Mỹ rút quân, Afghanistan sẽ thế nào?

Thứ năm, 15/04/2021 19:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố rút vô điều kiện tất cả quân đội Mỹ khỏi Afghanistan trước ngày 11/9. Afghanistan sẽ ra sao sau hành động này?

Phiến quân Taliban tại Afghanistan. Ảnh: AP

Phiến quân Taliban tại Afghanistan. Ảnh: AP

Bài liên quan

Sau gần hai thập kỷ kể từ khi Mỹ xâm lược Afghanistan và lật đổ chế độ Taliban, Washington đã chuẩn bị rời khỏi đất nước này.  Tổng thống Joe Biden đã quyết định rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan trước ngày 11/9.

Việc rút quân sẽ không phụ thuộc vào tình hình thực tế, mặc dù có lo ngại rằng Taliban có thể đạt được lợi ích lớn từ hành động này.

Một quan chức giấu tên nói với các phóng viên hôm thứ Ba (13/4) rằng: "Tổng thống đã đánh giá rằng cách tiếp cận dựa trên điều kiện, cách tiếp cận của hai thập kỷ qua, là công thức để quân đội ở lại Afghanistan mãi mãi".

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer cho biết nước này sẽ ủng hộ kế hoạch của Mỹ về việc rút quân khỏi Afghanistan.

Ông Kramp-Karrenbauer nói với đài truyền hình công cộng ARD của Đức rằng: “Chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi sẽ đi cùng nhau, và chúng tôi sẽ rút quân cùng nhau. Tôi ủng hộ một cuộc rút quân có trật tự và tôi hy vọng chúng tôi sẽ quyết định điều này hôm nay tại NATO".

Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ấn định ngày rút quân là ngày 1/5, nhưng quyết định của ông Biden sẽ trì hoãn việc này thêm 5 tháng nữa.

Quyết định rút lui hoàn toàn và vô điều kiện của ông Biden gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia, những người đã hy vọng rằng chính quyền của ông sẽ đảo ngược các chính sách của ông Trump.

Chiến thắng cho Taliban?

Các cuộc tấn công bạo lực ở Afghanistan đã tăng đột biến kể từ khi ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban ở Doha, Qatar, vào tháng 2/2020 nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài.

Taliban đã phủ nhận liên quan đến các cuộc tấn công này, nhưng việc họ từ chối đồng ý ngừng bắn trên toàn quốc đang làm nhiều người hoài nghi về ý định của tổ chức này.

Nhóm Hồi giáo, vốn cảm thấy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cũng cho biết họ sẽ không tham dự một hội nghị thượng đỉnh theo kế hoạch ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi tất cả quân đội nước ngoài rời khỏi đất nước.

Ông Mohammad Shafiq Hamdam, một chuyên gia an ninh tại Kabul, nói với DW rằng: “Kết quả của hội nghị Afghanistan sắp tới ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quyết định việc rút quân của Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước. Nếu hội nghị thành công trong việc thành lập một chính phủ bao gồm Taliban và những người Afghanistan khác, thì thiệt hại của việc rút lui vội vã như vậy khỏi Afghanistan sẽ có thể kiểm soát được".

"Nhưng nếu hội nghị thất bại, và Taliban tiếp tục từ chối hòa bình, tôi e rằng Afghanistan có thể đối mặt với một cuộc nội chiến toàn diện", ông nhận định.

Quyết định của Mỹ về việc rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới chính phủ đắc cử của Tổng thống Ashraf Ghani. Tình báo Mỹ đã công bố một báo cáo cho thấy chính phủ Afghanistan sẽ "gặp khó khăn" trong việc giữ vững lập trường chống lại Taliban đang đầy tự tin.

Báo cáo tình báo quốc gia của Mỹ nói rằng Taliban "tự tin rằng họ có thể đạt được chiến thắng quân sự".

"Các lực lượng Afghanistan tiếp tục bảo vệ các thành phố lớn và các thành trì khác của chính phủ, nhưng họ vẫn bị ràng buộc trong các nhiệm vụ phòng thủ và đã phải vật lộn để bảo toàn lãnh thổ đã chiếm lại hoặc tái lập sự hiện diện ở các khu vực bị bỏ hoang vào năm 2020", báo cáo này viết.

Nhà phân tích Hamdam nói rằng các lực lượng an ninh Afghanistan "phụ thuộc tài chính và quân sự nhiều vào Mỹ, và nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, họ sẽ rơi vào tình thế khó khăn".

Taliban không phải là mối đe dọa duy nhất đối với các lực lượng Afghanistan; các nhóm chiến binh khác, chẳng hạn như "Nhà nước Hồi giáo" (IS), cũng đã giành được chỗ đứng tại đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh.

"Taliban đang mạnh hơn bao giờ hết. IS và các nhóm khủng bố khác đã giành được chỗ đứng ở Afghanistan. Do đó, hậu quả của việc rút quân vội vàng và thiếu trách nhiệm khỏi Afghanistan có thể nguy hiểm không chỉ đối với Afghanistan mà còn cả khu vực và thế giới", ông Raihana Azad, một thành viên của quốc hội Afghanistan, nói với DW.

Người ta lo ngại rằng những thành tựu đạt được trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực nữ quyền có thể bị mất đi khi Taliban trở nên bạo lực hơn nữa. Không rõ liệu Taliban có đồng ý bảo vệ nhân quyền và tự do ngôn luận ở Afghanistan hay không.

"Mỹ đã nhượng bộ quá nhiều đối với Taliban. Người dân Afghanistan sẽ phải trả giá cho điều đó. Họ thất vọng và cảm thấy bị cộng đồng quốc tế bỏ rơi", nhà lập pháp Azad nói.

Một số chuyên gia giữ quan điểm rằng tuyên bố rút quân cũng có thể đẩy Taliban vào thế khó.

"Bằng cách tuyên bố rút quân vô điều kiện, Mỹ đã chấp nhận yêu cầu chính của Taliban. Giờ đây, cộng đồng quốc tế mong đợi Taliban tham gia tiến trình chính trị. Không có lý do gì để tiếp tục chiến tranh", ông Assadullah Nadim, một chuyên gia quân sự tại Kabul bình luận.

Quốc Thiên

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế