Nam Sông Hậu có dấu hiệu tăng vốn bất thường?

Thứ tư, 01/01/2020 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Có thể thấy việc tăng vốn hơn 1.200 tỷ, gấp 20 lần chỉ trong vòng 7 năm của Nam Sông Hậu – quả thực là một mức tăng “thần tốc”. Liệu vẫn những con người đó, Ban lãnh đạo có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của Nam Sông Hậu hay không?

Việc CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) lên sàn đã tăng kịch trần đã lộ ra những nghi ngại bất thường trong quá trình tăng vốn, cũng như trị giá cổ phiếu Nam Sông Hậu. 

Bài liên quan

Với mục đích không chỉ đảm bảo tính minh bạch của thị trường chứng khoán mà cùng với đó là đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Báo Nhà báo & Công luận tạo những góc nhìn đa chiều để các cơ quan quản lý liên quan như: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hậu Giang, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và nhà đầu tư "nhìn rõ" hơn về Nam Sông Hậu.

 

Cửa hàng xăng dầu của Nam Sông Hậu (ảnh TL)

Cửa hàng xăng dầu của Nam Sông Hậu (ảnh TL)

 

Nam Sông Hậu có dấu hiệu tăng vốn bất thường?

Theo bản cáo bạch, trong quá trình hình thành phát triển đến nay, Nam Sông Hậu đã nhiều lần thực hiện tăng vốn điều lệ với quy mô lớn. Cụ thể, kể từ khi được cấp giấy phép thành lập năm 2012 đến năm 2019 vốn điều lệ của Công ty đã tăng từ 60 tỷ đồng lên 1.261,97 tỷ đồng.

Riêng năm 2014, trong vòng 3 tháng có tới 3 lần tăng vốn, tổng cộng từ 60 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng. Đặc biệt, trong 3 năm gần nhất từ năm 2017 đến năm 2019, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 250 tỷ đồng lên 1.261,97 tỷ đồng.

Đáng chú ý, quá trình tăng vốn từ tháng 5/2014 đến tháng 8/2018 vẫn chỉ xoay quanh số lượng 3 cổ đông. Mãi đến đợt cuối cùng ở tháng 5/2019, sau khi tăng vốn thành công từ 800 tỷ đồng lên hơn 1.261 tỷ đồng mới xuất hiện cổ đông thứ 4 thông qua hình thức phát hành riêng lẻ hơn 40 triệu cổ phiếu theo mệnh giá.

Nhưng đến ngày 21/1/2020, trong bản cáo bạch thể hiện danh sách cổ đông của Nam Sông Hậu đã lên tới 425 người, tất cả đều là cổ đông cá nhân trong nước. Trong đó có duy nhất 1 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của công ty là ông Mai Văn Huy – chủ tịch HĐQT. Cụ thể, số lượng cổ phần ông Huy nắm giữ là hơn 84,1 triệu cổ phần, tương ứng 66,65% vốn điều lệ của Nam Sông Hậu.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Nam Sông Hậu có trình bày việc tăng vốn điều lệ trong tương lai là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng vốn nhanh có thể tác động tới các chỉ số tài chính, cụ thể làm giảm chỉ tiêu sinh lời trên vốn và tài sản của Nam Sông Hậu trong ngắn hạn dẫn đến ảnh hưởng đến thu nhập của cổ đông trong ngắn hạn.

Có thể thấy, với việc tăng vốn hơn 1.200 tỷ, từ 60 tỷ đồng lên hơn 1.261 tỷ đồng (gấp 20 lần) chỉ trong vòng 7 năm của Nam Sông Hậu – đây quả thực là một mức tăng “thần tốc”. Chính điều này đặt ra câu hỏi liệu năng lực quản lý của Ban lãnh đạo có đáp ứng được yêu cầu phát triển của Nam Sông Hậu hay không khi mà Ban lãnh đạo vẫn là những con người đó?

Khi công ty “gia đình trị” lên sàn

Theo tìm hiểu, ông Mai Văn Huy sinh năm 1961. Ông nguyên là Giám đốc Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp từng bị nhận án chung thân về 4 tội gồm buôn lậu, tham ô, đưa hối lộ và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực xăng dầu. Tuy nhiên, sau hơn 9 năm chấp hành án ông đã được đặc xá và trở về thành lập nên CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu.

Ngoài ông Huy là chủ tịch HĐQT, 2 vị trí chủ chốt khác trong công ty còn có em trai của vị đại gia này là ông Mai Văn Thành giữ vị trị TGĐ và con trai là Mai Hữu Phúc đảm nhận vị trí phó TGĐ. Với cơ cấu quản trị này cho thấy Nam Sông Hậu có yếu tố là một công ty “gia đình trị”.

Chính vì chỉ riêng việc chủ tịch HĐQT nắm giữ 66.65% vốn cổ phần nên sẽ có đủ thẩm quyền để quyết/phủ quyết các tờ trình quan trọng trong đại hội cổ đông. Việc chi phối các hoạt động của công ty rất dễ dàng như vậy sẽ bất lợi cho các cổ đông và nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu Nam Sông Hậu?

Để làm rõ hơn việc tăng vốn “thần tốc” trước khi niêm yết có dấu hiệu “ảo” hay không, cũng như hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Nam Sông Hậu ra sao, Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin!

Ngọc An - Minh Hà

Tin khác

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp