Nền kinh tế Nga có thể chịu thiệt hại từ các lệnh trừng phạt trong bao lâu nữa?

Thứ năm, 21/04/2022 06:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau thời gian tham chiến và chịu nhiều lệnh trừng phạt khắc nghiệt, nền kinh tế Nga đã tổn thất đáng kể. Một câu hỏi đặt ra rằng sức bền của siêu cường quốc này sẽ ra sao.

Từ năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga đã tăng trung bình khoảng 1% mỗi năm. Tham nhũng, các doanh nhân bị giam cầm về mặt chính trị và sự cô lập khỏi nền kinh tế toàn cầu đều cộng thêm vào việc làm suy giảm tiềm năng tăng trưởng của đất nước.

nen kinh te nga co the chiu thiet hai tu cac lenh trung phat trong bao lau nua hinh 1

Cách lệnh trừng phạt quốc tế đã khiến nền kinh tế Nga sa lầy. Ảnh: DW News.

Mặt khác, sự ổn định kinh tế vĩ mô của nước này đã được đảm bảo bởi một khoản nợ chính phủ thấp, một quỹ tài sản có chủ quyền đáng kể và nguồn dự trữ ngoại hối lớn. Chính sách tài khóa thận trọng và chính sách tiền tệ hiện đại có kiểm soát mục tiêu lạm phát cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng ổn định nhưng cũng khiêm tốn.

Kết quả là, trước khi xảy ra xung đột, các nhà kinh tế học từng ví von kinh tế vĩ mô Nga như một "pháo đài" chống lại sự trừng phạt. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế của nước này tin rằng điều tồi tệ nhất mà phương Tây có thể làm là cô lập hệ thống tài chính của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Sau khi Mỹ đe dọa cắt Nga khỏi SWIFT vào năm 2014, chính phủ nước này đã bắt đầu phát triển một giải pháp thay thế riêng, đó là SPFS (Hệ thống chuyển thông điệp tài chính). Mặc dù không hoàn hảo và chỉ có ở Nga, nhưng hệ thống ngân hàng này vẫn được hoạt động từ năm 2017.

Các nước phương Tây tấn công “pháo đài Nga”

Tuy nhiên, một khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, các nước phương Tây đã “trả đũa” Nga bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn. Tháp chính của "Pháo đài Nga" đã bị phá hủy.

Các biện pháp trừng phạt cũng được áp đặt đối với Ngân hàng Trung ương Nga, khiến lượng ngoại tệ dự trữ của ngân hàng này, bao gồm cả quỹ tài sản quốc gia bị đóng băng.

Kết quả là cuộc khủng hoảng tài chính khiến Ngân hàng Trung ương áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn, nâng lãi suất chuẩn từ 9,5% lên 20% và đóng cửa thị trường tài chính trong vài tuần. Chính phủ cũng chỉ đạo rằng các nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn phải hồi hương 80% số tiền xuất khẩu của họ bằng đồng rúp.

Mặc dù vậy, lạm phát của siêu cường đã lên tới 2% mỗi tuần trong ba tuần đầu tiên của cuộc chiến và sau đó giảm xuống 1% mỗi tuần sau đó (1% mỗi tuần tương đương với 68% hàng năm).

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và tẩy chay thị trường Nga của các tập đoàn phương Tây càng khiến Nga bị cô lập khỏi nền kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ và Canada đã cấm mua dầu của Nga, và nhiều công ty châu Âu đã nối gót theo.

Quan trọng hơn, Hoa Kỳ và châu Âu đã đặt ngoài vòng pháp luật xuất khẩu công nghệ tiên tiến sang Nga, với việc các tập đoàn “máu mặt” toàn cầu đều tham gia lệnh cấm vận. Từ gã khổng lồ IKEA, McDonald's đến Airbus và Boeing, đã ngừng hoạt động tại nước này.

Điều đó chỉ ra rằng phần lớn các doanh nghiệp Nga phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và đầu vào của phương Tây. Ví dụ, ngành công nghiệp ô tô của Nga đã phải dừng lại khi nước này nhận ra sự phụ thuộc nghiêm trọng vào các linh kiện nhập khẩu.

Doanh số bán xe tháng 3 thấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đặc biệt đáng chú ý là trong thời kỳ lạm phát cao, người tiêu dùng có xu hướng cố gắng mua những sản phẩm lâu bền và giữ giá trị hơn.

Nga sẽ bị đám mây tối bao quanh

Do đó, không có gì bất ngờ khi các dự đoán về GDP của Nga cho năm 2022 đã nhanh chóng được điều chỉnh giảm. Được biết, trước chiến tranh, GDP của Nga dự kiến sẽ tăng 3% vào năm 2022 khi nước này phục hồi sau đợt suy thoái do đại dịch gây ra.

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nga dự đoán mức giảm 8%. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu dự đoán mức giảm là 10%. Theo Viện Tài chính Quốc tế có trụ sở tại Washington, mức giảm sẽ là 15%. Sự sụt giảm 10% sẽ là con số trung bình, kể từ khi cuộc suy thoái tồi tệ nhất của Nga diễn ra vào đầu những năm 1990.

Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, ngay cả khi nền kinh tế Nga có thể tìm được sự cân bằng mới trong một hoặc hai năm, sẽ không thể sớm quay về con số ổn định trước chiến tranh; Nga sẽ tiếp tục tụt hậu so với các nền kinh tế công nghiệp phát triển.

Đầu tiên, các lệnh trừng phạt sẽ khiến quốc gia này bị cô lập khỏi hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu (hầu hết các đơn hàng xuất khẩu năng lượng đều thực hiện qua đó) và khó tiếp cận các loại công nghệ tiên tiến.

Thứ hai, Nga sẽ bị thay đổi thành một chính phủ hạn chế, làm mất đi tiềm năng kinh doanh quốc nội. Do lo ngại bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, các thương hiệu toàn cầu lần lượt rời khỏi Nga.

Thứ ba, họ đã mất hàng trăm nghìn chuyên gia lành nghề trong vài tuần đầu tiên của cuộc chiến, những người nhận ra rằng việc ở lại Nga không an toàn cũng không có lợi cho nghề nghiệp của họ.

Những người này bao gồm các chuyên gia được đào tạo, chuyên gia công nghệ thông tin, nhà nghiên cứu, kỹ sư và bác sĩ. Việc Nga mất đi nguồn nhân lực tốt nhất sẽ ngày càng trầm trọng hơn, làm tổn hại đến tiềm năng tăng trưởng của đất nước.

Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell cho biết: “Không sớm thì muộn - tôi hy vọng sớm hơn - điều đó sẽ xảy ra.

Khi lệnh cấm vận dầu khí của châu Âu được thực hiện, Nga sẽ phải đối mặt với các vấn đề tài khóa quan trọng, làm suy giảm nghiêm trọng tiềm năng tăng trưởng của nước này. Hơn nữa, khi châu Âu bắt tay cùng với Mỹ và Canada, phương Tây thống nhất sẽ gây áp lực lên Trung Quốc, chấm dứt nguyện vọng của Nga rằng tiền và công nghệ của Trung Quốc sẽ có thể thay thế phương Tây.

Ngay cả khi các biện pháp kiểm soát vốn và tiền tệ của Ngân hàng Trung ương nỗ lực giúp tăng giá đồng rúp và cuối cùng là giảm lạm phát, thì các nguyên nhân cơ cấu được liệt kê ở trên khiến việc quay trở lại trạng thái trước chiến tranh là điều không tưởng, chưa nói đến việc bắt kịp các nước láng giềng.

Lê Na (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô
Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia đề xuất đầu tư phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nam Định

Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia đề xuất đầu tư phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nam Định

(CLO) Ngày 27/3, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia (Đài Loan, Trung Quốc) về đề xuất đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái tại địa bàn huyện Nam Trực.

Kinh tế vĩ mô
Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

(CLO) Sáng 27/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư FDI mới vào Việt Nam

Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư FDI mới vào Việt Nam

(CLO) Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 27,8%). Trong khi đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%).

Kinh tế vĩ mô