Nền kinh tế Việt Nam giữ nhịp tăng trưởng trong năm 2020

Thứ hai, 06/01/2020 19:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo một trạng thái mới khác biệt với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Theo đó, tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhưng không chịu sức ép của lạm phát và nền kinh tế với độ mở cao nhưng dường như ít nhạy cảm với các tác động tiêu cực của thương mại toàn cầu.

Tăng trưởng duy trì ở mức cao

Tại Hội thảo kinh tế vĩ mô với chủ đề “Vượt trên trạng thái “Bình thường mới” – Việt Nam giữ nhịp tăng trưởng trong năm 2020” vừa được Trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức vào ngày 6/1, PGS., TS. Nguyễn Đức Trung - Phó Hiệu trưởng trường này cho biết, năm 2019, tình hình kinh tế trên thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến phức tạp với sự xuất hiện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, sự gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, quá trình Brexit để nước Anh rời khỏi EU…

Chính điều này đã tạo ra sự bất định chính sách, có nguy cơ tác động tiêu cực đến nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Theo đó, các yếu tố như nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến khó lường và vấn đề địa chính trị ở một số khu vực trên thế giới làm gia tăng tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu và xu hướng dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Hội thảo kinh tế vĩ mô với chủ đề “Vượt trên trạng thái “Bình thường mới” – Việt Nam giữ nhịp tăng trưởng trong năm 2020” vừa được Trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức vào ngày 6/1, tại TPHCM.

Hội thảo kinh tế vĩ mô với chủ đề “Vượt trên trạng thái “Bình thường mới” – Việt Nam giữ nhịp tăng trưởng trong năm 2020” vừa được Trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức vào ngày 6/1, tại TPHCM.

Tuy nhiên, theo ông Trung, những diễn biến trên lại giúp cho bức tranh thương mại và FDI vào Việt Nam có những thay đổi đáng kể so với giai đoạn 2011 - 2016.  Cụ thể, năm 2019, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã tăng ngoạn mục với tỷ lệ 17,7% và vốn đăng ký FDI tiếp tục tăng trưởng khá.

Đồng thời, vấn đề căng thẳng thương mại Mỹ - Trung phần nào có tác động đến sự dịch chuyển vốn FDI từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam và hỗ trợ hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ. Như vậy diễn biến “không bình thường” của kinh tế thế giới lại góp phần tạo ra “trạng thái mới” ở Việt Nam.

“Kết thúc năm 2019, tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao 7,02%, tương đồng với 2017-2018. Nhìn bức tranh tăng trưởng từ 2017 trở lại đây, nền kinh tế đã xác lập một “mặt bằng tăng trưởng mới” so với giai đoạn trước đó. Một mặt, đây là mức tăng trưởng ổn định, cao hơn đáng kể so với trước đây. Nhưng mặt khác, việc tạo ra sự thay đổi cho những điều bình thường trở thành thách thức lớn bởi không dễ để tạo ra cú huých mới cho một trạng thái đã ổn định”, PGS., TS. Nguyễn Đức Trung nói.

Cần đầu tư để doanh nghiệp gỡ bỏ khó khăn

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM cũng cho biết, hiện nay, ở nước ta, lạm phát luôn được kiềm chế dưới mốc 4%, bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, tăng giá thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi. Mặt khác, mức thâm dụng tín dụng (được tính bằng tăng trưởng tín dụng/tăng trưởng GDP danh nghĩa) có xu hướng giảm, cho thấy dòng vốn tín dụng đã được “định hướng” vào khu vực kinh tế thực, từ đó tạo ra nhiều hơn những giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

“Như vậy, kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo một trạng thái mới khác biệt với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Theo đó, tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhưng không chịu sức ép của lạm phát cũng như nền kinh tế với độ mở cao nhưng dường như ít nhạy cảm với các tác động tiêu cực của thương mại toàn cầu”, PGS., TS. Nguyễn Đức Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM nhận định.

PGS., TS. Nguyễn Đức Trung cho rằng, kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo một trạng thái mới khác biệt với nhiều nền kinh tế trong khu vực.

PGS., TS. Nguyễn Đức Trung cho rằng, kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo một trạng thái mới khác biệt với nhiều nền kinh tế trong khu vực.

Mặc dù vậy, PGS., TS. Nguyễn Đức Trung cho rằng, đâu đó ở nước ta vẫn có nhiều doanh nghiệp “kêu” môi trường kinh doanh còn khó khăn, “kêu” sân bay Long Thành làm quá chậm, “kêu” cơ sở hạ tầng chưa đủ đáp ứng để phát triển kinh tế… Qua đó, ông Trung cũng cho rằng, cơ sở hạ tầng chính là một “đòn bẩy” quan trọng để giúp nền kinh tế “lột xác”. Điều đáng nói là thời gian qua, ở nước ta có rất nhiều dự án nhưng chưa có một dự án nào thật sự lớn.

Tuy nhiên, theo ông Trung, doanh nghiệp nên xem những thách thức đó là một cơ hội để phát triển. Đồng thời, doanh nghiệp cần được đầu tư nhiều hơn nữa, nhằm tháo gỡ những khó khăn.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, những năm gần đây, chính sách đã được thắt chặt lại nhằm bịt những lỗ hổng về mặt đầu tư.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, những năm gần đây, chính sách đã được thắt chặt lại nhằm bịt những lỗ hổng về mặt đầu tư.

Liên quan tới việc đầu tư phát triển hạ tầng, tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, vào năm 2007, nước ta chi 12% GDP cho hạ tầng bằng vốn ODA và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo ông Thành, khi đó dù chi tiền nhiều nhưng thể chế còn khá lỏng lẻo nên thất bại.

Ngược lại, những năm gần đây, chính sách đã được thắt chặt lại nhằm bịt những lỗ hổng về mặt đầu tư. Cho nên, giai đoạn này nếu thực hiện đầy đủ, không làm sai thì việc phát triển hạ tầng thành công là điều không quá xa vời. Quan trọng hơn, ông Thành cho rằng, để thực hiện có hiệu quả thì cần “quy” trách nhiệm rõ ràng và phân cấp tối đa để các công việc, công đoạn được đảm bảo thực hiện tốt hơn.

Nguyễn Thanh Vĩnh

Tin khác

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

(CLO) Va chạm giữa xe tải và xe Camry 5 chỗ trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người tử vong tại chỗ và 3 người bị thương nặng.

Giao thông
Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

(CLO) Nhiều hộ dân xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho rằng, quá trình lu đường, đơn vị thi công tuyến đường Phan Bội Châu đã làm nứt tường, hư hỏng nhà dân. Nhiều hộ dân đã kéo ra công trường ngăn cản đơn vị thi công, yêu cầu bồi thường và có biện pháp an toàn mới cho tiếp tục thi công.

Giao thông
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch tăng cường xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Nhằm tránh tình trạng ách tắc giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, thị xã Sa Pa đã cấm 13 tuyến đường nội thị các loại xe tải trên 1,5 tấn và xe khách từ 16 chỗ trở lên.

Giao thông