"Năng lực lập kế hoạch của nhiều cơ quan nhiều bất cập, dẫn tới việc giải ngân vốn NSNN chậm"

Thứ tư, 21/07/2021 10:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, Chính phủ cho biết: Năng lực lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện còn bất cập, nhất là về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công... dẫn tới tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân, chậm quyết toán...

Theo kế hoạch sử dụng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong năm 2021, Chính phủ giao cho các Bộ, ngành địa phương sử dụng 461.300 tỷ đồng.

Thế nhưng, tính đến cuối tháng 6/2021, vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước mới chỉ đạt 171.900 tỷ đồng, bằng 36,8% kế hoạch năm. Tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước rất chậm, nửa năm mới chỉ đạt 29,02% theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương 133.890 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số 33,04% của năm 2020.

Chính phủ:

Chính phủ: "Năng lực lập kế hoạch của nhiều cơ quan nhiều bất cập, dẫn tới việc giải ngân vốn NSNN chậm"

Theo báo cáo của Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm, có 9 bộ và 32 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức trung bình của cả nước (29,02%). Trong đó, một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như: Thành phố Hải Phòng (76,2%), Thái Bình (64,4%), Thái Nguyên (60%), Nam Định (59,8%), Quảng Ninh (59,6%), Thanh Hóa (57,9%), Hưng Yên (54,6%), Kiểm toán Nhà nước (51,7%),...

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, giải ngân vốn Ngân sách Nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2021 chưa đạt yêu cầu, theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ là do 5 lý do.

Cụ thể, thứ nhất, một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, khả thi, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Một số bất cập trong cơ chế, chính sách tuy đã được phát hiện nhưng còn chậm được sửa đổi, bổ sung. 

Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương trong việc xử lý vướng mắc đầu tư công chưa hiệu quả, nhiều vướng mắc tồn tại từ lâu nhưng vẫn chưa có giải pháp căn cơ, xử lý dứt điểm như công tác giải phóng mặt bằng.

Thứ hai, công tác xây dựng kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước năm 2021 chưa được các bộ, cơ quan trung ương và địa phương quan tâm đúng mức, chỉ đạo sát sao. 

Nhiều dự án chuyển tiếp thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đến năm 2021 đã hết thời hạn bố trí vốn theo quy định nhưng các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không chủ động trình cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời hạn bố trí vốn. 

Khi kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách Nhà nước năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương mới bắt đầu đề xuất kéo dài thời hạn bố trí vốn cho các dự án này, làm chậm tiến độ giao kế hoạch.

Thứ ba, công tác triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả, chưa quyết liệt; người đứng đầu ở một số nơi còn chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, kiểm tra; trách nhiệm trong phối hợp xử lý công việc và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách còn chưa chặt chẽ, còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; buông lỏng quản lý, dẫn tới tình trạng "trên nóng dưới lạnh", cùng một mặt bằng pháp luật nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt. 

Năng lực lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện còn bất cập, nhất là về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công... dẫn tới tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân, chậm quyết toán...

Thứ tư, riêng nguồn vốn ODA, việc giải ngân chậm do nhiều dự án phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay mặc dù dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng không thể giải ngân; công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn tồn tại bất cập, dẫn tới tính sẵn sàng của dự án thấp.

Bên cạnh đó, một số dự án không được bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, giải ngân vốn nước ngoài; nhiều dự án gặp vướng mắc về thủ tục kiểm soát chi, giải ngân, rút vốn; vẫn còn tình trạng hồ sơ rút vốn sai, thiếu thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ kéo dài; việc chuyển nguồn, hạch toán ghi thu - ghi chi, tạm ứng còn chậm, ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, phê duyệt đơn rút vốn...

Cuối cùng, kỷ luật đầu tư công chưa nghiêm, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn chưa bám sát nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến phải điều chỉnh lại phương án phân bổ; dễ thỏa hiệp khi phê duyệt các dự án chưa đạt yêu cầu về pháp lý, hiệu quả...

Việt Vũ

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm