Mỹ và Nga mâu thuẫn về hoạt động quân sự ở Bắc Cực

Thứ sáu, 21/05/2021 16:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền ông Biden đang dẫn đầu một chiến dịch chống lại những nỗ lực của Nga nhằm khẳng định quyền lực đối với hoạt động vận chuyển hàng hải ở Bắc Cực.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AP

Bài liên quan

Khi Nga đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bắc Cực vào thứ Năm (20/5), Mỹ đã tập hợp các thành viên khác để phản đối kế hoạch của Moscow trong việc thiết lập các quy tắc hàng hải ở Tuyến đường biển phía Bắc, chạy từ Na Uy đến Alaska và mong muốn nối lại các cuộc đàm phán quân sự cấp cao trong khối 8 quốc gia. Các cuộc đàm phán đó đã bị đình chỉ vào năm 2014 vì các hành động của Nga ở Ukraine.

Nỗ lực này phản ánh những lo ngại ngày càng tăng ở Washington và một số đồng minh NATO về sự gia tăng hoạt động quân sự và thương mại của Nga trong khu vực đang được khai thông do tác động của biến đổi khí hậu.

Nga cũng bày tỏ sự nghi ngờ tương tự về động cơ của NATO.

Tại cuộc họp của các Ngoại trưởng thuộc Hội đồng Bắc Cực ở Reykjavik, thủ đô của Iceland, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nhóm nên duy trì sự tập trung vào hợp tác hòa bình về các vấn đề môi trường, an toàn hàng hải và hạnh phúc của người dân bản địa trong khu vực.

“Bắc Cực là một khu vực cạnh tranh chiến lược đã thu hút sự chú ý của thế giới. Nhưng Bắc Cực không chỉ là một khu vực quan trọng về mặt chiến lược hoặc kinh tế. Đây là quê hương của người dân và phải duy trì sự hợp tác hòa bình. Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ sự hợp tác hòa bình đó", ông Blinken nói.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì quản trị hiệu quả và pháp quyền để đảm bảo rằng Bắc Cực vẫn là một khu vực không có xung đột, nơi các quốc gia hành động có trách nhiệm.

Trước đó, ông đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của các quy tắc hàng hải do Nga đề xuất và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hoạt động quân sự của Nga ở miền Bắc.

Một số Ngoại trưởng khác, bao gồm Canada, Iceland, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển, đã lặp lại lời kêu gọi của ông Blinken về việc giữ hoà bình cho Bắc Cực dưới quyền quốc tế chứ không phải của từng quốc gia riêng lẻ. Đại diện của các quần thể bản địa Bắc Cực cũng kêu gọi các quốc gia lớn lắng nghe tiếng nói của họ.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, người đã bác bỏ chỉ trích của Mỹ vào đầu tuần này, nói rằng "Bắc Cực là lãnh thổ của Nga, đất của Nga", đồng thời đặt câu hỏi về động cơ của NATO trong việc triển khai máy bay ném bom và tàu ngầm đến khu vực này. Ông cũng nói rằng việc nối lại các hoạt động đàm phán sẽ giúp tăng cường tính ổn định trong khu vực.

“Điều quan trọng là phải mở rộng các mối quan hệ tích cực mà chúng ta có trong Hội đồng Bắc Cực, bao gồm cả lĩnh vực quân sự, bằng cách làm sống lại đối thoại đa phương về các vấn đề quân sự giữa bộ tham mưu của các quốc gia Bắc Cực", ông Lavrov nói.

Ông cũng nói rằng việc nối lại đối thoại sẽ là một ưu tiên đối với Nga khi nước này đứng đầu hội đồng.

“Chúng tôi đã quyết định rằng trong vòng 3 năm tới, chúng tôi sẽ tạo điều kiện thích hợp để thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa các thành viên Hội đồng Bắc Cực", ông nhấn mạnh.

Chủ tịch hội đồng sắp mãn nhiệm, Bộ trưởng Ngoại giao Iceland Gudlaugur Thor Thordarson không tỏ ra hào hứng.

Ngoại trưởng Lavrov cũng đưa ra lời dị nghị với NATO và Mỹ, cáo buộc khối này và Mỹ có hành động ngạo mạn đối với Nga cũng như gây  lo ngại về an ninh nước Nga. Ông đặc biệt chú tâm tới Na Uy, quốc gia đang sửa đổi luật về sự hiện diện quân sự ở nước ngoài để cho phép luân chuyển liên tục các thiết bị quân sự và nhân viên.

Ông nói: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về những gì đang diễn ra gần biên giới của chúng tôi và Na Uy thực sự là một nước láng giềng rất thân thiết của chúng tôi. Chúng tôi có quan hệ rất tốt với Na Uy. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến căng thẳng quân sự gia tăng do các hoạt động triển khai quân sự ở Na Uy và khu vực Baltics vẫn còn đó".

"Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh của mình, nhưng ưu tiên của chúng tôi là đối thoại", ông khẳng định.

Ông Lavrov cũng đề xuất một cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Hội đồng Bắc Cực sẽ được tổ chức vào một thời điểm nào đó trong hai năm tới và cho biết Moscow rất muốn thúc đẩy hợp tác.

Trung Kiên

Tin khác

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

(CLO) Hôm nay (19/4), người dân Ấn Độ bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lớn nhất thế giới để chọn ra nhà lãnh đạo của đất nước. Thủ tướng Narendra Modi được đánh giá sẽ tái đắc cử nhờ thành công và danh tiếng trong 2 nhiệm kỳ vừa qua.

Thế giới 24h
Dịch tả đang hoành hành ở miền nam châu Phi, khiến hơn 1000 người thiệt mạng

Dịch tả đang hoành hành ở miền nam châu Phi, khiến hơn 1000 người thiệt mạng

(CLO) Zambia, Zimbabwe và Malawi là tâm điểm của đợt bùng phát dịch tả nguy hiểm nhất ở miền nam châu Phi trong ít nhất một thập kỷ. Kho dự trữ vắc xin nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đã cạn kiệt.

Thế giới 24h
Trung Đông 'nín thở' khi Israel và Iran đe đọa tấn công cơ sở hạt nhân của nhau

Trung Đông 'nín thở' khi Israel và Iran đe đọa tấn công cơ sở hạt nhân của nhau

(CLO) Trung Đông đang nín thở chờ đợi trong lo lắng khi Israel thề sẽ trả đũa Iran vì vụ không kích cuối tuần trước.

Thế giới 24h
Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

(CLO) Phiên tòa hình sự lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (18/4) đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn. Những người này sẽ đánh giá ông có tội hay vô tội trong vụ án "trả tiền bịt miệng" cho một ngôi sao khiêu dâm.

Thế giới 24h
Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

(CLO) Mỹ hôm thứ Năm (18/4) đã ngăn Hội đồng Bảo an thông qua tư cách thành viên chính thức của Palestine tại Liên hợp quốc. Nhiều tiếng nói bất bình đã được đưa ra sau quyết định của Mỹ.

Thế giới 24h