Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HANOISME Mạc Quốc Anh:

"Nền kinh tế, các doanh nghiệp không thể đợi thêm, Hà Nội nên mạnh dạn, linh hoạt hơn"

Thứ bảy, 11/09/2021 11:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trao đổi với Phóng viên Nhà báo và Công luận sáng nay (11/9), ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HANOISME) cho rằng Hà Nội cần có những giải pháp mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn để thúc đẩy hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Mạc Quốc Anh, đến thời điểm này, có thể thấy nền kinh tế vốn không có tích lũy sâu đã tới hạn chịu đựng. Các doanh nghiệp gần như kiệt quệ, đã phải lên tiếng kêu cứu. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các doanh nghiệp xuất khẩu đã ngấm đòn, đứng trước nguy cơ mất nhiều hợp đồng. Nhiều người dân mất sinh kế.

Hà Nội đã có một số giải pháp hợp lý nhưng vẫn còn một số bất cập

nen kinh te cac doanh nghiep khong the doi them ha noi nen manh dan linh hoat hon hinh 1

Ông Mạc Quốc Anh: "Hà Nội cần có những giải pháp mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn để thúc đẩy hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, không chờ hết dịch".

"Nhà nước thì không thể có đủ nguồn lực cấp phát tiền mặt như những nước giàu. Ngay cả những gói hỗ trợ doanh nghiệp như miễn, giảm thuế, giảm lãi suất... cũng chưa phát huy tác dụng nhiều, vì doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, không có doanh thu thì đâu cần phải vay vốn, đâu có thuế mà nộp", ông Mạc Quốc Anh nói và nhấn mạnh: "Vì vậy, Hà Nội cần có những biện pháp linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn để khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo "mục tiêu kép" đã đề ra"

Nói về việc Hà Nội phân vùng để bắt đầu khôi phục lại hoạt động sản xuất - kinh doanh ở các "vùng xanh", vùng cam", tiếp tục kiểm soát chặt chẽ "vùng đỏ", ông Mạc Quốc Anh cho rằng, "Thủ tướng đã hơn một lần xác định con đường chống dịch phải lâu dài. Hà Nội, mặc dù trong những ngày qua vẫn phát hiện những ổ dịch mới, nhưng cũng đã xác định thay đổi chiến thuật chống dịch, từ phong tỏa toàn bộ Thành phố sang phân vùng xanh - cam - đỏ theo yếu tố nguy cơ dịch bệnh để bắt đầu hồi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh".

"Tôi nghĩ giải pháp của Hà Nội đến thời điểm này là hợp lý, vì những chính sách phong toả cực đoan sẽ gây khó khăn không nhỏ cho cuộc sống người dân, trong khi vẫn không thể kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh. Chúng ta phải xác định sẽ phải sống chung với con virus này, bởi sẽ không thể tuyệt đối không có ca nhiễm nào trong một thời gian dài", Tổng thư ký HANOISME nói.

Tuy nhiên, theo ông Quốc Anh, cách tổ chức hiện nay tại Hà Nội vẫn còn một số vấn đề bất cập và hạn chế. Thứ nhất, theo ông, hiện nay Hà Nội đang khoanh vùng theo địa bàn quận.

"Về mặt quy mô tôi nghĩ nó rộng quá. Ví dụ như có người ở vùng xanh nhưng đi làm ở vùng đỏ, mà vùng đỏ lại áp dụng 3 tại chỗ thì tương đối khó. Hơn nữa doanh nghiệp sản xuất ở vùng xanh mà không lưu thông, phân phối được ở vùng đỏ thì dẫn đến hàng tồn kho, doanh nghiệp càng khó khăn hơn", ông Quốc Anh nói.

"Theo tôi vùng đỏ nên thu hẹp lại, ví dụ khoanh ở các phường có ca bệnh thôi, những doanh nghiệp ở đó áp dụng 3 tại chỗ, còn các vùng khác thì mở cửa dần, mở cửa cả lưu thông và cho phép các hàng hóa, dịch vụ khác ngoài hàng hóa, dịch vụ thiết yếu dần hoạt động trở lại", ông Mạc Quốc Anh nêu quan điểm.

Về vấn đề đặt ra, nếu Hà Nội sớm thu hẹp vùng đỏ, nới lỏng hơn các biện pháp giãn cách thì nguy cơ dịch bệnh lây lan có thể để lại những hậu quả khó lường khác, ông Mạc Quốc Anh cho rằng, hiện nay số ca nhiễm ở Hà Nội so với các tỉnh miền Nam là ít hơn nhiều, do chúng ta kiểm soát tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng mức độ giãn cách lại tương đương các tỉnh có ca bệnh nhiều.

"Tôi nghĩ đã đến lúc các cơ quan quản lý phải mạnh dạn, nới lỏng dần, linh hoạt các biện pháp kiểm soát, vì kinh tế không đợi mình được. Môi trường kinh doanh của mình đã nỗ lực mấy chục năm qua để lấy được niềm tin của các thị trường, đối tác, nhưng chỉ vì dịch bệnh mà sụt giảm quá nhiều", doanh nhân này nhấn mạnh.

nen kinh te cac doanh nghiep khong the doi them ha noi nen manh dan linh hoat hon hinh 2

Nhiều doanh nghiệp không thể vì dịch mà đứt doạn sản xuất, kinh doanh.

Cũng theo ông Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội HanoiSME, hiện nay ngân sách rất hạn chế, không thể tung các gói hỗ trợ liên tục được. Do đó, chúng ta phải kích cầu trong dân, phải khơi thông, cho phép lưu thông, thúc đẩy mua bán để doanh nghiệp có thể hồi phục. Vừa rồi Thành phố đã tạo điều kiện cho giao hàng rồi, nhưng với doanh nghiệp đâu chỉ có khâu giao hàng, họ còn có các khâu lưu thông khác, không chỉ trong Thành phố mà còn các tỉnh thành khác nữa...

"Ngoài ra, hiện nay Hà Nội vẫn yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp làm việc luân phiên 50%. Quy định này với cơ quan hành chính thì được, nhưng với doanh nghiệp sản xuất tôi cho là chưa phù hợp. Vì ngay từ cuối 2020, các doanh nghiệp đã phải cắt giảm tối đa lao động, đã co gọn lắm rồi, giờ họ chỉ còn giữ lại những vị trí quan trọng nhất thôi. Giờ lại đi làm có 50% thì rất là khó khăn, vì đối với doanh nghiệp sản xuất, có những bộ phận không thể làm online được", ông Mạc Quốc Anh nói.

Trong khi đó, theo ông Quốc Anh, "hiện nay chúng ta đã áp dụng cách ly ở mức độ rất cao rồi, những người ra đường cũng chỉ là những người đi làm việc thôi. Trước đây thì còn các hàng quán, dịch vụ, nay đóng cửa hết rồi thì quãng đường lưu thông của họ cũng chỉ từ nhà đến cơ quan, doanh nghiệp, theo tôi nghĩ khả năng lây rất khó. Vì vậy, tôi đề xuất Thành phố nên xem xét lại quy định làm việc luân phiên 50%, bởi sẽ làm giảm năng suất, hiệu quả người lao động, doanh nghiệp".

Giải pháp: Căn cơ nhất vẫn là đẩy nhanh tiêm vắc xin!

Về giải pháp, theo ông Mạc Quốc Anh, "Thứ nhất, giải pháp căn cơ, theo tôi, vẫn là tiêm vaccine để từng bước tạo miễn dịch cộng đồng. Trong đó, tôi đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động của các doanh nghiệp, tất nhiên là sau lực lượng tuyến đầu chống dịch, vì đây là lực lượng rất quan trọng".

Thứ hai, chính quyền cần tiếp tục duy trì các chính sách tài khóa, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp. Nhà nước có thể kéo dài các chính sách miễn, giảm, giãn hoãn thuế, lãi suất đến cuối 2022 để doanh nghiệp có đủ thời gian hồi phục.

Thứ ba, theo ông Quốc Anh, "đã đến lúc dừng các quy định hàng thiết yếu, hàng không thiết yếu. Vì hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh là một chuỗi. Doanh nghiệp sản xuất hàng không thiết yếu là phụ trợ, phục vụ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu".

"Tôi kiến nghị tất cả các mặt hàng đều phải cho sản xuất, lưu thông trong phạm vi và sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Chứ cứ định nghĩa cái này là thiết yếu, cái kia không thiết yếu không cho lưu thông, sản xuất thì bó buộc quá, không đúng với thị trường, làm giảm sự cạnh tranh, phát triển của doanh nghiệp", vị doanh nhân này nhấn mạnh.

Thứ tư, theo ông Quốc Anh, hiện nay các chuỗi cung ứng, nhà đầu tư đã có sự tính toán lại thị trường Việt Nam, vì vừa rồi chúng ta đứt gãy nhiều, các đơn hàng bị chậm, không đúng hẹn rất nhiều. Vì vậy các nhà làm chính sách phải làm sao liên kết, gắn kết lại các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngoài ra, theo ông Quốc Anh, "Các chính sách hiện nay về mặt chủ trương tốt, nhưng về mặt thực hiện còn nhiều vấn đề. Các chính sách khi ban hành phải đủ thời gian để người dân, doanh nghiệp thực hiện, đừng thay đổi nhiều quá".

"Chúng ta làm chặt là tốt, nhưng phải suy nghĩ các đối tượng thực hiện có làm được không, doanh nghiệp, người dân có chịu đựng được không. Bởi chính sách ban hành mà gây cản trở, khó khăn hơn cho người dân doanh nghiệp, lại không giúp chống dịch tốt hơn thì chưa được", ông Mạc Quốc Anh nói thêm.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp