Myanmar áp tội danh giết người, phản quốc đối với lãnh đạo biểu tình

Thứ năm, 29/04/2021 11:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà chức trách Myanmar đang tìm cách đệ đơn cáo buộc tội giết người và phản quốc chống lại một trong những nhà lãnh đạo chính của chiến dịch biểu tình, đài truyền hình nhà nước cho biết hôm thứ Tư (28/4).

Chính quyền quân sự tìm cách cáo buộc lãnh đạo người biểu tình tội giết người và phản quốc - Ảnh: AP

Chính quyền quân sự tìm cách cáo buộc lãnh đạo người biểu tình tội giết người và phản quốc - Ảnh: AP

Bài liên quan

Lực lượng an ninh Myanmar đã bắt giữ Wai Moe Naing vào ngày 15 tháng 4 khi anh ta dẫn đầu một cuộc biểu tình phản đối bằng xe máy ở thị trấn trung tâm Monywa.

Đài truyền hình Myanmar trong bản tin chính buổi tối đã phát một danh sách các cáo buộc đối với anh ta, bao gồm giết người và phản quốc, mà họ cho biết đã được đệ trình lên cảnh sát.

Wai Moe Naing, một người Hồi giáo 25 tuổi, nổi lên như một trong những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của phe đối lập với cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 lật đổ chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra ở các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước Myanmar kể từ cuộc đảo chính, với Monywa là một trong những trung tâm chính của phe đối lập.

Một nhóm hoạt động cho biết quân đội Myanmar đã đàn áp bằng vũ lực sát thương đối với những người biểu tình, khiến hơn 750 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị bắt giữ. 

Kể từ sau cuộc đảo chính, các cuộc giao tranh cũng gia tăng giữa quân đội và lực lượng nổi dậy người dân tộc thiểu số Karen ở phía đông, với nhiều cuộc không kích khiến dân làng chạy sang nước láng giềng Thái Lan, các quan chức Thái Lan cho biết.

Trước đó, hôm thứ Tư (28/4), chính phủ đoàn kết ủng hộ dân chủ của Myanmar, được thành lập để phản đối chính quyền, đã bác bỏ các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng cho đến khi tất cả các tù nhân chính trị được trả tự do.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên đã cố gắng tìm ra con đường để Myanmar thoát khỏi khủng hoảng khi tổ chức một cuộc họp vào thứ Bảy (24/4) tại thủ đô Indonesia, với sự góp mặt của lãnh đạo quân đội, Thống tướng Min Aung Hlaing.

Chính phủ Thống nhất Quốc gia ủng hộ dân chủ Myanmar (NUG) mới được thành lập, bao gồm các thành viên của quốc hội bị lật đổ bởi cuộc đảo chính, đã không được mời tham dự các cuộc đàm phán. Họ cho rằng ASEAN nên mời họ tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của người dân Myanmar. 

Thủ tướng NUG, Bộ trưởng Mahn Winn Khaing Thann, cho biết: 'Trước khi bất kỳ cuộc đối thoại mang tính xây dựng nào có thể diễn ra, phải có sự phóng thích vô điều kiện đối với các tù nhân chính trị bao gồm Tổng thống U Win Myint và Cố vấn Nhà nước Daw Aung San Suu Kyi' .

Các lãnh đạo gồm ông Win Myint, Suu Kyi và những người khác đã bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính và hiện vẫn chưa có dấu hiệu rằng họ sẽ được phóng thích. 

Quân đội Myanmar cho biết họ phải giành lấy quyền lực vì các khiếu nại về gian lận bầu cử đã không được một ủy ban bầu cử coi là công bằng trong bầu cử giải quyết.

Sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Jakarta, Indonesia, các nhà lãnh đạo ASEAN cho biết sau cuộc họp cuối tuần rằng họ đã đạt được 'đồng thuận 5 điểm' về các bước nhằm chấm dứt bạo lực và thúc đẩy đối thoại giữa các bên tại Myanmar.

Tuy nhiên, chính quyền quân sự sau đó từ chối chấp nhận các đề xuất của ASEAN, nói rằng họ sẽ xem xét vấn đề 'khi tình hình trở lại ổn định' và cung cấp các đề xuất này tạo điều kiện thuận lợi cho lộ trình riêng của quân đội.

Hãng truyền thông Myanmar Now đưa tin, hôm qua (28/4), những người biểu tình đã tuần hành để ủng hộ NUG ở thành phố lớn thứ hai Mandalay. Không có báo cáo về bạo lực tại cuộc biểu tình nhưng hai quả bom nhỏ - một ở Mandalay và một ở thành phố chính của Yangon - đã phát nổ làm một số người bị thương.

Trước đó, quân nổi dậy Karen đã chiếm các đồn quân đội Myanmar gần biên giới Thái Lan hôm thứ Ba  trong một số cuộc đụng độ dữ dội nhất kể từ cuộc đảo chính. Quân đội tiến hành các cuộc không kích đáp trả vào ngày thứ Tư (28/4), với máy bay chiến đấu và trực thăng, khiến khoảng 100 dân làng phải sang phía biên giới Thái Lan, chính quyền Thái Lan cho biết.

Người Karen và các lực lượng dân tộc thiểu số khác có trụ sở tại các vùng biên giới đã ủng hộ các đối thủ ủng hộ dân chủ chủ yếu ở thành thị của chính quyền.

Các cuộc đụng độ cũng đã nổ ra tại Bang Chin, giáp biên giới với Ấn Độ, giữa các nhà hoạt động chống đảo chính và lực lượng an ninh. Myanmar Now báo cáo 30 binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng trong bốn ngày đụng độ ở đó.

Quang Anh

Tags:

Tin khác

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h
Yếu thế trên chiến trường, ông Zelenskyy thúc giục Mỹ nhanh chóng viện trợ quân sự

Yếu thế trên chiến trường, ông Zelenskyy thúc giục Mỹ nhanh chóng viện trợ quân sự

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với Chủ tịch Hạ viện Mỹ trong cuộc điện đàm hôm 28/3 rằng điều quan trọng là Quốc hội Mỹ phải nhanh chóng thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Kiev.

Thế giới 24h
Tòa án Thế giới ra lệnh cho Israel chấm dứt nạn đói ở Gaza

Tòa án Thế giới ra lệnh cho Israel chấm dứt nạn đói ở Gaza

(CLO) Ngày 28/3, Tòa án Thế giới đã nhất trí ra lệnh cho Israel thực hiện mọi hành động cần thiết và hiệu quả để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân Palestine ở Gaza, đồng thời ngăn chặn nạn đói lan rộng.

Thế giới 24h