NATO kêu gọi Đức ‘bảo vệ hòa bình và tự do’ bằng bom hạt nhân của Mỹ

Thứ tư, 13/05/2020 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lời kêu gọi của Tổng thư ký NATO đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo của đảng liên minh lớn thứ hai của Đức, SPD và là thành viên của liên minh cầm quyền của thủ tướng Merkel, yêu cầu rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi căn cứ không quân của nước này.

Tổng thư ký NATO kêu gọi Đức cam kết thỏa thuận giữ bom hạt nhân trong bối cảnh nhiều lãnh đạo Đức lại yêu cầu Mỹ rút bom hạt nhân khỏi Đức - Ảnh: Reuters

Tổng thư ký NATO kêu gọi Đức cam kết thỏa thuận giữ bom hạt nhân trong bối cảnh nhiều lãnh đạo Đức lại yêu cầu Mỹ rút bom hạt nhân khỏi Đức - Ảnh: Reuters

Mới đây, ông Rolf Mützenich – Chủ tịch đảng đoàn SPD trong Quốc hội Đức cho rằng: "Vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Đức không giúp tăng cường an ninh của chúng tôi mà chỉ có tác dụng ngược lại. Đã đến lúc bác bỏ việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Đức trong tương lai".

Đồng Chủ tịch đảng SPD Norbert Walter-Borjans cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm của ông Mützenich và phản đối việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Đức, cũng như kế hoạch mua máy bay ném bom có khả năng mang bom hạt nhân của Bộ Quốc phòng Đức.

Tuy nhiên, quan điểm của SPD đã vấp phải ý kiến trái chiều từ các thành viên thuộc liên đảng cầm quyền Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Angela Merkel.

Phó Chủ tịch đảng đoàn liên đảng bảo thủ CDU/CSU Johann Wadephul yêu cầu Ngoại trưởng Heiko Maas (thuộc SPD) lên tiếng phản đối quan điểm của ông Mützenich, đồng thời tái khẳng định, quan điểm của CDU/CSU tiếp tục duy trì vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Đức.

Trong diễn biến mới nhất, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tiếp tục châm ngòi cho cuộc tranh luận xung quanh việc cất giữ khoảng 20 quả bom hạt nhân B61 của Mỹ tại căn cứ không quân Buchel ở miền tây nước Đức, khi viết một bài trên truyền thông Đức, trong đó ông cho rằng Nga và các quốc gia khác là tác nhân cho việc họ phải giữ bom hạt nhân nơi mình ở.

“Trên khắp thế giới, khủng bố vẫn tiếp diễn, chế độ độc tài thách thức các nền dân chủ tự do, và chúng ta thấy sự phổ biến của vũ khí hạt nhân đối với các quốc gia như Triều Tiên, cũng như những hành động hung hăng của Nga”, ông Stoltenberg viết trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung.

Ông cáo buộc Nga đầu tư vào “sức mạnh quân sự và đặc biệt là trong kho vũ khí hạt nhân”.

Tổng thư ký NATO tuyên bố rằng, “trong khi NATO coi răn đe hạt nhân của mình là một công cụ chính trị, Nga đã tích hợp chặt chẽ kho vũ khí hạt nhân của mình vào chiến lược quân sự”.

Ông cho biết thêm, “Moscow đã đặt các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở Kaliningrad, chỉ cách Berlin 500km. Nó đã đe dọa các đồng minh NATO như Đan Mạch, Ba Lan và Romania bằng các cuộc tấn công hạt nhân”.

Bom hạt nhân B61 đang được cất giữ tại Đức

Bom hạt nhân B61 đang được cất giữ tại Đức

 

Các số liệu kể những câu chuyện khác nhau

Vào tháng 2, Lầu năm góc ước tính rằng Nga đã chi tương đương 28 tỷ USD để hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình. Trong khi đó, Mỹ vận hành chương trình trị giá 1,5 nghìn tỷ USD để nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình, tức là gấp 53 lần so với Nga.

Mỹ chứ không phải Nga đã hủy bỏ Hiệp ước tên lửa chống đạn đạo, rút ​​khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung năm 2019, và tỏ ra ít quan tâm đến việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới sắp hết hạn (New START), trong khi tạm dừng tiết lộ thông tin về quy mô của kho vũ khí hạt nhân vào tháng 4 năm 2019.

Từ lâu, Nga nhiều lần nhấn mạnh rằng học thuyết hạt nhân của Moscow vẫn không thay đổi, và Nga sẽ không dùng đến các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu chống lại bất kỳ quốc gia hay khối nào trong bất kỳ trường hợp nào; bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân của mình như là phương sách cuối cùng trong trường hợp một cuộc tấn công đầu tiên của kẻ thù, hoặc để đối phó với sự xâm lược thông thường quy mô lớn.

Căn cứ không quân Ramstein, Đức nhận lô hàng đạn của Mỹ - Ảnh: US Airforce

Căn cứ không quân Ramstein, Đức nhận lô hàng đạn của Mỹ - Ảnh: US Airforce

 

Một thế giới không hạt nhân

Bất chấp những động thái gần đây của Washington nhằm loại bỏ các hiệp ước kiểm soát vũ khí, bao gồm cả INF, một hiệp ước được thiết kế đặc biệt để giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở châu Âu và triển khai các thành phần phòng thủ tên lửa kép ở Đông Âu, NATO – theo Stoltenberg – “vẫn tìm kiếm một thế giới không có vũ khí hạt nhân thông qua kiểm soát vũ khí hiệu quả, giải giáp và không phổ biến vũ khí”.

“Tôi rất hoan nghênh cam kết rõ ràng của Đức với NATO và khả năng răn đe hạt nhân của chúng tôi”, ông Stoltenberg bày tỏ.

“Răn đe hạt nhân của liên minh là một phần quan trọng trong việc giữ hòa bình và tự do của chúng ta. Đó là vì an ninh của toàn liên minh, đối với Đức, hàng xóm, bạn bè và đồng minh của họ, những người này đều có mối quan tâm an ninh hợp pháp và tất cả đều được bảo vệ bởi răn đe hạt nhân của NATO”.

Tất cả các thành viên của liên minh đã “đánh giá cao vai trò của Đức trong các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của NATO”, ông Stoltenberg nhấn mạnh.

Một máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống căn cứ Ramstein, Đức và rất đông người biểu tình phản đối lực lượng đồn trú Mỹ

Một máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống căn cứ Ramstein, Đức và rất đông người biểu tình phản đối lực lượng đồn trú Mỹ

Vấn đề vũ khí hạt nhân và căng thẳng địa chính trị rộng lớn hơn giữa NATO và Nga đã trở thành một chủ đề chính cho cuộc tranh luận công khai ở Đức trong những năm gần đây.

Vào cuối năm 2019, cuộc bỏ phiếu do Cơ quan Thông tấn Đức ủy quyền cho thấy 55% người Đức cho rằng Berlin và các quốc gia khác ở châu Âu nên giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, với 54% số người được hỏi thúc giục cải thiện quan hệ với Nga.

Đức là một trong một số quốc gia Tây Âu, nơi vấn đề vũ khí hạt nhân của Mỹ trở thành vấn đề tranh luận chính trị.

Vào tháng 1/2020, quốc hội Bỉ đã từ chối một nghị quyết yêu cầu loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi quốc gia, khi 5 chính đảng bỏ phiếu ủng hộ việc bỏ vũ khí hạt nhân, trong khi 4 chính đảng khác phản đối.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua việc bỏ phiếu cho gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào thứ Bảy, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h