Nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách, tăng cường tính chuyên nghiệp

Thứ ba, 26/05/2020 14:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Về tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội chỉnh lý theo hướng nâng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 40% tổng số đại biểu. Kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu và đại biểu Quốc hội do ngân sách trung ương bảo đảm.

Sáng 26/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, dự thảo Luật trình lần này đã được tiếp thu, chỉnh lý 8 nội dung tại 10 điều, khoản.

Đóng góp ý kiến về  dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Thạch Phước Bình  (đoàn Trà Vinh) nêu quan điểm, hiện nay ĐBQH chuyên trách hầu như “tự bơi, tự nỗ lực” trong hoạt động do thiếu chuyên gia, thiếu đội ngũ, giúp việc. Bộ máy giúp việc của Văn phòng chưa đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ cho hoạt động chung của Đoàn và của ĐBQH chuyên trách.

Đại biểu Thạch Phước Bình  (đoàn Trà Vinh).

Đại biểu Thạch Phước Bình  (đoàn Trà Vinh).

ĐBQH chuyên trách ở địa phương ngoài lương, chế độ phụ cấp, các chế độ còn lại trong hoạt động không khác gì so với các đại biểu kiêm nhiệm mà còn rất thấp so với nghị sĩ các nước. Do đó, dự thảo luật cần bổ sung, xác định rõ vị trí pháp lý của ĐBQH chuyên trách nhằm tạo điều kiện cho ĐBQH chuyên trách tiếp tục phát huy vai trò, hiệu quả trong hoạt động Quốc hội, các cơ quan Quốc hội và Đoàn ĐBQH

Về nâng cao ĐBQH  hoạt động chuyên trách, cần nâng tỷ lệ hoạt động chuyên trách lên trên 50%, bởi qua nghiên cứu, tổ chức hoạt động của các nghị viện các nước cho thấy, đa số nghị viện các nước hoạt động chuyên nghiệp, tất cả các nghệ sĩ đều hoạt động chuyên trách và tỷ lệ này sẽ góp phần giúp cho hoạt động Quốc hội nghiệp hơn và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với ĐBQH  và đại biểu dân cử nói chung. Bổ sung quy định việc cho thôi, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với ĐBQH là cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức theo hướng, nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì bãi nhiệm. Bổ sung quy định về việc xử lý kỷ luật tương ứng với ĐBQH không phải là cán bộ, công chức.

Về phần mình, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) tán thành với việc có ít nhất 40% tổng số ĐBQH nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tổng số ĐBQH sẽ không quá 500 người như luật hiện hành.

Đại biểu Phạm Văn Hòa  (đoàn Đồng Tháp).

Đại biểu Phạm Văn Hòa  (đoàn Đồng Tháp).

Mặt khác nghiên cứu giảm  ĐBQH kiêm nhiệm công tác ở cơ quan hành pháp, công an, quân sự để tăng đại biểu chuyên trách ở trung ương, địa phương, có tỷ lệ cần thiết tối đa là 5% cho chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, người có kinh nghiệm hoạt động đại biểu sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khỏe, năng lực tham gia ứng cử ĐBQH hoạt động chuyên trách mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không quá 60 để đảm bảo sức khỏe hoạt động đủ một nhiệm kỳ là không quá 65 tuổi.

Cùng quan điểm với đại biểu Phạm Văn Hòa - Đồng Tháp, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho hay, tôi rất đồng tình với số lượng chuyên trách đạt 40% nhưng không tăng biên chế.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình)

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình)

Tuy nhiên, nếu không tăng biên chế thì nên mở rộng các đối tượng, các nhà khoa học, các hội như thế nào để tăng thêm số lượng vừa chuyên trách nhưng có năng lực, có trình độ, có đủ sức khỏe và theo như phân tích của các đại biểu đã nêu.

Đồng thời, cần có quy định để nâng cao vị trí, vai trò của ĐBQH, Đoàn ĐBQH trong thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Tôi hoàn toàn nhất trí với việc ngân sách quy định hoạt động của ĐBQH do ngân sách Trung ương đảm bảo, còn kinh phí phục vụ hoạt động của bộ máy giúp việc cho Đoàn ĐBQH do ngân sách địa phương, đại biểu Phương nêu quan điểm

Theo Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), Đoàn ĐBQH không phải cơ cấu tổ chức của Quốc hội, bởi trong Hiến pháp không quy định. Đoàn ĐBQH thực chất là hình thức sinh hoạt của Quốc hội, các ĐBQH, là bộ máy hành chính bảo đảm cho ĐBQH hoạt động  độc lập tại các địa phương.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau).

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau).

Về một số ý kiến cho rằng, cần tăng cường ĐBQH là chuyên gia, Đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm, điều này không đúng. Bởi ĐBQH là chính trị gia, phải nắm chắc được nguyên lý vận hành của các thiết chế quyền lực nhà nước, các nguyên lý vận hành của thể chế chính trị, kinh tế, xã hội để khởi xướng chính sách.

Bên cạnh đó, hạt nhân vận hành của Quốc hội là ĐBQH. Chúng ta đang dần chuyển Quốc hội sang hoạt động thực chất, thực quyền thì phải tăng cường năng lực cho ĐBQH mà trước hết là năng lực pháp lý, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của ĐBQH, trong đó đáng chú ý nhất là năng lực lập pháp của ĐBQH.

Cũng theo đại biểu Vân, quyền trình dự án luật, quyền sáng kiến pháp luật của ĐBQH nếu không được bảo đảm thì quyền khởi xướng chính sách chỉ thiên về Chính phủ mà thôi. Lúc đó Quốc hội không còn nắm giữ  được vai trò chủ đạo là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến lập pháp.

Về tính chuyên nghiệp của ĐBQH, theo đại biểu Vân, chúng ta đừng nhấn mạnh tới số lượng 100% ĐBQH là chuyên trách mà không chuyên nghiệp thì hoạt động của Quốc hội sẽ không bảo đảm được thực chất…

“Cần xây dựng cơ cấu Quốc hội ổn định, đừng vì đề án phải đảm bảo tính chất linh hoạt  mà dẫn đến hệ quả là các Đoàn ĐBQH có biến động lớn. Đặc biệt, phải quy định tiêu chuẩn Tổng Thư ký Quốc hội, đó không phải nhân vật chính trị mà là nhân vật hành chính, là người am tường trình tự thủ tục hoạt động của Quốc hội,cơ cấu  hoạt động của Quốc hội, điều hành Quốc hội hoạt động thực chất, hiệu quả” – Đại biểu Vân kiến nghị

Trước đó, tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá đây là một dự luật quan trọng, đa số ĐBQH mong muốn lần sửa đổi này không làm giảm vị thế, vai trò, hoạt động của các đại biểu. Cơ bản trong khóa XIV, thực tiễn hoạt động của các ĐBQH không có gì vướng mắc, do đó lần sửa đổi lần này không đặt phạm vi sửa đổi toàn diện Luật mà chỉ sửa đổi một số điều.

Chủ tịch Quốc hội cũng đồng ý quan điểm nên để con số 40% đại biểu chuyên trách trên tổng số ĐBQH để có mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới.

Đắc Nguyên

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức