Mỹ áp lệnh trừng phạt, Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng cứng rắn

Thứ ba, 15/12/2020 14:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 14/12, Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt đối với đồng minh trong NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, vì nỗ lực mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Quyết định này có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu tiếp theo giữa hai nước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức.

Chính quyền của Tổng thống Erdogan lên tiếng phản đối lệnh cấm đối của Mỹ - Ảnh: AP

Chính quyền của Tổng thống Erdogan lên tiếng phản đối lệnh cấm đối của Mỹ - Ảnh: AP

Quyết định cứng rắn của Mỹ

Sau rất nhiều cảnh báo, chính phủ Mỹ đã quyết định áp đặt lệnh cấm mọi giấy phép xuất khẩu, các khoản vay tín dụng của Mỹ cho Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (SSB) thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, đóng băng tài sản và hạn chế đi lại với chủ tịch SSB Ismail Demir cùng nhiều quan chức khác.

Quyết định này nhằm vào hợp đồng hợp đồng đặt mua 2 hệ thống phòng không S-400 trị giá 2,5 tỷ đô la mà Thổ Nhĩ Kỳ ký kết với Nga năm 2017.

"Mỹ áp các lệnh cấm vận nhằm vào Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ theo khoản 231 của Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA), vì cố tình thực hiện giao dịch đáng kể với tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport thông qua đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-400", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong thông cáo được công bố hôm 14/12.

Được biết, CAATSA quy định bất cứ quốc gia nào tham gia các giao dịch trên 15 triệu USD với các nhà thầu quốc phòng thuộc nhà nước Nga đều phải hứng chịu lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt này của chính quyền Tổng thống Trump đã nhận được sự hoan nghênh của lưỡng đảng trong Quốc hội, thể hiện sự cứng rắn của Mỹ đối với các quốc gia vi phạm Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA).

Đây là lần đầu tiên đạo luật CAATSA được sử dụng để chống lại một thành viên liên minh NATO.

Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga viện dẫn những lý do cần thiết buộc họ cần phải thực hiện thương vụ này. Mỹ nhiều lần cảnh báo về một lệnh trừng phạt nếu Thổ Nhĩ Kỳ cố tình phớt lờ yêu cầu này.

Trước sự kiên quyết của Thổ Nhĩ Kỳ, Washington đã loại Ankara khỏi chương trình đào tạo, huấn luyện F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và gạch tên các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35, với lý do S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO và đe dọa tiêm kích tàng hình F-35.

“Mỹ đã nói rõ với Thổ Nhĩ Kỳ ở các cấp cao nhất và trong nhiều dịp rằng việc mua hệ thống S-400 sẽ gây nguy hiểm cho an ninh và công nghệ quân sự Mỹ và cung cấp ngân quỹ đáng kể cho lĩnh vực quốc phòng của Nga, cũng như việc Nga tiếp cận các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và ngành công nghiệp quốc phòng”, ông Pompeo cho biết.

“Tôi kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết vấn đề S-400 ngay lập tức với sự phối hợp của Hoa Kỳ”, ông Pompeo nói. “Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh có giá trị và là đối tác an ninh khu vực quan trọng của Hoa Kỳ, và chúng tôi tìm cách duy trì lịch sử hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng kéo dài hàng thập kỷ bằng cách loại bỏ trở ngại sở hữu S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ càng sớm càng tốt”.

Hệ thống phòng không S-400 được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm vào tháng 10/2020 - Ảnh: Reuters

Hệ thống phòng không S-400 được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm vào tháng 10/2020 - Ảnh: Reuters

Phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ tuyên bố rằng hệ thống S-400 sẽ gây nguy hiểm cho các hệ thống của NATO. Bộ này cho biết trong một tuyên bố: “Bản thân Tổng thống Trump đã thừa nhận trong nhiều lần rằng việc mua (hệ thống phòng không S-400) của Thổ Nhĩ Kỳ là hợp lý”.

Sau khi Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này vào tháng 1/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành đợt bắn thử đầu tiên hồi tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà không cần sự cho phép của Washington.

Sau khi ông Pompeo công bố lệnh cấm vào ngày 14/12, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án động thái này của Mỹ, gọi đây là “sai lầm nghiêm trọng”, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ "sẽ trả đũa theo cách thức và thời gian thích hợp", đồng thời kêu gọi "Mỹ xem xét lại quyết định không công bằng này".

Bình luận về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ, hãng tin Interfax dẫn lời một quan chức Nga nói rằng các lệnh cấm của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ là “bất hợp pháp và thể hiện sự ngạo mạn với luật pháp quốc tế”.

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cũng như một số các quốc gia ở khối NATO trở nên xấu đi trong thời gian gần đây. Ngoài những bất đồng với Mỹ về gói hợp đồng vũ khí S-400, Thổ Nhĩ Kỳ còn tranh chấp với Hy Lạp về quyền khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải, hay căng thẳng ngoại giao với Pháp kể từ tuyên bố của Tổng thống Emmanuel Macron sau cái chết của một giáo viên dạy sử người Pháp.

Việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ của Mỹ trong bối cảnh ông Donald Trump sắp mãn nhiệm được các chuyên gia đánh giá là "cú đằn mặt" cuối cùng của Tổng thống Mỹ. Nó có thể châm ngòi cho những căng thẳng và xung đột mới giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, tạo ra thách thức không nhỏ đối với ông Joe Biden, người sẽ nhậm chức vào ngày 21/1. 

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h