Năm 2023, lạm phát có thể vượt qua ngưỡng trên 5,5%

Thứ năm, 12/05/2022 10:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam, lạm phát của nước ta có thể vượt qua ngưỡng 5% trong năm 2023.

Điểm sáng kinh tế quý đầu năm 2021

Tại Nghị quyết 01, Chính phủ đã đặt ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, như tăng trưởng GDP đạt 6% - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.900 USD, lạm phát được duy trì dưới 4%.

Trải qua 4 tháng đầu năm 2022 với rất nhiều biến động, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng ở một số ngành, lĩnh vực.

nam 2023 lam phat co the vuot qua nguong tren 55 hinh 1

Trải qua 4 tháng đầu năm 2022 với rất nhiều biến động, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng ở một số ngành, lĩnh vực.

Tại diễn đàn dự báo kinh tế Việt Nam 2022 diễn ra vào sáng 12/5, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, một trong những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, là trong quý I/2022, GDP ước đạt 5,03% so với cùng kỳ, lạm phát được kiểm soát, CPI 4 tháng chỉ tăng 2,1%, các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan. 

Đặc biệt, trong quý I/2022, Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng mạnh trong quý IV/2021, là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4. 

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay tại Việt Nam. 

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5,92 tỷ USD, là giá trị cao nhất trong 4 tháng đầu năm trong các năm 2018-2022, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022. 

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, từ đầu năm đến nay, nước ta đã chứng kiến một số dự báo lạc quan từ các tổ chức quốc tế, như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023; Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt 5,3% năm 2022, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%.

nam 2023 lam phat co the vuot qua nguong tren 55 hinh 2

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng, tại Việt Nam, tiến trình phục hồi kinh tế sẽ mạnh lên từ việc thực thi Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023… 

Bên cạnh những dự báo lạc quan, ông Phương nhìn nhận một thực tế là khó khăn, thách thức đang ngày càng lớn khi đại dịch Covid-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động rất lớn. 

Thách thức lạm phát

Một trong những áp lực lớn nhất trong năm 2022 chính là công tác kiểm soát lạm phát. Trong thời gian qua, do các tác động của thế giới, nhiều mặt hàng nhiên, nguyên liệu như xăng dầu, khí đốt, than đá đã tăng rất mạnh, điều này khiến mặt bằng giá cả chung đều tăng.

TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Có 3 yếu tố đang ảnh hưởng tới công tác kiểm soát lạm phát.

nam 2023 lam phat co the vuot qua nguong tren 55 hinh 3

TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Thứ nhất, lạm phát chuỗi cung ứng là nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới.

Thứ hai, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Theo TS Nguyễn Bích Lâm, kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%.

Điều này đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại. 

Thứ ba, tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong đó, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.

Căn cứ vào các yếu tố tác động từ lạm phát, TS Nguyễn Bích Lâm dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 nằm trong khoảng 4% - 4,5%. Tuy nhiên, năm 2023, lạm phát có thể vượt lên ngưỡng 5 - 5,5%.

TS Nguyễn Bích Lâm phân tích: Với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và dự báo năm 2023 lạm phát vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam khoảng 5%- 5,5%. 

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô