Nén tâm nhang cho những người đã khuất!

Thứ sáu, 19/11/2021 14:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hơn 23.000 sinh mệnh đồng bào, chiến sĩ vĩnh viễn ra đi, nỗi đau ấy không gì bù đắp nổi. Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 xin là nén tâm nhang, mong siêu thoát cho những người đã khuất và xoa dịu phần nào đó niềm đau cho những người ở lại.

Sự kiện: COVID-19

nen tam nhang cho nhung nguoi da khuat hinh 1

Lễ cầu siêu cho nạn nhân Covid-19 diễn ra tại chùa Việt Nam Quốc Tự (quận 10) sáng 18/11. Ảnh: Maison de Bil

1. Dẫu biết COVID-19 là trận cuồng phong, là cơn sóng thần dịch bệnh thuộc hàng hiếm có trong lịch sử, nhưng không ai có thể ngờ, sức tàn phá, hệ lụy mà nó để lại sau những làn sóng càn quét, lại khủng khiếp đến thế. Hàng loạt nền kinh tế rơi vào suy thoái, các chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động, người lao động mất việc làm... nhưng nỗi đau lớn nhất, không gì bù đắp nổi là những mất mát về sinh mệnh.  

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày cuối cùng của tháng 10/2021 vừa qua, số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã vượt mốc 5 triệu người. Tuy nhiên, theo ước tính mới đây của một số nhà nghiên cứu, số nạn nhân tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu thực tế cao gấp nhiều lần so với con số đã được báo cáo.

Tại Việt Nam, tính đến hết ngày 18/11, số ca tử vong vì COVID-19 của cả nước là 23.337 người, trong đó TP.HCM có hơn 17.000 người, chiếm 74% tỷ lệ tử vong cả nước. Trong số đó, dù là là những người dân bình thường không may mắn vượt qua được dịch bệnh hay những người chiến sĩ, cán bộ y tế đã hy sinh trên tuyến đầu chống "giặc dịch COVID-19", thì tất cả những nỗi đau mất người đều xé lòng như nhau. 

"Sinh mệnh con người là điều đáng quý nhất, sẽ chẳng có gì bù đắp được với sự mất mát quá lớn này. Trong đó có biết bao người không được tổ chức một lễ tang trọn vẹn vì dịch bệnh. Hàng chục ngàn gia đình vĩnh viễn mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ mồ côi cha, mẹ và những hình ảnh đau đớn đến tận cùng của những người chồng, người vợ, người con, người anh, người chị khi chỉ có thể tiếp nhận kỷ vật thân nhân của mình. Nỗi đau, sự mất mát như một cơn lốc quét qua, thật sự khủng khiếp, để lại trong lòng người ở lại khoảng trống khó lòng khỏa lấp nổi", cảm nhận của ông Phùng Khánh Tài - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có lẽ cũng là nhìn nhận của hết thảy người Việt Nam trong thời khắc này. 

nen tam nhang cho nhung nguoi da khuat hinh 2

Bộ đội thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM đưa tro cốt của những người qua đời vì COVID-19 từ Trung tâm Hỏa táng Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) về tập trung tại Nhà tang lễ TP.HCM. Ảnh: A.TÙNG

2. “Trước ngày đi bệnh viện, chồng tôi có một cơ thể khỏe mạnh. Ngày mẹ con tôi trở về nhà, thứ chúng tôi nhận được chỉ là một hũ tro. Đau đớn lắm! Hơn ai hết, chúng tôi mong muốn Nhà nước có một chương trình tưởng niệm để những người đã vĩnh viễn ra đi như chồng tôi được siêu thoát, an yên miền cực lạc. Những người như mẹ con tôi được san sẻ nỗi đau, an ủi tinh thần…", niềm mong mỏi của không chỉ chị Nguyễn Thị Hòa (ngụ ở Khu 550, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương - một trong những "tâm dịch" trong làn sóng dịch lần thứ 4 vừa qua) tới ngày 19/11 này, đã trở thành hiện thực.

Thực ra, một lễ tưởng niệm hay quốc tang cho những người đã mất vì COVID-19 đã là việc nhiều quốc gia trên thế giới đến nay đã làm. Tháng 4/2020, Trung Quốc đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân và những người đã hy sinh vì COVID-19. Tháng 5/2020, Tây Ban Nha tổ chức quốc tang trong 10 ngày khi con số tử vong vì COVID-19 của nước này lên đến 30.000 người. Ngày 18/4 năm nay, Đức tổ chức lễ tưởng niệm cấp quốc gia cho 80.000 người thiệt mạng vì COVID-19. Argentina cũng dành 5 ngày để cả nước tưởng niệm nạn nhân COVID-19. 

Tại Việt Nam, đề xuất về một lễ tưởng niệm đồng bào đã tử vong và cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong đại dịch COVID-19 đã được đặt ra từ lâu. Tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 4/10 vừa qua, các đại biểu đã tiến hành tưởng niệm đồng bào đã tử vong và cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong đại dịch COVID-19. 

Báo chí, nhiều giới chức, nhân sĩ, trí thức… đã chia sẻ, bày tỏ ý kiến đồng thuận, cho rằng đó là đạo lý dân tộc, là nghĩa cử nên làm, đề xuất Quốc hội sớm chọn ngày thích hợp, có tính biểu tượng để tưởng niệm, kịp thời chia sẻ, xoa dịu những nỗi đau, sự mất mát của hàng vạn gia đình của các nạn nhân COVID-19 cũng như tạo sự khích lệ lớn đối với những người vẫn đang ngày đêm trên tuyến đầu phòng chống dịch. Và thời điểm trung tuần tháng 11 này, khi cả nước bước vào giai đoạn thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19 được cho là thời điểm thích hợp để chọn ra một ngày để tưởng niệm. 

"Trong nỗi khổ niềm đau cùng tận giữa đại dịch COVID-19, chúng ta càng cần hướng về nhau, giúp nhau có thêm niềm tin vượt qua đau thương, hướng đến tương lai vì sự hồi sinh ở phía trước. Tình người và tính nhân văn phải được soi sáng giữa mất mát, đau thương", đúng như lời Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Trụ trì chùa Giác Ngộ, Lễ tưởng niệm mà chúng ta tổ chức đêm 19/11 này, hẳn sẽ hiện thực hóa được phần nào mong muốn ấy.

3. Chia sẻ, đồng cảm - đó là truyền thống, đạo lý nhân văn đáng trân trọng tự bao đời nay của người Việt. Nhưng chỉ bằng những lời nói, hẳn chưa thể đủ để làm liền da những vết đau lớn ấy trong gia đình có người mất vì COVID-19. Nhất là nhiều số liệu cho thấy, rất nhiều người đã nằm xuống đã từng là những trụ cột kiếm sống của gia đình, có nhiều gia đình mà người ở lại chỉ là những đứa trẻ đang ở tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" hay bố mẹ già yếu gần đất xa trời... cuộc sống mưu sinh của nhiều gia đình trong số hơn hai mươi ba ngàn người đã mất, vốn đã cơ cực, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, lại mất người, lẽ đương nhiên sẽ muôn phần cơ cực hơn... 

Bước đầu, được biết với truyền thống "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân"... đã có sự vào cuộc, chia sẻ của cộng đồng, những tấm lòng thiện nguyện. Nhà nước, bước đầu cũng đã có những hỗ trợ về chi phí mai táng... Đơn cử như tỉnh Bình Dương từ hồi đầu tháng 8/2021 đã hỗ trợ 20 triệu đồng cho thân nhân người mất vì COVID-19, yêu cầu hai đơn vị mai táng niêm yết giá thấp hơn giá thị trường để người dân khi nhận tiền hỗ trợ lo chi phí hậu sự cho người mất thì vẫn còn dư tiền trang trải khó khăn trước mắt... TP. HCM cũng đã có chính sách hỗ trợ mai táng phí cho người mất vì COVID-19 với số tiền khoảng 17 triệu đồng được chi trực tiếp cho các đơn vị phụ trách. Thành phố cũng đang tổ chức chăm lo cho người cao tuổi, trẻ em mất cha, mẹ, người nuôi dưỡng chính vì COVID-19.

Trong những tháng dịch bệnh vừa qua, triển khai nghị quyết 68, Nghị quyết 126, từ Chính phủ đến các địa phương  đã nỗ lực hết mình để hỗ trợ bà con với nhiều chính sách, với số tiền hỗ trợ lớn chưa từng có.

Tuy nhiên, như thừa nhận của ông Phạm Minh Huân - nguyên thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH - thời gian qua là Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu Chính phủ các nghị quyết triển khai an sinh hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn nhưng nguồn lực có mức độ nên diện bao phủ chưa như mong muốn, một số thủ tục còn mất nhiều thời gian, cá biệt có trường hợp chi không đúng đối tượng. Do đó Bộ LĐ-TB&XH cần xem xét, rút kinh nghiệm làm sao hoàn thiện chính sách tốt hơn.

Áp lực sinh kế trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp hẳn sẽ còn rất lớn... Rõ ràng cần nhiều hơn nữa những giải pháp để tất cả những phận người đang gặp khó trong dịch COVID-19 có thêm cơ hội được tiếp cận với các gói hỗ trợ... 

Nỗi đau đã qua thật không dễ xóa nhòa... Dù dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, những mạng người phải ngã xuống vì COVID-19 vẫn tiếp tục xảy đến... Nhưng đêm tối, dù mịt mùng thế nào rồi sẽ vẫn sẽ tới bình minh, cuộc sống sẽ vẫn phải tiếp diễn...

Cả nước đang trên hành trình thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19, dù rằng sự biến đổi tác quái khó lường của biến thể COVID-19 khiến sự thích ứng ấy không hề dễ dàng...

Lễ tưởng niệm ngày hôm nay là nén tâm nhang cho những người đã khuất, là dịp để tất cả cùng lắng lòng mình, nhìn lại những ngày đau thương của dịch bệnh đã qua, đồng cảm, sẻ chia, xoa dịu với những nỗi đau mất mát đã có, nhưng quan trọng hơn hết thảy, là lời nhắc nhớ mỗi chúng ta về sự khốc liệt của dịch bệnh, để mỗi người may mắn được sống hôm nay trân quý hơn về sự an lành mà mình đang có, ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng và nỗ lực hơn, trách nhiệm hơn với hành trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phục hồi kinh tế - xã hội  phía trước. 

Hồng Hà

Tin mới

Bảy năm mong chờ lễ hội bơi Đăm truyền thống

Bảy năm mong chờ lễ hội bơi Đăm truyền thống

(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.

Trạm cuối tuần
Mỹ tục 'xông nhà' ở Nam Định chính thức là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mỹ tục 'xông nhà' ở Nam Định chính thức là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Truyền hình trên nền tảng số là để tìm những khán giả ngày mai

Truyền hình trên nền tảng số là để tìm những khán giả ngày mai

(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.

Nghề báo
Giáo hoàng Francis xuất hiện trở lại trước công chúng tại Vatican

Giáo hoàng Francis xuất hiện trở lại trước công chúng tại Vatican

(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.

Thế giới 24h
Dự báo thời tiết ngày 7/4: Miền Bắc nhiều mây, có mưa rào nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 7/4: Miền Bắc nhiều mây, có mưa rào nhẹ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.

Môi trường và cuộc sống
HAGL thắng kịch tính Bình Dương tại vòng 17 V.League 2024/25

HAGL thắng kịch tính Bình Dương tại vòng 17 V.League 2024/25

(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.

Thể thao
Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.

Tin tức
Áp lực học đường ở Hàn Quốc bắt đầu ngay từ... mẫu giáo

Áp lực học đường ở Hàn Quốc bắt đầu ngay từ... mẫu giáo

(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.

Thế giới 24h
Triều Tiên mở lại giải Marathon quốc tế sau 6 năm, đón 200 VĐV nước ngoài

Triều Tiên mở lại giải Marathon quốc tế sau 6 năm, đón 200 VĐV nước ngoài

(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.

Thế giới 24h
Thêm một trực thăng rơi khi cứu hỏa ở Hàn Quốc, phi công tử nạn

Thêm một trực thăng rơi khi cứu hỏa ở Hàn Quốc, phi công tử nạn

(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.

Thế giới 24h
Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam là không phù hợp với thực tế

Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam là không phù hợp với thực tế

(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.

Tin tức
Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025 - lan tỏa thông điệp về bảo vệ biển đảo quê hương

Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025 - lan tỏa thông điệp về bảo vệ biển đảo quê hương

(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.

Giải trí
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).

Công luận 24H
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.

Tin tức
18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn