Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm: Yêu cầu tất yếu

29/12/2024 09:52

Theo TS. DS Nguyễn Khánh Phương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu: "Phát triển ngành Dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN".

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: "Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm bao gồm cả sinh phẩm tương tự và một số thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được".

Mục tiêu này thể hiện khát vọng của ngành Dược Việt Nam vươn lên tầm cao mới, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước lên cấp độ mới, để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm theo mục tiêu của Nghị quyết 20 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đồng thời đảm bảo tính chủ động, kịp thời trong cung ứng thuốc.

nang cao nang luc canh tranh trong chuoi san xuat cung ung duoc pham yeu cau tat yeu hinh 1

TS. DS Nguyễn Khánh Phương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế nhấn mạnh: chuyển giao công nghệ khi thành công đem lại những lợi ích dài hạn, bền vững, nâng cao trình độ công nghệ, xây dựng được năng lực tự chủ sản xuất thuốc giá trị cao...

Tại hội thảo đối thoại, các chuyên gia là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực dược, đấu thầu, và khoa học công nghệ, các chuyên gia độc lập dày rạn kinh nghiệm cũng như đại điện các doanh nghiệp dược trong nước và nước ngoài…đều khẳng định một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu của chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược nước ta là phải hiện thực hóa thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vaccine.

Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an ninh y tế quốc gia.

Để thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiệu quả, trong thảo luận tại hội thảo, các nhà quản lý, đơn vị đấu thầu mua sắm thuốc, doanh nghiệp đều cho rằng, Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ các chính sách liên quan.

Trước hết, cần bổ sung các chính sách ưu đãi xuyên suốt quá trình chuyển giao công nghệ. Đồng thời, hoàn thiện các quy định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi của bên chuyển giao và nhận công nghệ. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cũng rất cần thiết để triển khai các chính sách ưu đãi hiện có, bao gồm giữ giá thuốc, mua sắm và đấu thầu, ưu đãi đầu tư như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, miễn hoặc giảm tiền thuê đất, cùng các hỗ trợ tài chính từ các quỹ khoa học công nghệ và đầu tư.

Ngoài ra, cần giải quyết các khó khăn trong việc triển khai, như tăng mức độ giảm giá hợp lý trong đàm phán giá và đảm bảo thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đúng theo cam kết ưu đãi. Bên cạnh đó, việc đầu tư đào tạo, nâng cao năng lực ngành công nghiệp dược để tiếp nhận và làm chủ công nghệ là yếu tố then chốt.

Cuối cùng, cần tăng cường giám sát và đánh giá việc thực hiện các chính sách để đảm bảo hiệu quả, đồng thời tạo nền tảng thúc đẩy ngành công nghiệp dược Việt Nam phát triển bền vững.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm: Yêu cầu tất yếu
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO