(CLO) Những diễn biến mỗi ngày là quá nhanh, lượng thông tin là khổng lồ, khiến chúng ta thậm chí còn chẳng thể nhớ được vài ngày trước tình hình ra sao. Vậy sau việc phong toả, điều gì sẽ diễn ra? Nước Mỹ sẽ thay đổi ra sao sau đại dịch?
Ảnh minh hoạ: The Guardian
Mọi thứ về Covid-19 đều quá đỗi choáng ngợp, khó tin và mới mẻ, nhưng đồng thời lại mang lại cho chúng ta cảm giác như đã từng thấy điều đó trong các bộ phim truyền hình.
Đối với người Mỹ, trải nghiệm lần này đã vượt qua cuộc khủng bố hôm 11/9 và tất nhiên, sau mỗi sự kiến chấn động là một lần xã hội chuyển mình: Từ cách thức đi du lịch, tới mức độ giám sát an ninh, thậm chí tới cả ngôn ngữ nữa.
Thay đổi tính cách con người
Deborah Tannen, giáo sư ngôn ngữ học tại Georgetown nhận định rằng giờ đây, ai cũng đều có tâm lý ám ảnh rằng chạm vào vật dụng nào đó, ở cạnh một ai đó, hít thở chung bầu không khí có thể khiến bản thân bị nguy hiểm.
Tâm lý này sẽ mất bao lâu để thay đổi còn tuỳ thuộc vào từng người, nhưng chắc chắn đó vẫn sẽ là một "vết đen" trong ký ức của những ai may mắn sống sót qua năm nay.
Văn hoá bắt tay, ôm hôn có thể sẽ khiến nhiều người ngượng ngùng một khi đại dịch qua đi, và thậm chí có thể trong vô thức chúng ta chẳng thể ngừng rửa tay.
Việc làm online có thể sẽ tiếp tục trở nên thịnh hành hơn. Điều này được minh chứng rõ ràng nhất qua việc Twitter cho phép nhân viên làm tại nhà trọn đời.
Tâm lý nhiều người có lẽ sẽ muốn hạn chế tiếp xúc với loài người, đặc biệt với những ai không thân thích. Nhiều người có lẽ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi ở nhà thay vì ra đường như trước đây.
Những cuộc nói chuyện qua Skype có lẽ sẽ lại trở nên thịnh hành hơn. Con người sẽ liên lạc thường xuyên hơn với những người bạn ở xa, đơn giản chỉ vì khoảng cách xa xôi đó khiến họ cảm thấy an tâm.
Yêu nước theo một định nghĩa mới
Mark Lawrence, giáo sư chính trị học cho biết, nước Mỹ từ lâu đã luôn tự hào về một lực lượng quân đội vũ trang hùng hậu. Tuy nhiên, chẳng ai có thể bắn hạ một con virus với vũ khí hạt nhân cả.
Những người đứng ở đầu chiến tuyến không còn là những quân nhân, những lực lượng phản ứng nhanh hay lính đánh thuê nữa, mà họ là các bác sĩ, các y tá, dược sĩ, những giáo viên, nhân viên các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, những kỹ sư điện, nước đang gồng mình để duy trì nhịp sống cho cả đất nước giữa mùa dịch.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Khi mọi thứ đã qua đi, có lẽ người dân sẽ thay đổi quan điểm của mình, nhận ra rằng những sự hy sinh của những "binh lính" này mới là đáng quý, đáng trân trọng và cho họ được sự tôn trọng cần có như những gì người Mỹ đang làm với những quân nhân.
Có thể những điều thay đổi đơn giản chỉ là những chính sách xã hội ưu đãi cho tầng lớp này, các doanh nghiệp bắt đầu cho ra những ưu đãi cho những bác sĩ, dựng tượng của họ, thậm chí là có một ngày lễ riêng cho những người đang hy sinh sức khoẻ và tính mạng của mình cho cộng đồng.
Có lẽ, đây lại là một khởi đầu mới tốt đẹp hơn khi mọi người sẽ biết trân trọng sức khoẻ và những gì mình đang có hơn là đi ganh đua với một xã hội khác.
Biến động dẫn tới thay đổi chính trị, xã hội
Peter T. Coleman, giáo sư tâm lý học tại đại học Colombia đưa ra lập luận rằng xã hội nước Mỹ nói riêng chắc chắn sẽ trải qua một kỳ biến động, thay đổi thói quen trong 50 năm qua về việc phân chia xã hội và chính trị đất nước thành lưỡng cực, hướng tới một đất nước đoàn kết hơn.
Có hai lý do để tin tưởng vào điều đó.
Thứ nhất, khi đối diện chung với một "kẻ thù chung" người dân sẽ gạt bỏ mọi sự khác biệt của mình để chống địch. Covid-19 là một kẻ thù đáng gờm, không phân biệt chủng tộc, tư tưởng chính trị, và có thể sẽ mang lại được một luồng gió mới cần thiết để hàn gắn đất nước. Nước Anh từng trải qua điều tương tự dưới thời của Winston Churchill.
Hoàn cảnh thứ hai là "cú sốc chính trị". Các nghiên cứu cho thấy rằng các mối quan hệ vững chắc, lâu dài thường có xu hướng thay đổi sau khi có một cú sốc lớn làm thay đổi nhận thức quan.
Điều này có thể không diễn ra ngay lập tức, nhưng một nghiên cứu về 850 cuộc xung đột giữa các bang tại Mỹ từ năm 1816 tới 1992 cho thấy 75% trong số đó đều chấm dứt sau khoảng 10 năm từ khi diễn ra một biến cố lớn.
Tất nhiên, mọi thứ có thể diễn biến theo chiều hướng tốt cũng như theo chiều hướng xấu. Nhưng xem xét hoàn cảnh hiện này, có lẽ thế giới sẽ bắt đầu hướng tới việc xây dựng một xã hội và nền chính trị đoàn kết hơn.
Lòng tin vào các chuyên gia
Tom Nichols, giáo sư tại U.S. Naval War College cho biết trong nhiều năm qua, nước Mỹ gần như mất đi sự nghiêm túc cần thiết. Đó là sự xa xỉ tới từ hoà bình và đất nước đứng ở vị trí cao trong xã hội. Người dân không cần nghĩ về những điều từng khiến chúng ta bận tâm như: chiến tranh hạt nhân, thiếu dầu, tỷ lệ thất nghiệp cao... Khủng bố chỉ xuất hiện ở những nước bất ổn chứ không phải ở nước Mỹ.
Ảnh minh họa. Nguồn CoE
Cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ thay đổi mọi thứ theo 2 hướng. Đầu tiên, con người sẽ quay trở lại tin tưởng vào các chuyên gia. Rất dễ để sao nhãng vị trí của họ cho tới khi đại dịch bùng phát. Vai trò của ông Anthony Fauci là ví dụ điển hình trong lần đại dịch này.
Điều thứ 2, nước Mỹ có thể phải xem xét lại sự nghiêm túc của mình, đặc biệt sau khi chính quyền của ông Trump không thể khống chế nhanh chóng đại dịch và chần chừ trong việc bảo vệ kinh tế.
Con người sẽ bớt ích kỷ
Eric Klinenberg, giáo sư xã hội học tại NYU nhận định rằng đại dịch sẽ chấm dứt xã hội cá nhân. Chính trị các nước phương Tây sẽ chuyển hướng sang tăng cường đầu tư vào các dịch vụ công, đặc biệt là y tế.
Con người sẽ nhận thấy rằng số phận của họ đều gắn kết với nhau. Người dân đã nhận ra được rằng mọi thứ đều có mối liên quan.
Rằng những người từ chối ở nhà trong đại dịch là vì ngành giáo dục đã không thể dạy họ khoa học hay cách suy nghĩ đúng đắn.
Rằng nền kinh tế sẽ sụp đổ nếu chính phủ không can thiệp, và rằng những sinh viên trẻ sẽ không thể bước ra đời nếu những món nợ đi học của họ không được giúp chi trả.
Đại dịch sẽ buộc chúng ta phải suy nghĩ lại những giá trị cốt lõi. Chưa nói đến việc tốt hay xấu nhưng chắc chắn, thế giới quan mà chúng ta từng biết đang xoay chuyển.
Công nghệ là cốt lõi của cuộc sống mới
Katherine Mangu-Ward, Tổng biên tập tờ Reason nhận định rằng Covid-19 sẽ là tiền đề để thúc đẩy một "cuộc sống 4.0". Từ lâu, các công cụ online đã luôn bị hạn chế. Thế nhưng giờ đây, Quốc hội cũng có thể sẽ chuyển sang họp trực tuyến dài hạn.
Việc khám bệnh từ xa có thể trở thành một tiện ích mới trong xã hội hiện đại. Việc học online từng bị phản đối có lẽ sẽ được đan xen với phương pháp học truyền thống.
Thực tế ảo và thực tế tăng cường từng vang bóng một thời có thể sẽ tìm lại đỉnh cao của mình. Người dân có thể tìm kiếm sự chân thật trong thế giới ảo, phù hợp với tâm lý sợ chốn đông người hậu đại dịch.
Với những người đang tự cách ly, đây có thể là biện pháp để hòa nhập lại với cộng đồng.
Điều đó giúp chúng ta nhớ rằng đã từng có thời điểm CEO của Facebook Mark Zuckerberg bước vào phòng họp báo với tất cả các phóng viên được trang bị kính thực tế ảo Occulus Rift. Cảnh tượng đó giống như trong phim viễn tưởng vậy.
Khủng hoảng sức khỏe tâm thần
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo từng cảnh báo rằng nước Mỹ có thể sẽ phải đối diện với một đại dịch tâm thần hậu Covid-19. Việc liên tục bị "dội bom" bởi các tin tức, từ báo đài tới mạng xã hội sẽ khiến người dùng bị stress trong thời gian dài.
Ảnh: iStock
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres từng nói rằng ngay cả khi đại dịch đã được kiểm soát, trạng thái tâm lý đau buồn, lo lắng và trầm cảm vẫn sẽ ảnh hưởng tới người dân trong cộng đồng
Ông cho biết những người có nguy cơ dễ bị tổn thương về sức khỏe tâm thần là các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, người cao tuổi, thanh thiếu niên và những người đã có sẵn vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Những nhân viên y tế phải đối mặt với áp lực hàng ngày trong thời gian dài, kèm theo lo sợ về khả năng nhiễm bệnh. Trẻ em bị áp lực vì không được tới trường và vui đùa với bạn bè. Phụ nữ có nguy cơ bị ngược đãi cao hơn.
Khả năng suy thoái kinh tế cao
Khủng hoảng dịch bệnh khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới lần đầu tiên bị "đóng băng" trong suốt 10 năm tăng trưởng đều đặn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trở lại sau khi giảm xuống mức thấp trong năm 2019
Theo một báo cáo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, dự kiến tăng trưởng GDP Mỹ sẽ lao dốc 11% vào cuối năm nay, mức giảm kỷ lục kể từ năm 1946.
Các ngành sản xuất tại nước này có thể thiệt hại tới 1.500 tỷ USD.
Các chuyên gia kinh tế đều nhận định, một cuộc suy thoái đã bắt đầu và sự suy thoái kinh tế lần này của Mỹ sẽ rất sâu, thậm chí vượt qua cả cuộc đại suy thoái năm 1929 và năm 2009.
Thậm chí, lần suy thoái này sẽ "đau đớn" hơn nhiều so với cách đây 10 năm. Suy thoái lần này sẽ theo biểu đồ hình W, có nghĩa rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục được một thời gian trước khi sẽ lại tụt dốc.
(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.