Mỹ đưa giải pháp cho xung đột Israel - Palestine: Cách thức mới cho ý tưởng cũ

Thứ hai, 24/05/2021 11:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc đụng độ đẫm máu kéo dài 11 ngày giữa Israel và Hamas đã tạm ngưng sau nỗ lực ngoại giao của Ai Cập, Mỹ và cộng đồng quốc tế. Lúc này, mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía chính quyền Biden xem liệu Mỹ sẽ giải quyết cuộc xung đột dai dẳng ở Trung Đông thế nào?

Tổng thống Joe Biden ủng hộ quan điểm hai nhà nước cho xung đột giữa Israel và Palestine - Ảnh: AP

Tổng thống Joe Biden ủng hộ quan điểm hai nhà nước cho xung đột giữa Israel và Palestine - Ảnh: AP

Bài liên quan

Ủng hộ đề xuất hai nhà nước

Trong cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật (23/5), Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết với một giải pháp hai nhà nước giữa Israel và Palestine, đồng thời khẳng định việc tái thiết cơ sở hạ tầng ở Gaza và đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo do bạo lực bùng phát gần đây là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

"Chúng ta phải bắt đầu đưa ra các điều kiện cho phép cả hai bên tham gia một cách có ý nghĩa và tích cực đối với hai quốc gia", Ngoại trưởng Blinken nói và cho biết rằng ông Biden "rất rõ ràng rằng vẫn cam kết với một giải pháp hai nhà nước".

Ngoại trưởng Blinken khẳng định: “Nhìn chung, đó là cách duy nhất để đảm bảo tương lai của Israel với tư cách là một nhà nước Do Thái và dân chủ, và tất nhiên, là cách duy nhất để trao cho người Palestine một nhà nước mà họ có quyền. Đó là cái đích chúng ta phải đến”.

Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh “đó là điều cần thiết cho ngày hôm nay” và "Chúng ta phải bắt đầu đưa ra các điều kiện cho phép cả hai bên tham gia một cách có ý nghĩa và tích cực đối với hai quốc gia".

Ngoại trưởng Mỹ cũng thừa nhận những nỗ lực của Tổng thống Biden trong việc dẫn đến lệnh ngừng bắn giữa Hamas, lực lượng kiểm soát Gaza và Israel, trong cuộc giao tranh kéo dài 11 ngày khiến hơn 200 người Palestine và hàng chục người Israel thiệt mạng.

Xung đột giữa Israel và Palestine đã nổ ra trong nhiều thập kỷ, và cuộc giao tranh mới nhất cho thấy bất kỳ giải pháp lâu dài nào có thể vẫn còn xa vời.

"Trước hết, chúng ta phải đối phó với việc chuyển hướng từ bạo lực - chúng ta đã có lệnh ngừng bắn - và bây giờ đối phó với tình hình nhân đạo, đối phó với tái thiết và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hiện có của chúng ta với người Palestine và với cả người Israel", ông Blinken khẳng định.

Ngoại trưởng Mỹ cho rằng chu kỳ bạo lực có khả năng sẽ lặp lại nếu không đạt được một con đường hướng tới để giúp người Palestine "sống có phẩm giá hơn và có nhiều hy vọng hơn".

Cái gọi là giải pháp hai nhà nước lần đầu tiên được nêu rõ bởi Ủy ban Điều tra Hoàng gia về Palestine, được thành lập vào năm 1936 để điều tra gốc rễ của tình trạng bất ổn ở Lãnh thổ Ủy trị Palestine.

Lãnh thổ này được thành lập vào năm 1920, đặt dưới sự kiểm soát của Anh vào năm 1923 và giải thể bằng tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào năm 1948. Còn được gọi là Ủy ban Peel, cơ quan này là người đầu tiên đề xuất phân chia Palestine thành các quốc gia dân tộc.

Sau khi nói chuyện với hơn 100 người Do Thái và Ả Rập, các thành viên ủy ban tuyên bố rằng "xung đột không thể cứu vãn đã nảy sinh giữa hai cộng đồng quốc gia trong phạm vi giới hạn hẹp của một quốc gia nhỏ". Ủy ban cho rằng "không có điểm chung nào giữa họ, nguyện vọng quốc gia của họ không phù hợp", ủy ban đề xuất phân chia nhiệm vụ thành hai nhà nước.

Ý tưởng này được xem là khuôn mẫu cho những nỗ lực nhằm xoa dịu xung đột một lần nữa được đưa ra tranh luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1947, nhưng bất thành do các chính phủ Ả Rập phản đối việc thành lập quốc gia Israel. Sau Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, ý tưởng về một giải pháp hai nhà nước dường như không còn thực tế nữa.

Cuộc chiến 11 ngày giữa Israel và Hamas khiến hơn 200 người Palestine thiệt mạng và làm tổn thất hàng trăm triệu USD của cả hai bên, nhưng xung đột vẫn không được giải quyết - Ảnh: Reuters

Cuộc chiến 11 ngày giữa Israel và Hamas khiến hơn 200 người Palestine thiệt mạng và làm tổn thất hàng trăm triệu USD của cả hai bên, nhưng xung đột vẫn không được giải quyết - Ảnh: Reuters

Giải pháp cho vấn đề hòa bình

Khi được hỏi làm thế nào Mỹ có thể hỗ trợ xây dựng lại Gaza mà không cần tài trợ trực tiếp cho Hamas, Ngoại trưởng Blinken cho biết Mỹ sẽ sử dụng các bên độc lập có thể giúp tái thiết và phát triển.

Đánh giá về Hamas, ông Blinken cho rằng tổ chức này “không phải một số cơ quan quyền lực bán chính phủ”, vì vậy Hamas không mang lại gì ngoài sự hủy hoại cho người dân Palestine.

“Thách thức thực sự ở đây là hỗ trợ người Palestine và đặc biệt là giúp người Palestine ôn hòa và Chính quyền Palestine mang lại kết quả tốt hơn cho người dân của họ. Và tất nhiên, Israel cũng có vai trò sâu sắc trong việc đó", Ngoại trưởng Mỹ nói về các giải pháp mà chính quyền Biden hướng tới.

Ý tưởng hai nhà nước không phải là mới và điều này thậm chí còn đi vào quên lãng trong thời gian gần đây trước những diễn biến từ phía Nhà nước Do Thái, có được nhờ sự ủng hộ của chính phủ tiền nhiệm của ông Joe Biden. Việc cựu Tổng thống Donald Trump ủng độ Israel chuyển thủ đô về Jerusalem cũng như mở rộng khu định cư Do Thái khiến người Palestine và đặc biệt là Hamas phẫn nộ.

Vốn không công nhận Nhà nước Do Thái và trong chính sách của mình Hamas khẳng định “thánh chiến” là con đường duy nhất, do đó “Phong trào kháng chiến Hồi giáo” khước từ mọi giải pháp hòa bình và không chấp nhận sự tồn tại của nhà nước Israel. Tổ chức này nhấn mạnh, để thành lập nhà nước Palestine, không có sự lựa chọn nào ngoài chiến đấu.

Đây là bài toán khó đối với chính quyền Biden, nhất là trong bối cảnh Mỹ gần như cắt mọi mối quan hệ với người Palestine trong thời gian ông Trump làm Tổng thống. Mục tiêu nối lại viện trợ cho Palestine với một khoản tiền bổ sung vào con số 235 triệu USD được công bố vào tháng 4, khởi động lại nguồn vốn cho cơ quan Liên hợp quốc hỗ trợ người tị nạn và khôi phục các hỗ trợ khác mà Tổng thống Donald Trump đã cắt trước đây, nhằm thiết lập lại mối quan hệ với Palestine và việc mở lại lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Đông Jerusalem đã bị chính phủ tiền nhiệm đóng cửa, để phục vụ người Palestine sẽ là bước đi tiếp theo.

Bên cạnh “những việc cần làm ngay”, Mỹ cũng sẽ tận dụng Hiệp định Abraham, các thỏa thuận đạt được dưới thời ông Trump để bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng vùng Vịnh gồm Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng như Ma Rốc và Sudan, để tạo điều kiện cho các cuộc tiếp xúc giữa Israel và Palestine.

Công việc phía trước là rất lớn và nhiều thách thức, nhưng rõ ràng chính quyền Mỹ đương nhiệm đang thể hiện một giọng điệu tích cực hơn so với cách tiếp cận chống lưng của cựu Tổng thống Donald Trump, phá hỏng những nỗ lực xây dựng hòa bình từ những người tiền nhiệm.

Một giải pháp hai nhà nước đang được khởi động lại. Song, Israel và Palestine liệu có tích cực đón nhận hay không khi biết rằng cục diện hiện tại đã thay đổi so với ý tưởng lần đầu tiên được nhắc tới từ gần 100 năm trước và trong bối cảnh Israel giờ đã là một thế lực tại Trung Đông?

Phan Nguyên

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế