Nam Phi phát hiện biến chủng nCoV mới, lan ra ít nhất 7 quốc gia

Chủ nhật, 29/08/2021 08:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia cho biết, biến chủng này được cảnh báo đã xuất hiện ở hầu hết tỉnh của Nam Phi và lan ra ít nhất 7 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sự kiện: COVID-19

nam phi phat hien bien chung ncov moi lan ra it nhat 7 quoc gia hinh 1

Nam Phi phát hiện biến chủng nCoV mới, đã lan ra ít nhất 7 quốc gia. Ảnh minh họa

Trong nghiên cứu đăng tải trên medRxiv (đang chờ phản biện), nhóm chuyên gia tại Nam Phi phát hiện một biến chủng nCoV mới khi phân tích làn sóng Covid-19 thứ 3 của Nam Phi (xuất hiện từ cuối tháng 5). Họ đánh giá biến chủng này cần được quan tâm bởi đặc điểm trong trình tự gene của nó.

Theo bài báo, biến chủng này được gán vào dòng PANGO C.1.2, gọi tắt tên là C.1.2, tiến hóa từ dòng C.1.

Phát hiện này được xem là bất thường bởi lần cuối cùng dữ liệu theo dõi ghi nhận thông tin của dòng C.1 tại Nam Phi là vào cuối tháng 1.

Các tác giả cho hay, đến nay, C.1.2 được phát hiện ở phần lớn các tỉnh của Nam Phi và 7 quốc gia khác trải dài từ châu Phi, châu Âu, châu Á đến châu Đại Dương.

Tháng 5, C.1.2 được phát hiện lần đầu tiên ở các tỉnh Mpumalanga và Gauteng của Nam Phi. Ngay sau đó, nó đã được phát hiện ở nhiều khu vực, như tỉnh KwaZulu-Natal và Limpopo của nước này, rồi lan sang Anh, Trung Quốc.

Đến ngày 13/ 8, biến chủng C.1.2 được tìm thấy ở phần lớn các tỉnh tại Nam Phi và nhiều nước như New Zealand, Mauritius, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi khả năng lây truyền cũng như độc lực của biến chủng này qua các nghiên cứu trong ống nghiệm.

C.1 từng được xem là biến chủng có tốc độ lây truyền rất chậm. Sau đó, C.1 được phát hiện ở Cộng hòa Mozambique với những đột biến mới (thay đổi mã di truyền của virus). Nó được gán mã số thuộc dòng PANGO C.1.1 để theo dõi trên mạng lưới giám sát của Nam Phi.

Nhờ vậy, thời gian gần đây, nhóm chuyên gia phát hiện hàng loạt F0 trong làn sóng Covid-19 thứ 3 của Nam Phi mang trình tự gene của biến chủng mới. Các trình tự này khác với C.1.1. Kết quả giải trình tự gene biến chủng mới được các nhà khoa học Nam Phi gán theo dõi là dòng PANGO C.1.2 vào ngày 22/7.

Tuy nhiên, điều mà nhóm quan tâm nhất chính là C.1.2 đã tích lũy các đột biến bổ sung. Những đột biến này cũng có khả năng ảnh hưởng hiệu quả của kháng thể trung hòa.

Các nhà nghiên cứu thậm chí phát hiện trình tự gene của C.1.2 rất gần với biến chủng Lambda (C.37) về nhiều mặt.

Theo báo cáo của nhóm tác giả, C.1.2 chứa nhiều đột biến mới so với C.1 cũng như các biến chủng cần chú ý (VOIs) hay đáng quan ngại (VOCs) khác như Beta, Alpha, Delta… Khoảng 52% đột biến trong C.1.2 đã từng xuất hiện ở các biến chủng VOIs và VOCs.

Điển hình như đột biến D614G, phổ biến trên tất cả biến chủng nCoV mới. Hay đột biến E484K và N501Y cũng đã được tìm thấy trong các biến chủng Beta, Gamma. N501Y trong Alpha và E484K được tìm thấy trong biến thể Eta.

Những biến chủng này đều đã xuất hiện trong bộ gene của C.1.2 khiến giới chuyên gia lo lắng. Bởi đây đều là các đột biến chiếm ưu thế, từng được cảnh báo giúp biến chủng nCoV lây lan nhanh hơn, nguy cơ kháng lại vaccine.

Từ khi biến chủng Beta (B.1.3.51) được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi, chúng vẫn thường xuyên được theo dõi trên Mạng lưới Giám sát bộ gene (NGS-SA) của nước này. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Beta vào nhóm biến chủng mới đáng quan ngại (VOCs), cấp độ cao hơn biến chủng cần được chú ý (VOIs).

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe