Nhà báo Nguyễn Văn Thắng – Tổng Biên tập báo Bảo vệ Pháp luật:

Muốn tồn tại phải không ngừng đổi mới & tự bứt phá...

Thứ sáu, 24/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Nhiều lần xin phỏng vấn, ông đều từ chối với lý do khi chưa làm được nhiều việc, chưa phải lúc trải lòng. Đầu xuân Canh Tý, may mắn cũng có dịp được trò chuyện với nhà báo Nguyễn Văn Thắng – Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập báo BVPL, mới thấy những lời từ chối nằm ở hai từ “khiêm tốn” mà thôi.

7 quy chế quản lý, điều hành và sự gương mẫu của Ban biên tập

+ Năm 2019 là một năm với rất nhiều đổi mới của tờ báo BVPL. Theo đánh giá của ông, sự thay đổi ấy là bởi tự thân của tờ báo, hay sự tác động của nền báo chí và thời cuộc trong bối cảnh hiện nay?

- Tôi nghĩ đó là sự tổng hòa của những điều bạn nói. Báo chí chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, cạnh tranh khốc liệt. Không chỉ cạnh tranh ngay trong các cơ quan báo chí mà còn cạnh tranh cả với các thông tin trên mạng xã hội. Và hơn thế, bạn đọc nói chung, bạn đọc của báo Bảo vệ pháp luật nói riêng cũng ngày càng khắt khe hơn.

Anh2BVPL

Một yêu cầu nữa đặt ra là ngành Kiểm sát nhân dân đang phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng được Quốc hội giao, trong đó có nhiều bộ luật, đạo luật mới bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Viện kiểm sát (VKS), theo đó tất yếu báo BVPL - cơ quan ngôn luận của VKS tối cao phải đổi mới để theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ. Đó là những yếu tố khách quan đặt ra cho báo BVPL phải tự đổi mới, sáng tạo.

Đến nay, tờ báo đã bước sang năm thứ 17, cái ngưỡng “bẻ gãy sừng trâu” (báo BVPL được thành lập ngày 19/11/2002). Ban đầu Tòa soạn chỉ có 7 người và có 1 chi bộ. Nay, nhân sự của Tòa soạn tăng 9 lần, với 7 đơn vị cấp phòng, có 1 Đảng bộ cơ sở, với hơn 40 đảng viên đang tràn đầy nhựa sống, khát khao đổi mới và cống hiến.

Thêm nữa, được sự quan tâm của lãnh đạo VKSND tối cao, Ban lãnh đạo mới của báo cũng ý thức được điều này, nên là từ nhận thức cho đến các chương trình hành động đã đồng thuận và thấy đây là một “thời điểm vàng”, thời kỳ mà muốn tồn tại phải không ngừng đổi mới và tự bứt phá.

+ Được biết, ông là một người có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, kinh qua nhiều cơ quan báo chí nhưng làm thủ lĩnh tờ báo BVPL đến nay mới hơn 2 năm. Với khoảng thời gian không dài để đổi mới hoạt động Tòa soạn, đạt được những kết quả tốt ban đầu, những thách thức hẳn sẽ không phải là ít, thưa ông?

- Tôi không dám nhận là lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm. Nhưng, quả thực, tôi luôn mong được thử thách chính mình. Trong cuộc đời con người có nhiều ngã rẽ và mình phải lựa chọn, dù sự lựa chọn đó có thể làm mình vất vả hơn. Khi về tờ báo mới, được lãnh đạo VKSND tối cao giao nhiệm vụ đứng đầu đơn vị, với rất nhiều công việc đang đặt ra, nhưng tôi thuyết phục Ban Biên tập cần tập trung vào hai nhóm nhiệm vụ chính:

Một là, đổi mới toàn diện báo in, báo điện tử Bảo vệ pháp luật, lấy chất lượng thông tin và uy tín của báo là tiền đề làm kinh tế báo chí.

Hai là, tập trung xây dựng quy chuẩn quản trị Tòa soạn, mở rộng dân chủ, siết chặt kỷ cương; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và từng bước nâng cao thu nhập của cán bộ, viên chức và người lao động.

Nhìn lại năm 2019 có một số điều có thể chia sẻ với bạn. Đối với báo in, chúng tôi đã thay đổi bộ măng-séc mới; chỉnh sửa, thêm mới các chuyên trang, chuyên mục phù hợp hơn với tôn chỉ, mục đích hoạt động. Đồng thời, tổ chức các tuyến bài điều tra dài kỳ, mở chuyên trang tôn vinh hình ảnh người cán bộ Kiểm sát trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm…

Đối với báo điện tử, tiến hành nâng cấp phần mềm, thay đổi giao diện mới tạo sự thân thiện, tiện ích và sắc thái riêng của BVPL; Cập nhật thông tin nhanh nhạy, hấp dẫn, nhất là thông tin về mảng pháp luật, về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; Đa dạng hóa cách chuyển tải thông tin (trong báo điện tử có báo in, có âm thanh, hình ảnh/video clip, có đồ họa…) tạo hiệu ứng lan tỏa, sinh động thu hút bạn đọc. Năm 2019, lượng truy cập vào báo điện tử tăng gấp 5 lần so với 2018 và tăng hàng chục lần so với những năm trước).

Uy tín, thương hiệu BVPL tăng, được nhiều người biết đến. Theo đó, hoạt động quảng cáo, làm kinh tế báo chí tăng hơn 10% so với kế hoạch đầu năm. Và đương nhiên, thu nhập của viên chức, người lao động tăng so với cùng kỳ năm trước. 

Chỉ nói riêng về việc xây dựng quy chuẩn quản trị Tòa soạn, siết chặt kỷ cương tác nghiệp báo chí, trong 2 năm 2018-2019, Ban biên tập, phối hợp cấp ủy Đảng, Công đoàn thảo luận, ban hành 7 quy chế để quản lý, điều hành tòa soạn như: Quy chế xuất bản báo in; Quy chế xuất bản báo điện tử; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Phóng viên; Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Trị sự - Hành chính; Quy chế quản lý con dấu của các cơ quan đại diện; Quy định về chấm nhuận bút trên báo điện tử; siết chặt quy định về công tác quảng cáo.

Bạn có nói đến trăn trở, thách thức. Đúng là có nhiều, nhất là với một cơ quan báo chí tự chủ phần lớn kinh phí hoạt động như báo BVPL - (ngân sách Nhà nước chỉ chi trả cho 5 công chức, còn lại 56 viên chức, hợp đồng lao động là tự chủ, báo chi trả lương, các khoản nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…), cùng với đó là kỷ luật tác nghiệp báo chí có lúc chưa nghiêm, sức ỳ và tinh thần trách nhiệm chưa cao ở một số viên chức, hợp đồng lao động... Nhưng, trong tôi luôn thường trực suy nghĩ và quyết tâm “vượt qua thách thức sẽ thấy được chính mình”.

Anh1BVPL

+ Có người nói rằng với người đứng đầu, những lúc quyết định là những lúc rất cô đơn, bởi vì không phải lựa chọn nào cũng nhận được sự đồng thuận của tập thể, ông có gặp phải điều này?

- Cô đơn thì không, vì mình luôn có sự thống nhất trong Ban Biên tập. Nhưng, đúng là không phải quyết định nào cũng được sự tán đồng của mọi người. Nhất là đối với một số ít viên chức, phóng viên khi các bạn đó bị gò vào thực hiện các quy chế thì ít nhiều cũng bị áp lực. Nhưng, dần dần, khi thấy Ban Biên tập, Tổng Biên tập cần mẫn thực hiện các quy chế đã được ban hành vì lợi ích chung, thấy được giá trị của sự đổi mới, thì sự ủng hộ của đồng nghiệp ngày càng tăng.

Nhớ lại, khi tôi chuyển về công tác tại báo BVPL, trong 6 tháng đầu thì hầu như thứ bảy, chủ nhật nào tôi cũng đến cơ quan cùng đồng nghiệp suy tính về các chuyên trang, chuyên mục cần đổi mới; Chuẩn bị các phương án thay đổi măng-séc báo in và xây dựng kế hoạch nâng cấp phần mềm, thay đổi giao diện báo điện tử… Có không ít lần, Ban biên tập ăn bánh mỳ và làm việc cùng đồng nghiệp tới 22-23 giờ đêm trong ngày xuất bản báo, nhất là khi làm các số báo đặc biệt phát hành dịp lễ, Tết.

Quan điểm của tôi là người lãnh đạo nên biết khơi nguồn, tạo cảm hứng và “khoác ba lô” cùng anh em. Đặc biệt là những gì khó khăn nhất thì người đứng đầu và Ban biên tập phải xắn tay vào cùng làm.

Cho tôi xin từ “Khiêm tốn” để nói về công việc của mình

+ Năm 2019, báo đã làm rất nhiều việc nhưng nghe nói, năm 2020 lại còn nhiều việc hơn nữa. Tổng Biên tập có thể chia sẻ thêm về việc này chứ?

- Năm 2020 có nhiều sự kiện lớn của đất nước, trong đó đối với ngành Kiểm sát nhân dân là tròn 60 năm xây dựng và phát triển. Lãnh đạo VKS tối cao đã tin tưởng giao cho báo làm “chủ công” tổ chức 4 chuỗi sự kiện rất lớn nhằm kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành. Một là, chủ trì tổ chức hội diễn văn nghệ toàn ngành Kiểm sát nhân dân. Hai là chủ trì tổ chức hội thao toàn ngành KSND. Ba là chủ trì tổ chức cuộc thi tìm hiểu 60 năm xây dựng và phát triển ngành KSND. Bốn là tổ chức cuộc thi viết “Chân dung cán bộ kiểm sát & Bản lĩnh kiểm sát viên”.

Với 4 chuỗi sự kiện quan trọng của ngành KSND giao sẽ là một thách thức rất lớn nhưng nếu vượt qua thì cũng là cơ hội để quảng bá thương hiệu cũng như uy tín của báo BVPL. Đồng thời, qua những sự kiện đó chúng tôi mong muốn lan tỏa thông điệp về những đóng góp quan trọng của ngành KSND đối với đất nước, khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đó cũng là cơ hội để người dân biết, hiểu rõ hơn về ngành KSND.

+ So với ngày bắt đầu nhậm chức, đến thời điểm này, ông thấy đã tạm hài lòng về sự phát triển của tờ báo chưa, thưa Tổng Biên tập?

- Cuối năm, cứ nhìn vào ánh mắt, khuôn mặt của anh chị em trong cuộc họp tổng kết, nghe tiếng nói từ cơ sở, thấy cơ bản nhận được sự hài lòng. Đó cũng là sự kỳ vọng của cá nhân tôi. Sau rất nhiều năm thì năm 2018 báo BVPL đã được tặng Cờ thi đua dẫn đầu khối của ngành Kiểm sát nhân dân. Riêng năm 2019, khi thực hiện các phong trào thi đua, có đến hơn 30 lượt tập thể, cá nhân của báo BVPL được nhận Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao.

Ngoài ra, trong hai năm qua, báo BVPL đã ký kết hợp tác thông tin, tuyên tuyền với 12 cơ quan báo chí lớn, trong đó có báo Nhà báo và Công luận. Đồng thời, hiện có hơn 40 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương xin đăng tải lại tin, bài trên báo BVPL. Dĩ nhiên phía trước vẫn là một con đường mang tên “đoàn kết và đổi mới”, nhưng sự kiên định của tờ báo trong hai năm qua đã cho thấy lựa chọn của chúng tôi đang đúng hướng. Anh chị em của Tòa soạn luôn ghi nhớ, với ngành KSND, Bác Hồ từng dạy: “Công minh - Chính trực - Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn”, vậy thì cho tôi xin từ “Khiêm tốn” để nói về công việc của mình, như một sự động viên bản thân cho hành trình kế tiếp. Bởi mọi thành quả hôm nay chính là từ tập thể, từ đồng nghiệp trong cơ quan, tôi cũng như các Tổng Biên tập khác chỉ là người khơi nguồn mà thôi. Tôi sẽ không làm được gì nếu không có các cộng sự đầy trách nhiệm trong Ban Biên tập, lãnh đạo chủ chốt và sự đồng tình của viên chức, phóng viên, biên tập viên và nhân viên trong Tòa soạn.

+ Vâng, xin cảm ơn ông!

Hà Vân

Tin khác

Báo Hải Phòng khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử

Báo Hải Phòng khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử

(CLO) Ngày 29/3, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Báo Hải Phòng tổ chức khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới Báo Hải Phòng điện tử (tại tên miền baohaiphong.vn). Dự khai trương có nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Nghề báo
Khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8 năm 2024

Khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8 năm 2024

(CLO) Sáng 29/3, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8), Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, Sở VH-TT TP Đà Nẵng tổ chức khai mạc Giải Quần vợt phong trào toàn quốc Cup VTV8-2024.

Nghề báo
Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo