Nâng tầm kỹ năng nghề - “chìa khóa vàng” mở cánh cửa hội nhập

Thứ năm, 14/10/2021 11:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nâng tầm kỹ năng, giúp người lao động thích ứng với công việc mới luôn thay đổi do ứng dụng công nghệ và dịch bệnh COVID-19.

Để đáp ứng xu thế này, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm trang bị và nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, trong đó có việc đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng đào tạo chất lượng cao, trường nghề chất lượng cao.

Điều kiện tiên quyết tăng năng suất lao động, tăng cạnh tranh

 Sự phát triển của nền kinh tế đang đặt ra yêu cầu đối với nguồn lao động trong nước nhưng tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao vẫn đang là vấn đề cần giải quyết. Dĩ nhiên, trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến quý II/2021, lực lượng lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 51,1 triệu người, trong đó lực lượng lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 26,1%. Như vậy, số lao động chưa qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ, chưa được công nhận trình độ (kỹ năng, đào tạo) là 73,9%... theo đó bộ phận lao động này sẽ phải làm việc ở khu vực công việc giản đơn, năng suất thấp. Số doanh nghiệp thâm dụng lao động chưa đào tạo kỹ năng, hoặc kỹ năng thấp còn nhiều.

Trong cơ cấu đào tạo, trình độ cao đẳng, trung cấp còn thấp. Kỹ năng, tay nghề, ngoại ngữ của lao động Việt Nam còn thấp so với lao động trong khu vực và thế giới, đây là rào cản trong tiếp cận thị trường lao động 4.0. Đây cũng sẽ là rào cản khi thực hiện công cuộc chuyển đổi số. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

nang tam ky nang nghe  chia khoa vang mo canh cua hoi nhap hinh 1

Các thí sinh thi nghề Robot di động tại Hội đồng thi Trường Cao đẳng Nghề cơ điện Hà Nội. Ảnh TTXVN

Với lợi thế là quốc gia đang ở giai đoạn dân số vàng, các chuyên gia cũng khẳng định, việc nâng tầm kỹ năng cho người lao động về cả số lượng và chất lượng là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia; nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình vào năm 2030, hướng tới mục tiêu đến năm 2045 đưa nước ta trở thành nước phát triển hoặc nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước tầm quan trọng đó, nâng cao kỹ năng lao động càng phải chú trọng hơn bao giờ hết, khi Đảng và Nhà nước đang coi nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược. Bên cạnh đó, hiện nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang tập trung xây dựng đề án “Nâng cao kỹ năng lao động Việt Nam” theo yêu cầu tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ông Nguyễn Chí Trường - Vụ trưởng Kỹ năng nghề cho hay: Đề án nhằm phát triển nâng tầm kỹ năng và năng lực hành nghề người lao động Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, phát triển các kỹ năng cơ bản, nền tảng cho người lao động. Đồng thời, hình thành đội ngũ lao động tương lai có tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, thích ứng linh hoạt và sáng tạo đáp ứng nhu cầu tìm việc làm, tự tạo việc làm bền vững, chuyển đổi và thăng tiến nghề nghiệp dựa vào kỹ năng và năng lực hành nghề, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, tăng năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

“Chuyển động” trong đào tạo chất lượng cao

Theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tay nghề cao, bên cạnh đào tạo nghề đại trà, Bộ đã chủ trương phát triển các ngành nghề đào tạo chất lượng cao, trường nghề chất lượng cao.

Thêm vào đó, hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động lớn đến nền kinh tế kinh tế nói chung và hệ thống GDNN nói riêng. Việc tái cơ cấu lại các cơ sở, hình thành mạng lưới các trường chất lượng cao, thành lập các trung tâm nghề xuất sắc, các Viện nghiên cứu và thực hành… được coi là một trong những thay đổi mang tính đột phá góp phần vào thành công của hệ thống giáo dục nghề nghiệp của các nước phát triển.

Do vậy, Việt Nam cũng nằm trong xu thế hình thành mạng lưới trường nghề chất lượng cao trong quá trình thực hiện khi thực hiện cơ cấu lại hệ thống các trường nghề. Quá trình này giúp đào tạo nhân lực tay nghề cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN. Ông Đinh Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục GDNN cho hay, mô hình trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao dự kiến được xây dựng với mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Việc thành lập 3 trung tâm quốc gia này sẽ trên cơ sở đầu tư, cấu trúc lại 3 trường cao đẳng của Bộ LĐ-TB&XH gồm: Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ (tại TP. Hà Nội), Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất (trụ sở tại tỉnh Quảng Ngãi) và Trường CĐ Kỹ nghệ II (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh)... chính là minh chứng cho điều này. 3 trung tâm này được đặt trong mạng lưới trường cao đẳng chất lượng cao, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa trong hệ thống GDNN; đổi mới công nghệ và kỹ thuật số, thúc đẩy sáng tạo và đi đầu trong phương pháp thiết kế và chuyển giao các chương trình giảng dạy mới.

Cùng với đó, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 70 trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN 4, có 3 trường tiếp cận các nước phát triển trong G20. Đến năm 2030, hình thành thêm 3-5 trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, đồng thời có 90 trường chất lượng cao... Bên cạnh đó, Trung tâm Quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao này được kỳ vọng sẽ cung cấp các kỹ năng chất lượng cao theo quan điểm học tập suốt đời, thúc đẩy nghiên cứu và sự đổi mới. Điều này có thể cho phép GDNN trở nên hấp dẫn hơn, đáp ứng, bao trùm và có sự gắn kết.

Cùng với chương trình đào tạo chất lượng cao, Tổng cục GDNN cũng đang được Nhà nước giao triển khai chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Chương trình hướng tới đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ông Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, Tổng cục đang tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng của người lao động tại các doanh nghiệp theo các lĩnh vực, ngành, nghề chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để nhanh chóng xây dựng các chương trình đào tạo và đào tạo lại. Dự kiến, 20 nghề sẽ được lên chương trình trong năm nay và sang năm 2022 bắt đầu tuyển sinh.

Theo khảo sát, 6 nghề đang là xu hướng, sẽ được đào tạo chính quy trình độ cao đẳng, trung cấp gồm: Giải pháp blockchain, kết nối hệ thống robot, kết nối vạn vật, trang trại số, bảo mật dữ liệu, in 3D. Một số nghề khác theo hướng cập nhật, nâng cao đáp ứng công cuộc chuyển đổi số như: Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, điện - điện tử, tự động hóa, các nhóm ngành nghề như công nghiệp chế biến, thiết bị y tế, dịch vụ vận tải - logistics, du lịch dịch vụ, dệt may - giày da, nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, ô tô, cơ khí nông nghiệp, năng lượng mới và năng lượng tái tạo và một số ngành nghề khác.

“Sau khi khảo sát, trường cao đẳng trung cấp và doanh nghiệp sẽ cùng phối hợp tuyển sinh đào tạo các ngành nghề mà thị trường này cần theo hình thức đặt hàng và sẽ được doanh nghiệp nhận sau khi ra trường”, ông Vũ Xuân Hùng cho biết.

Có thể nói, hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, cũng như tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu về nâng tầm kỹ năng lao động đang trở nên hết sức cần thiết đối với mọi quốc gia. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nguồn nhân lực có kỹ năng nghề là “chìa khóa” để nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tin khác

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế

(CLO) Ngày 20/4, hướng tới cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề, cơ hội việc làm cũng như phương thức tuyển sinh ngành Luật - Kinh tế ở các trường đại học, chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” đã được tổ chức tại trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Giáo dục
Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục