Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Trưởng Ban Kinh tế - Pháp luật, Báo Công an Nhân dân:

Nếu có điều gì đó đáng làm, hãy làm bằng tất cả trái tim

Thứ sáu, 08/02/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chuyên theo dõi, phụ trách mảng giáo dục và đào tạo, cái tên Thu Phương được nhắc đến không chỉ bởi thâm niên kinh nghiệm của 16 năm gắn bó với giáo dục mà còn bởi ở cây bút này luôn dồi dào bút lực, năng lượng, luôn có những góc nhìn, có sự cảm nhận sâu sắc về ngành.

Hầu hết các giải thưởng báo chí mà nhà báo Thu Phương có được đều viết về giáo dục. Trên 2 vai nhà báo- chiến sĩ, rồi đảm nhiệm vai trò quản lý nhưng trong bất cứ nhiệm vụ nào chị cũng tận tâm, trách nhiệm.

Tôi không cho phép mình chán nản lâu!

+ Được biết, chị bước chân vào nghề là cây bút viết vụ án nhưng dấu ấn về tên tuổi của nhà báo Thu Phương lại gắn với giáo dục đào tạo. Chị có thể chia sẻ cụ thể hơn về “ngã rẽ” ấy?

- Tôi “bén duyên” để trở thành một phóng viên giáo dục thì khá thú vị. Cách đây 16 năm, khi vào công tác tại báo Công an nhân dân, tôi chuyên viết “vụ án”, lúc đó tôi hầu như bao quát tất cả mảng án từ của tỉnh Hà Tây. Thỉnh thoảng còn được theo chân cảnh sát hình sự hay trinh sát đội trọng án đi địa bàn. Hồi đó còn phổ biến hình thức rao bán báo bằng loa đường phố. Nhiều bài viết của tôi về những vụ án “hot” của Hà Tây đã được rao khắp các phố phường. Báo bán rất chạy…

Sau đó, tôi nhớ vào mùa thi đại học năm 2002, tôi được Ban Kinh tế - Xã hội (Ban tôi công tác đến tận bây giờ) phân công theo dõi phản ánh mùa thi đại học. Và sau mùa thi đó, tôi đã “giã từ vụ án”, chuyển sang làm phóng viên chuyên theo dõi mảng giáo dục. Bạn biết không, lúc mới sang mảng giáo dục, nhận thức của tôi vô cùng non nớt, tôi cứ nghĩ giáo dục chỉ gắn với mấy mùa thi, mùa khai giảng. Liệu mình sẽ viết gì đây khi thi cử đã kết thúc? Nhưng chỉ sau một vài tháng lăn vào thực tế, một “chân trời” mới đã mở ra đối với tôi. Và tôi cảm thấy mình thật may mắn.

Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Trưởng Ban Kinh tế - Pháp luật, Báo Công an Nhân dân

Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Trưởng Ban Kinh tế - Pháp luật, Báo Công an Nhân dân

+ Ngành giáo dục là một trong những ngành quan trọng hàng đầu nhưng cũng là ngành bị liệt vào top nhiều nhức nhối. Nhà báo theo dõi lĩnh vực này, hẳn là không ít trăn trở?

- Không phải chỉ trăn trở mà có lúc tôi còn cảm thấy đau đớn khi ngày càng có nhiều vụ giáo viên bạo lực, chà đạp học sinh. Tuy đây là những vụ việc “điển hình xấu”, nhưng lại đang có xu hướng tăng lên trong môi trường học đường, một môi trường mà nhân cách của học trò phải được hoàn thiện bằng yêu thương và sự tôn trọng. Tôi, bạn, và rất, rất nhiều người nữa, trong đó có cả những nhà giáo chân chính đều không lý giải được một cách đầy đủ, vì sao trong nhà trường lại xảy ra những chuyện kinh khủng như thế.

+ Những điều ấy có khiến cho người cầm bút như chị cảm thấy “thiếu nhiệt” không?

- Thiếu nhiệt thì không nhưng mệt mỏi thì có. Tôi đã đi qua hai lần thay sách giáo khoa, hai lần sửa đổi các bộ luật giáo dục và nhiều đời Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng năm 2018, theo tôi là một năm ngành giáo dục làm được rất nhiều việc lớn, nhưng cũng là một năm “sóng gió”. Nhưng bạn biết không, đôi khi tôi có vài lời tâm tư chia sẻ trên facebook thì có bạn vào inbox với tôi: Các anh, chị là nhà báo mà còn chán nản thế, chúng tôi chỉ là người dân bình thường, sẽ làm sao đây? Biết trông cậy vào ai, nếu báo chí không lên tiếng? Sau lời nhắn đó, tôi lại thấy như “bừng tỉnh”, không cho phép mình chán nản, lại thấy cần phải chung sức với xã hội, với cộng đồng để góp sức nhỏ bé, hy vọng làm môi trường giáo dục an toàn và lành mạnh hơn. Thiết nghĩ, việc thông tin trung thực, có trách nhiệm, thông tin có định hướng, mang tính xây dựng phải là điều bắt buộc đối với nghề cầm bút của chúng ta. Với riêng tôi, làm gì tôi cũng luôn tâm niệm: “Nếu có điều gì đó đáng làm, hãy làm bằng tất cả trái tim”.

Họ đã cho tôi những “xúc cảm, rung cảm đặc biệt”

+ Nói đi thì phải nói lại, bộ mặt giáo dục không hẳn toàn là màu xám. Cũng có những người thầy, người cô tận tâm, hết lòng vì nghề nghiệp. Tôi tìm thấy điều ấy qua những bài viết của chị. Chị có thể chia sẻ thêm về những tấm chân tình trong ngành giáo dục khiến chị vẫn còn nhớ mãi?

- Câu hỏi của bạn rất hay, nó gợi cho tôi nhiều kỷ niệm với những nhân vật mà tôi đã viết. Tôi thấy may mắn khi tôi đã được gặp gỡ, tiếp xúc với rất nhiều nhà giáo, những người thầy, người cô tận tâm, tận lực với học trò; những người thầy đã lấy nhân nghĩa để truyền cảm hứng cho học trò, cho sinh viên của mình. Có một người thầy khiến tôi không bao giờ quên được. Đó là thầy Tôn Thân - thầy giáo của PGS.TSKH Vũ Đình Hòa (anh Hòa là học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương bạc Olympic Toán quốc tế năm 1974) và Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng nhiều học sinh giỏi Toán khác. Trong rất nhiều cuộc trò chuyện với các anh học sinh giỏi Toán này, tôi hay nghe họ nhắc đến thầy Tôn Thân với một niềm yêu thương, biết ơn và kiêu hãnh vì “là học trò của thầy”. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm gặp thầy Tôn Thân. Và bạn biết không, khi viết về thầy, viết về tình yêu thầy đã dành cho các em học sinh của mình, tôi đã thổn thức khôn nguôi và rơi lệ.

Trong bài báo “Người thầy đầu tiên của những học sinh giỏi Toán”, đăng trên báo CAND, tôi viết rằng: “Làm sao những người học trò có thể quên được thầy Tôn Thân với dáng vẻ gầy gò thư sinh, cọc cạch đạp xe đến nhà những học sinh yếu kèm toán cho các em vào mỗi buổi chiều. Làm sao họ có thể nguôi nhớ về những cuốn sách nhàu nhĩ quý hiếm mà thầy cất công sưu tầm, tìm kiếm để mang đến cho học trò. Rồi hình ảnh thầy đứng co ro, chờ học sinh xem đá bóng ở ngoài sân vận động dưới sương đêm giá buốt, để chở học sinh trên chiếc xe đạp cọc cạch về nhà mình ngủ. Hình ảnh thầy và trò miệt mài tìm những lời giải toán đẹp nhất quanh chiếc bàn làm việc cũ kỹ của thầy, đến khi tìm ra lời giải, thì tiếng chuông xe điện đã leng keng báo hiệu ngày mới. Thầy đã dành cho học sinh của mình những quyển sách quý nhất trên giá sách của mình. Chính trái tim nóng ấm, dịu dàng một tình yêu học trò luôn thường trực trong thầy đã là một chất men làm thăng hoa, khiến thầy không ngừng có những sáng tạo, sáng kiến mới mẻ, độc đáo trong dạy toán và trong phương pháp sư phạm”. Sau đó, bài báo này của tôi đã đoạt giải báo chí do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Đây là một kỷ niệm tuyệt đẹp trong nghề viết của tôi.

1_534924

+ 16 năm đồng hành cùng ngành giáo dục, chị có nghĩ là những gương mặt đáng trân trọng trong sự nghiệp trồng người ấy, bằng một cách nào đó đã “thêm lửa” cho người cầm bút chúng ta?

- Đúng vậy! Cuộc đời khoa học của họ cho tôi thấy, không có vinh quang nào trải sẵn thảm hoa hồng. Họ cũng phải lao động, nghiên cứu khoa học cật lực và nghiêm cẩn nhất mới cho thành quả. Vì thế, họ đã cho tôi những “xúc cảm, rung cảm đặc biệt”, đã truyền cả lửa sang cho nghề viết vốn nhọc nhằn, khiến tôi thăng hoa hơn và có thêm nhiều niềm tin hơn. Đến đây, tôi phải nói thêm rằng, giáo dục có những lúc thực sự “sóng gió”, nhưng về cơ bản vẫn là những câu chuyện nhân văn nghĩa tình của hàng triệu thầy cô giáo đang ngày đêm suy nghĩ, sáng tạo để đổi mới phương pháp, làm sao giúp học trò phát triển toàn diện để thích ứng với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động. Hay là hàng ngàn thầy cô giáo đã gạt bỏ những mưu cầu cá nhân để bám trụ tại những điểm trường xa xôi, quyết tâm dạy chữ cho học sinh. Tôi thường nghĩ đến họ, để thấy rằng, cuộc sống vẫn còn rất nhiều yêu thương và chia sẻ, sẽ dẫn lối tôi đến những bài báo mang đậm giá trị giáo dục và ý nghĩa nhân văn.

+ Vâng, xin cảm ơn chị!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo