Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác với nhau ở Myanmar?

Thứ ba, 16/03/2021 18:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liệu Mỹ có thể chuyển từ “cạnh tranh cực đoan” sang “hợp tác cực đoan” với Trung Quốc vì lợi ích của người dân Myanmar và sự ổn định trong khu vực? Đó là câu hỏi duy nhất được đặt ra giữa các nhà lãnh đạo khu vực.

Người dân Myanmar biểu tình ở Yangon. Ảnh: BBC

Người dân Myanmar biểu tình ở Yangon. Ảnh: BBC

Bài liên quan

Cuộc gặp tại Anchorage, Alaska vào cuối tuần này giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc có thể mở ra một động lực mới để điều chỉnh lại quan hệ song phương và hơn thế nữa. Hai siêu cường có thể tạo ra sự khác biệt trong bối cảnh an ninh khó lường bằng cách tiếp tục các cuộc đối thoại mang tính xây dựng.

Trong tuần qua, cả hai bên đã đưa ra các tín hiệu trong việc quản lý kỳ vọng toàn cầu khi các nhà lãnh đạo hai nước đã không gặp mặt trực tiếp trong một thời gian.

Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền ông Biden luôn duy trì một lập trường kiên cường để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, không giống như thời ông Trump, uy tín của Nhà Trắng hiện nay đã tăng lên và đang được cộng đồng quốc tế coi trọng khi nhóm ngoại giao và an ninh công bố tầm nhìn và cách tiếp cận của họ.

Chính quyền Biden đã chủ động liên hệ với các đồng minh và bạn bè trên toàn thế giới. Đáp lại, Trung Quốc đã có những tuyên bố tích cực kêu gọi đối thoại và hợp tác cùng có lợi để xoa dịu luận điệu cứng rắn của Mỹ và đứng về các vấn đề khó khăn bao gồm thương mại và nhân quyền.

Với quan điểm của Tổng thống Joe Biden về một chủ nghĩa đa phương rộng rãi, Mỹ và Trung Quốc có nhiều không gian hơn để đưa ra các lập trường chung về các vấn đề toàn cầu.

Việc Washington trở lại Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran và Tổ chức Y tế Thế giới, cũng như ngừng hỗ trợ cho cuộc chiến do Ả Rập Xê-út dẫn đầu ở Yemen, đã được nhiều người hoan nghênh.

Giới trẻ xuống đường kêu gọi biểu tình ở Myanmar. Ảnh: FT

Giới trẻ xuống đường kêu gọi biểu tình ở Myanmar. Ảnh: FT

Tại cuộc họp cấp cao sắp tới, bên cạnh các cuộc thảo luận song phương về các vấn đề đang gây tranh cãi, cả Mỹ và Trung Quốc cũng có thể đề cập tới các vấn đề khác mà song phương có thể làm việc hoặc thậm chí cạnh tranh với nhau.

Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra tuyên bố chung lên án mạnh mẽ các vụ bạo lực nhằm vào những người biểu tình ôn hòa, bao gồm cả phụ nữ, thanh niên và trẻ em ở Myanmar. Đây từng là chủ đề của những bất đồng và các phủ quyết bất tận. Hội đồng cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hạn chế đối với nhân viên y tế, xã hội dân sự, thành viên công đoàn, nhà báo và nhân viên truyền thông và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ một cách tùy tiện. Quan điểm chung của hội đồng có thể là tiền đề để Mỹ và Trung Quốc hợp tác trong việc tìm kiếm hòa bình ở Myanmar.

Nếu đội ngũ Hoa Kỳ do Ngoại trưởng Antony Blinken dẫn đầu cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Jack Sullivan và những quan chức khác, thì ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Vương Nghị, Ủy viên Quốc vụ và Bộ trưởng Ngoại giao là người đại diện cho phía Trung Quốc. Cả hai bên có thể giúp đưa ra một giải pháp nhanh hơn cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar.

Cả hai quốc gia đều nhận ra rằng nếu tình trạng hỗn loạn kéo dài, nó sẽ gây ra hậu quả sâu rộng cho tất cả mọi người, đặc biệt là giữa hai nước. Cả hai có nhiều thứ để mất về lâu dài.

Một người biểu tình bị bắt giữ ở Myanmar. Ảnh: AJ

Một người biểu tình bị bắt giữ ở Myanmar. Ảnh: AJ

Khả năng phối hợp và lợi ích 

Tuy nhiên, nếu Washington và Bắc Kinh có thể tập trung vào những biện pháp tạm thời tại Myanmar, bao gồm việc yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, đảm bảo an toàn cho những người biểu tình, trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ và theo đuổi đối thoại và hòa giải. Đó sẽ là một đề xuất đôi bên cùng có lợi.

Ở cấp độ toàn cầu, hợp tác Mỹ-Trung có thể thuyết phục các cường quốc khác tham gia tích cực hơn nữa với nhau để thực hiện mong muốn của Hội đồng Bảo an.

Trong phạm vi khu vực, Hội đồng Bảo an cũng tạo động lực cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là ASEAN, tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này một cách thực tế và toàn diện nhất. Tuần trước, tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh Quad cũng ủng hộ mạnh mẽ sự thống nhất và trung tâm của ASEAN. Rõ ràng, ASEAN được thế giới đánh giá là tổ chức khả thi nhất để giải quyết xung đột ở Myanmar.

Vào thời điểm này, chế độ quân sự do Thượng tướng Min Aung Hlaing đứng đầu và đảng cầm quyền, Liên đoàn Dân chủ Quốc gia, không thể gặp mặt trực tiếp để có bất kỳ cuộc đối thoại và thương lượng nghiêm túc nào.

Họ vẫn chưa thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng mà hành động của họ đã gây nên. Tại thời điểm này, các thành viên ASEAN đang làm việc ở hậu trường với sự tham vấn chặt chẽ của các bên liên quan ở Myanmar để phá vỡ sự bế tắc.

Sau cuộc họp cấp bộ trưởng không chính thức vào ngày 2/3, mỗi thành viên ASEAN cũng đã đưa ra một tuyên bố riêng nhằm củng cố lập trường chung của khối về cuộc khủng hoảng, kêu gọi tất cả các bên thực hiện tối đa sự kiềm chế cũng như linh hoạt, nhằm giảm leo thang tình hình và giải phóng những người bị giam giữ, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình thông qua đối thoại hoặc thông qua bất kỳ kênh nào mang tính xây dựng.

Các nhà lãnh đạo ASEAN thể hiện rõ tinh thần sẵn sàng hỗ trợ Myanmar để tìm ra giải pháp tốt nhất như một gia đình. Nhưng liệu khối có thể làm được như vậy hay không phụ thuộc vào lòng tin của các bên liên quan đối với ASEAN.

Quân đội dùng vòi rồng để giải tán người biểu tình ở Yangon. Ảnh: Guardian

Quân đội dùng vòi rồng để giải tán người biểu tình ở Yangon. Ảnh: Guardian

Sau cuộc họp kín được cho là ở Bangkok giữa Indonesia, Thái Lan và quân đội Myanmar vào ngày 24/2, thái độ của phía quân đội đột nhiên thay đổi. Khi đặc phái viên của LHQ về Myanmar, bà Christine Burgerner, thúc giục LHQ khiển trách quân đội, các nhà lãnh đạo quân đội đã quyết định cắt đứt liên lạc với bà, để lại đường dây liên lạc duy nhất cho LHQ thông qua các thành viên ASEAN.

Với các cuộc đàn áp tàn bạo và đổ máu khiến hơn 100 người thiệt mạng, các nước phương Tây đang gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo quân sự chủ chốt và mạng lưới tài chính của họ.

Vẫn còn phải chờ xem những gì sẽ diễn ra sau ngày 31/3 tới đây. Khi nhiệm kỳ của các đại diện từ cuộc bầu cử năm 2015 kết thúc vào ngày này, Ủy ban Đại diện cho Nghị viện Liên minh có kế hoạch thành lập một chính phủ lâm thời có hiệu lực từ ngày 1/4. Bài học kinh nghiệm từ Trung Đông, đặc biệt là ở Libya và Syria, liên quan đến hai chính phủ tồn tại song song và những hậu quả không lường trước luôn được các quốc gia thành viên LHQ đặt lên hàng đầu.

Với những hoàn cảnh linh hoạt như vậy, sẽ là lợi ích cho các cường quốc khi thấy một trong những quốc gia đa dạng nhất thế giới duy trì trạng thái thống nhất và hội nhập trở lại với Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là trong thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19. Như hiện tại, không có quốc gia nào được hưởng lợi.

Đối với chính quyền của ông Biden, người vốn đang mong muốn xây dựng một hình ảnh toàn cầu mới của Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng ở Myanmar là một may mắn được ngụy trang, cho phép Washington thể hiện sự lãnh đạo mới, kiên định nhưng hợp tác. Nó sẽ có tác động nhanh chóng đến cấu trúc khu vực và thiết lập lại quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang phức tạp.

Cả hai bên đều có thể biến "sự cạnh tranh gay gắt" của họ thành "sự hợp tác cực đoan". Sự hợp tác đó sẽ cho phép ASEAN đóng vai trò thúc đẩy hiệu quả. Như vậy, chế độ quân sự của Myanmar sẽ hợp tác hơn trong việc ngồi vào bàn đàm phán.

Bất kỳ động thái tích cực nào ở Anchorage sẽ là phần thưởng lớn đối với người dân Myanmar khi Tết cổ truyền Thingyan chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ diễn ra. Năm ngoái, do đại dịch, lễ kỷ niệm đã bị hủy bỏ. Myanmar xứng đáng được đón năm mới như các nước láng giềng Đông Nam Á của mình.

Hoàng Việt

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua việc bỏ phiếu cho gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào thứ Bảy, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h