Mỹ: Ế 30 triệu khẩu trang ngay tại quê nhà vì không cạnh tranh nổi với hàng giá rẻ từ Trung Quốc

Thứ sáu, 19/02/2021 16:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một nhà sản xuất khẩu trang ở Mỹ tồn kho đến 30 triệu chiếc khẩu trang N95 vì không cạnh tranh nổi hàng Trung Quốc tại quê nhà.

Dây chuyển sản xuất khẩu trang N95 trong nhà máy DemeTech. Ảnh: AFP.

Dây chuyển sản xuất khẩu trang N95 trong nhà máy DemeTech. Ảnh: AFP.

DemeTech, một nhà máy có trụ sở tại Miami, cho rằng sự ế ẩm của mình là do khẩu trang N95 giá rẻ hơn của Trung Quốc.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm ngoái, khi Covid-19 xuất hiện ở Vũ Hán. Khi đó, DemeTech, một công ty gia đình chuyên sản xuất chỉ khâu, đã nâng cấp dây chuyền để sản xuất khẩu trang N95.

Sau 9 tháng với hàng chục triệu USD đầu tư, khẩu trang N95 của DemeTech được chính phủ liên bang phê duyệt. Nhưng điều trớ trêu là công ty không thể tìm đủ khách hàng.

Theo đó, các bệnh viện Mỹ thích mua sỉ khẩu trang rẻ hơn từ Trung Quốc. Một hộp 20 chiếc N95 của DemeTech có giá bán lẻ 75 USD. Giá bán buôn chỉ bằng một nửa, nhưng vẫn đắt hơn sản phẩm của Trung Quốc. "Chúng tôi đắt hơn đáng kể vì sử dụng nguyên liệu thô và lao động của Mỹ", ông nói.

Theo New York Times, có gần 20 công ty như DemeTech đang phải vật lộn để bán khẩu trang N95, bất chấp những lời hứa của chính phủ - dưới thời Donald Trump và bây giờ là Joe Biden - về việc hỗ trợ các nhà sản xuất Mỹ.

Thứ hai, các công ty Mỹ không thể bán lẻ khẩu trang trực tuyến vì không thể quảng cáo do lệnh cấm của các công ty như Google và Facebook. "Hầu hết các công ty kỹ thuật số nghĩ rằng họ đang làm tốt vì muốn dành sản phẩm cho bệnh viện và các bác sĩ. Nhưng chúng tôi dư thừa công suất. Chúng tôi có rất nhiều khẩu trang trong kho. Tại đây, chúng tôi có khoảng 30 triệu chiếc", Luis Arguello nói.

Premier cho biết họ đã mua khẩu trang từ các nhà sản xuất Mỹ như DemeTech. Nhưng cuối cùng chính bệnh viện mới là người quyết định họ mua gì. Một số đơn vị phải phê duyệt sản phẩm trong hệ thống kiểm tra riêng của họ. Hiện nay, họ rất cảnh giác với những nhà cung cấp mới, chưa qua kiểm tra, vì đã có rất nhiều gian lận chất lượng xảy ra thời gian qua.

David Hargraves - Phó chủ tịch cấp cao về các vấn đề chuỗi cung ứng của Premier, cho biết thêm, một năm sau đại dịch, khẩu trang N95 đã vượt qua sự thiếu hụt ban đầu, nhưng vẫn là hàng hóa bị hạn chế.

Nhu cầu về khẩu trang N95 đã tăng 500% kể từ tháng 7/2020. Nhưng các nhà sản xuất mới cũng đã có mặt trên thị trường và các bệnh viện trung bình có nguồn cung cấp đủ dùng trong 150 ngày.

Tuy nhiên, ông cho rằng "cần phải cẩn thận về việc quá lạc quan". Bất kỳ thay đổi nào với cung - cầu cũng có thể làm tổn hại đến thị trường mong manh này và đưa nó quay lại tình trạng thiếu hụt.

Arguello nói rằng công ty đang ở ngã rẽ, với hai kịch bản. "Chúng tôi có thể thuê thêm 3.000 lao động mới, tiếp tục sản xuất và giúp đỡ nền kinh tế. Hoặc thông điệp của chúng tôi sẽ không được đón nhận và sẽ phải sa thải rất nhiều, thậm chí tất cả 1.500 nhân viên đang sản xuất khẩu trang của mình".

Tháng 4/2020, theo cuộc thăm dò của Premier - công ty cung cấp thiết bị cho 4.100 bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ, cho biết khẩu trang N95 lúc bấy giờ thiếu hụt lớn. Google, Amazon và Facebook phải cấm quảng cáo và bán mặt hàng này để ngăn tình trạng tích trữ và dành khẩu trang cho nhân viên y tế.

Hoàng Hạ

Tin khác

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp