Năm 2013, cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp

Thứ sáu, 27/01/2023 07:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu sẽ chưa thể an toàn cho đến khi cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine kết thúc.

Đó là lời cảnh báo của Cindy McCain, đại sứ Hoa Kỳ tại các cơ quan lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, vị này đã ví đây là "cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất, tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2". Đồng thời, bà cảnh báo rằng một số quốc gia ở Châu Phi đang trên bờ vực của nạn đói, mọi chuyện đều do khủng hoảng Nga – Ukraine đẩy giá cả lên mức “chóng mặt”.

Thật khó tin, khi toàn nhân loại đều hân hoan bước vào kỷ nguyên số, một thế giới đầy hiện đại và văn minh, nạn đói vẫn có thể hoành hành khủng khiếp đến như vậy.

Trong năm nay, cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi đó, nguồn cung cấp sẽ không an toàn cho đến khi cuộc chiến Nga - Ukraine kết thúc, đại sứ lương thực Hoa Kỳ đã cảnh báo.

nam 2013 cuoc khung hoang gia luong thuc toan cau se tiep tuc dien bien phuc tap hinh 1

Bà Cindy McCain (giữa) trong chuyến thăm Sri Lanka tháng 9 vừa qua. Ảnh: Chamila Karunarathne/EPA.

Hoa Kỳ đang rất nỗ lực viện trợ cho các cơ quan của Liên Hợp Quốc trong công cuộc xoa dịu khủng hoảng lương thực có thể sẽ bị "thắt chặt" trong năm nay.

Bà McCain tiếp tục tuyên bố, các nhà đầu cơ trên thị trường tài chính không lợi dụng tình trạng hỗn loạn để đẩy giá lên cao. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng đáng kể đến tương lai lương thực toàn cầu.

Giá lương thực đã giảm kể từ khi chạm mức cao nhất vào năm 2022, làm dấy lên hy vọng rằng cuộc khủng hoảng - trong thời gian đó đã xảy ra tình trạng lạm phát lương thực tràn lan ở cả các nước phát triển và đang phát triển, và tình trạng thiếu lương thực chính ở một số quốc gia.

nam 2013 cuoc khung hoang gia luong thuc toan cau se tiep tuc dien bien phuc tap hinh 2

Nạn đói ở vùng Sừng châu Phi đang trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Ảnh: Internet.

Bà McCain nhận định: Thực tế, giá lương thực đang hạ nhiệt không có nghĩa là cuộc khủng hoảng này sắp kết thúc… Thời điểm này đang độ mùa trồng trọt (vụ xuân) ở Ukraine. Những người nông dân nơi đây sao có thể yên chí làm lụng khi vẫn phải nơm nớp lo sợ tiếng bom rơi đạn lạc, trong khi đó, một số máy móc và khu vực trồng trọt của họ đã bị hư hỏng.

Bà nói thêm rằng xuất khẩu ngũ cốc trong khu vực cũng bị đình trệ do các hành động của Nga. “Chúng tôi đã không thể tiếp cận được nhiều ngũ cốc. Thông thường chúng tôi có thể mang ra đâu đó gần 20 triệu tấn. Có hơn 100 tàu đang chờ để vào các cảng Biển Đen. Vì vậy, cuộc khủng hoảng này vẫn chưa kết thúc, và liên quan đến lương thực và an ninh lương thực, tình hình chỉ càng trở nên trầm trọng hơn”.

Một số yếu tố đã kết hợp để tạo ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngoài chiến sự Nga - Ukraine. Ukraine không chỉ là nhà xuất khẩu ngũ cốc và dầu thực vật lớn mà còn là phân bón, và việc giá năng lượng tăng vọt do các mối đe dọa của Nga đối với nguồn cung cấp khí đốt cũng đã đẩy chi phí sản xuất lương thực lên cao.

Nhiều quốc gia đã ở trong tình thế bấp bênh với nguồn cung cấp lương thực do tác động kéo dài của đại dịch Covid-19.

Nhiều khu vực tại châu Phi đã bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người dân tại nơi đây không thể tự nuôi sống mình bằng mọi giá.

Một số chuyên gia thực phẩm đã cảnh báo rằng hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hóa, với việc các nhà giao dịch tài chính đặt cược vào giá lương thực và một số ít công ty thống trị giao dịch vật chất đối với các mặt hàng chính như ngũ cốc, đã góp phần đẩy giá lên cao hơn nữa.

Trong năm nay, nhiều nguồn tin cho rằng nguồn tài trợ từ Hoa Kỳ cho cả nỗ lực nghiên cứu và lương thực quốc tế có thể bị giảm.

Theo báo cáo mới nhất từ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP): Năm 2022 vừa qua, toàn cầu đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong suốt nhiều thập niên, khi có tới 1 tỷ người bị đói mỗi ngày.

Trong khi đó, số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng hơn gấp đôi trên toàn thế giới, từ 135 triệu người lên 345 triệu kể từ năm 2019 tới nay.

Đáng sợ hơn là con số gần 50 triệu người đang trên bờ vực chết đói, chủ yếu đến từ châu Phi và khu vực Trung Đông. Con số này đã tăng từ 21 triệu người vào năm 2016.

Hiện tại, một phần khá lớn tại “lục địa đen” đang ở rất gần nạn đói. Nạn đói là một tình trạng thảm khốc, mọi quốc gia, mọi Chính phủ, các Tổ chức nên hành động để ngăn chặn thảm hoạ khốc liệt nhất có thể diễn ra.

Khánh Vy (Theo Guardian)

Bình Luận

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp