Mỹ, Trung Quốc đang 'xích lại gần nhau hơn' về khí hậu và thương mại

Thứ bảy, 13/11/2021 18:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vào thứ Năm (11/11), Trung Quốc và Mỹ đã đạt được các thỏa thuận quan trọng về biến đổi khí hậu và thương mại, nhằm phục vụ cho cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu hai nước vào tuần tới. Đây được xem là bước đi để giúp Mỹ và Trung Quốc 'xích lại gần nhau' hơn.

Cuộc họp thượng đỉnh đáng chờ đợi

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bất ngờ đưa ra tuyên bố chung Mỹ-Trung về tăng cường hành động vì khí hậu trong thập kỷ này tại hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow mới đây. Cả hai nước sẽ nhắc lại cam kết vững chắc của mình trong việc cùng hợp tác để thực hiện Thỏa thuận Paris 2015.

my trung quoc dang xich lai gan nhau hon ve khi hau va thuong mai hinh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến vào thứ Hai (15/11) - Ảnh: Reuters

Mỹ và Trung Quốc cho biết họ có ý định hợp tác về các khuôn khổ quy định và tiêu chuẩn môi trường liên quan đến việc giảm phát thải khí nhà kính trong thập kỷ này; tối đa hóa lợi ích xã hội của quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Hai nước sẽ triệu tập một cuộc họp vào nửa đầu năm 2022 để tập trung vào các chi tiết cụ thể của việc đo lường và giảm thiểu khí mê-tan; thông qua các tiêu chuẩn để giảm khí mê-tan từ các ngành nhiên liệu hóa thạch và chất thải, cũng như các khuyến khích và chương trình để giảm khí mê-tan từ ngành nông nghiệp.

Xie Zhenhua, đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc, cho biết sự hợp tác Trung - Mỹ là sự lựa chọn đúng đắn và hai bên sẽ thu hẹp lại những khác biệt về biến đổi khí hậu.

Đồng thời, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết giữa hai bên hồi tháng 01/2020.

Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường mua hàng hóa của Mỹ thêm 200 tỷ USD trong giai đoạn 2020 và 2021, so với mức của năm 2017. Dữ liệu chính thức cho thấy, tính đến ngày 30/9, nó chỉ đạt 60% mục tiêu.

Ngày 10/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm kéo dài 90 phút và nhất trí nối lại đối thoại về một loạt chủ đề. Đến hôm thứ Tư (10/11) vừa qua, các phương tiện truyền thông cho biết hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc sẽ có một cuộc họp trực tuyến ngay trong đầu tuần tới, để giải quyết các vấn đề về khí hậu, thương mại và cả địa chính trị.

my trung quoc dang xich lai gan nhau hon ve khi hau va thuong mai hinh 2

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong 4 thập kỷ và cả ông Biden và ông Tập đang cố gắng kiểm soát mối quan hệ để không mất kiểm soát - Minh họa: Global Times

Vẫn còn nhiều thách thức

Bất chấp những tín hiệu tích cực trên, truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục thúc giục Mỹ thể hiện “sự chân thành hơn”, đồng thời yêu cầu Mỹ hủy bỏ thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc và các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc.

Đầu tháng 9, đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry đã có chuyến công du thứ hai tới Trung Quốc trong năm nay, kêu gọi nước này phải làm nhiều hơn nữa để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ông nói rằng: “Khí hậu không phải là ý thức hệ, không phải đảng phái và không phải là vũ khí địa chiến lược”.

Dẫu vậy, các quan chức Bắc Kinh nói với John Kerry rằng vấn đề biến đổi khí hậu không thể tách rời khỏi các tranh chấp chính trị rộng lớn hơn giữa hai bên.

Những tiến bộ về khí hậu và thương mại giữa hai nước diễn ra sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói rằng nước này không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc, cũng không có bất kỳ sự chuyển đổi chính trị nào trong nước, mà Mỹ muốn tìm kiếm một hệ thống chung sống hòa bình.

Tuy nhiên, vào đầu tuần này, Thời báo Hoàn cầu đã đăng một bài xã luận có tựa đề “Mỹ phải chứng minh rằng họ không còn tìm cách thay đổi hệ thống của Trung Quốc”. Bài báo còn cho biết Sullivan đưa ra tuyên bố như vậy vì Mỹ đã không đạt được mục tiêu chuyển đổi Trung Quốc.

Đến hôm thứ Năm (11/11), tờ Nhân dân Nhật báo bình luận rằng ông Sullivan thể hiện cử chỉ thân thiện với Trung Quốc, nhưng ông ta thực sự muốn sự chung sống dựa trên các giá trị và lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Tờ báo còn nói thêm, tuyên bố của Sullivan giống như một lời đe dọa thúc giục Trung Quốc tuân theo trật tự quốc tế vốn được thiết lập bởi người Mỹ.

Xin Qiang, giáo sư kiêm phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan, được trích lời trong bài báo, cho rằng Sullivan đã đưa ra tuyên bố của mình một cách chiến lược, bởi Mỹ muốn Trung Quốc hỗ trợ các chính sách khôi phục kinh tế, chống dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

my trung quoc dang xich lai gan nhau hon ve khi hau va thuong mai hinh 3

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói rằng Mỹ không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc - Ảnh: AFP

Trong khi đó, nhà bình luận chính trị Rong Ping tại Hồ Bắc đã viết trong một bài báo hôm thứ Năm rằng không hợp lý khi Sullivan yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm về các vấn đề khí hậu và thương mại quốc tế.

Cũng theo ông Rong, Mỹ bắt đầu một cuộc chiến thương mại mà cuối cùng sẽ tự làm tổn thương chính mình. Rồi sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp định Paris, Mỹ đã không làm gì về biến đổi khí hậu ngoài việc cử Kerry đến Trung Quốc.

“Trung Quốc đã sống sót sau cuộc chiến thương mại và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Làm sao bây giờ Mỹ lại có thể ngạo mạn ra lệnh cho Trung Quốc? Trung Quốc đã đóng góp rất nhiều và nhận trách nhiệm của mình. Ngoài việc thu lợi cho bản thân, khi nào Mỹ sẽ nhận trách nhiệm của mình với tư cách là một siêu cường?”, nhà bình luận chỉ trích thêm.

Trong khi đó và hôm thứ Ba (9/11) vừa rồi, Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ tiếp tục lệnh cấm từ thời Donald Trump để cấm các công ty đầu tư Mỹ, quỹ hưu trí và những người khác mua cổ phần của các công ty Trung Quốc được Bộ Quốc phòng chỉ định là hậu thuẫn hoặc liên kết với quân đội Trung Quốc.

Rõ ràng, dù đã thiện trí với nhau hơn về các vấn đề ngoại giao, khí hậu và thương mại, song rõ ràng Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nhiều khoảng cách cần vượt qua.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế