Trong thời điểm này, nhiều mô hình kinh doanh chuyển sang làm việc online, trên cơ sở đó, doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại xem có nên cần sử dụng nhiều lao động làm văn phòng và các khâu trung gian hay không, nếu không cần thiết thì nên cắt giảm, ưu tiên vào sản xuất”, TS Kiên nói.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, doanh nghiệp hiện phải chấp nhận lỗ ít, Nhà nước phải chấp nhận không có tiền thuế, người lao động cũng phải chấp nhận thu nhập giảm, đời sống giảm.

“Doanh nghiệp lỗ ít ở đây, không phải là lãi ít. Tức là doanh nghiệp phải chấp nhận chịu lỗ, nhưng ở mức độ vừa phải, để tạo điều kiện phát triển trong giai đoạn dịch bệnh đi qua”, TS Kiên nói.

Phân tích rõ hơn về điều này, TS Nguyễn Đức Kiên nói: Doanh nghiệp hiện phải thực hiện 2 yếu tố, để đảm bảo cho sự phục hồi. Một là giữ được người lao động có tay nghề. Hai là giữ được thị trường. Nếu mất 2 yếu tố này, doanh nghiệp gần như nắm chắc chuyện phá sản.

Trong khi đó, người lao động phải chấp nhận thu nhập giảm, hệ số tích lũy giảm trong trước mắt, nhưng trong tương lai gần, khi dịch bệnh được kiểm soát, thu nhập và đời sống sẽ được cải thiện.

Cuối cùng là Nhà nước chấp nhận bội chi ngân sách, trong giai đoạn 2021 - 2022, thậm chí có thể kéo dài sang nửa đầu năm 2023. Dù vậy, thời điểm này lại là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại kinh tế.

Nếu dung hoa được các yếu tố này, Việt Nam sẽ đạt được 3 mục đích, vừa giúp doanh nghiệp “sống”, vừa giúp được người lao động có thu nhập, tái  cơ cấu nền kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu của ngân sách nhà nước. Để làm được điều này, Việt Nam cần phải có kế hoạch 2 - 3 năm, để kinh tế phục hồi.

Ngoài ra, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, mọi người, cả xã hội đều phải chấp nhận sống chung với dịch bệnh, coi Covid-19 như bệnh cúm mùa, giống như bệnh sởi, dịch hạch, vì nó luôn tiềm ẩn virus tạo ra “địa chấn” ra xã hội, song không phải không thể kiểm soát được.

muon song doanh nghiep phai chap nhan song chung voi dich benh hinh 2

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp