Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
(CLO) Ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo dõi báo trên:
Đó là chia sẻ của nhà báo Anh Thơ, Ban Bạn đọc - Báo Nhân Dân về quá trình triển khai loạt bài “Gian nan hành trình xác định danh tính liệt sĩ” (đoạt giải B - Giải Báo chí Quốc gia năm 2020, thể loại phóng sự - điều tra). Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với chị.
+ Đề tài tìm mộ liệt sĩ luôn là vấn đề khó, liên quan đến nhiều ngành, các địa phương xa xôi và những tồn tại của lịch sử, điều gì đã thôi thúc chị lựa chọn đề tài này?
- Tôi có người bác ruột là liệt sĩ. Trước khi vào chiến trường, bác được về thăm gia đình và lần đó bác đã để lại giọt máu của mình. Chị tôi từ khi sinh ra đã không biết mặt cha, trước lúc hy sinh bác tôi cũng không biết mình có một cô con gái. Bác dâu tôi khi đó mới ngoài hai mươi tuổi. Ông bà tôi thương bác, giục bác đi lấy chồng, con cái để ông bà nuôi. Nhưng bác tôi vẫn quyết định ở vậy nuôi con khôn lớn, trưởng thành.
Hình ảnh người bác dâu cả một đời thui thủi nuôi con, chăm sóc bố mẹ chồng in đậm trong ký ức tuổi thơ, khiến tôi thấm thía sự hy sinh, mất mát không gì bù đắp được của những người vợ có chồng hy sinh ngoài mặt trận. Gia đình tôi dù đã nhiều lần đi tìm kiếm nhưng cho đến giờ vẫn chưa tìm được phần mộ của bác tôi. Thế nên, tôi thấu hiểu và đồng cảm với nỗi đau của các gia đình liệt sĩ đã nhiều năm đi tìm mộ người thân mà chưa tìm thấy. Nhưng điều tôi trăn trở, day dứt nhất vẫn là những trường hợp đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, sau nhiều năm vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ.
Từ năm 2013, tôi được lãnh đạo ban phân công theo dõi mảng đơn thư bạn đọc về lĩnh vực thương binh, liệt sĩ, người có công, trong đó, có cả việc tìm kiếm, quy tập hài cốt, xác định danh tính liệt sĩ. Tôi nhận thấy rằng, người làm báo cần có trách nhiệm nói lên tiếng nói của người dân, đồng hành cùng các thân nhân liệt sĩ, chỉ ra những vấn đề còn bất cập, tìm ra các giải pháp, góp phần cùng các cơ quan chức năng giải quyết những tồn tại, vướng mắc đó.
+ Trong quá trình triển khai đề tài này chị thấy khó khăn nhất là điều gì?
- Điều khó nhất là xác minh thông tin vì các liệt sĩ hy sinh đã gần nửa thế kỷ, công tác quy tập cũng được tiến hành từ mười năm trước, thông tin nhận được từ các nguồn lại mâu thuẫn nhau. Thế nên, nhà báo cần phải có kỹ năng kiểm chứng thông tin tốt để xác định hướng đi của bài viết. Điều này cũng cần sự kiên trì, tỉnh táo của nhà báo. Vì nếu không, nhà báo có thể mất phương hướng và bỏ cuộc.
Trong bài đầu tiên của loạt bài, cơ quan chức năng ban đầu trả lời là không có thông tin liệt sĩ quy tập từ xã Ochalong, huyện Siem Bouk, tỉnh Stung Treng, Vương quốc Campuchia và cũng không có thông tin quy tập các liệt sĩ an táng tại Viện K20, vì thế nếu không kiên trì và kiểm chứng được thông tin thì tôi cũng đã… bỏ cuộc.
+ Đi nhiều, gặp gỡ nhiều, suốt quá trình thu thập thông tin chị thấy nhớ nhất nhân vật, sự kiện nào?
- Người đầu tiên tôi gặp là anh Lê Quang Vinh, ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), con trai duy nhất của liệt sĩ Lê Quang Tặc. Câu chuyện về hành trình 20 năm tìm mộ cha của anh Vinh khiến tôi rất xúc động. Sau nhiều năm tìm kiếm, đến năm 2010, anh Vinh mới biết được nơi hy sinh của cha mình là Viện K20, thời điểm đóng quân tại tỉnh Stung Treng, Vương quốc Campuchia. Mùa khô năm 2010, anh Vinh sang Campuchia để tìm mộ cha thì gặp Đội quy tập K52 - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai đang tổ chức quy tập hài cốt liệt sĩ Viện K20. Anh Vinh đã ở cùng Đội K52 mấy ngày và chứng kiến rất nhiều hài cốt liệt sĩ được cất bốc, nhưng tất cả đều không có danh tính…
Sau khi có được bản danh sách các liệt sĩ hy sinh, an táng tại Viện K20, thuộc xã Ochalong, huyện Siem Bouk, tỉnh Stung Treng, Vương quốc Campuchia (của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng), tôi tìm gặp cụ Nguyễn Thị Thái, là một trong số rất ít mẹ của liệt sĩ hy sinh tại Viện K20 còn sống. Cụ Thái đã 90 tuổi, sức khỏe rất yếu. Tôi cứ ám ảnh mãi hình ảnh cụ ngồi trước bàn thờ gia tiên, ánh mắt cụ thẫn thờ nhìn lên di ảnh người con trai Nguyễn Tuấn Dũng đã hy sinh từ gần 50 năm trước. Lúc còn tỉnh táo, cụ chỉ có một mong ước là tìm được hài cốt của con trai mình để được yên lòng nhắm mắt.
Còn mẹ của liệt sĩ Đào Hồng Thái ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, nhiều năm qua vẫn để dành một vuông đất nhỏ trong vườn nhà với hy vọng có ngày được đón liệt sĩ trở về yên nghỉ tại nơi quê cha đất tổ. Thật buồn là khi tôi liên hệ với mẹ của liệt sĩ Đào Hồng Thái thì biết tin mẹ đã mất.
Người gây xúc động và cảm phục với tôi là cựu chiến binh Phan Ngọc Huân, quê ở xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, hiện cư trú tại xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Chú Huân nguyên là tiểu đội trưởng Tổ điều trị Ban 2 - Viện K20. Từng chứng kiến sự hy sinh và trực tiếp chôn cất đồng đội, hàng chục năm qua, chú Huân nhiều lần viết thư gửi Hội Cựu chiến binh, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ, tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia.
Năm 2009, dù tuổi đã cao, sức yếu, lại bị thương tật ở chân, chú vẫn trực tiếp dẫn Đội K52 - Bộ CHQS tỉnh Gia Lai băng rừng, đi dọc biên giới Campuchia để tìm đồng đội. Đến nay, chú Huân đã chỉ dẫn cho các đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, đưa hàng trăm hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia hồi hương.
+ Được biết chị sẽ tiếp tục theo đuổi triển khai đề tài này, chị có mong muốn gì gửi đến các ngành chức năng liên quan?
- Tôi hy vọng rằng không lâu nữa, sẽ có một ngày thật đặc biệt, đó là ngày các liệt sĩ K20 được trở về an nghỉ trong lòng đất mẹ quê hương, được hưởng sự chăm sóc của gia đình, dòng họ và nhân dân địa phương. Chắc chắn tôi sẽ có mặt trong sự kiện này để ghi lại khoảnh khắc xúc động của những người vợ, người con, người cháu đón chồng, cha, ông “trở về” sau bao năm dài đằng đẵng, mòn mỏi chờ đợi.
Điều tôi còn day dứt, trăn trở là trong số 128 quân nhân hy sinh, từ trần tại Viện K20 đã xác định được tên tuổi, quê quán, có ông Trần Văn Muôn đến nay chưa được công nhận là liệt sĩ. Sau nửa thế kỷ nằm lại chiến trường chống Mỹ, gia đình, người thân, bạn bè, chính quyền địa phương không ai hay biết ông Trần Văn Muôn đã hy sinh. Người chiến sĩ năm xưa trốn nhà tình nguyện tham gia kháng chiến, người đã dành cả tuổi thanh xuân cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, khi hy sinh gia đình không nhận được một dòng tin báo, không một tấm di ảnh hay kỷ vật để lại. Và theo năm tháng, ký ức về ông cũng dần đi vào quên lãng.
Nửa thế kỷ hy sinh vẫn chưa được công nhận liệt sĩ là quá chậm trễ, gây nhiều thiệt thòi cho người nằm xuống và thân nhân. Những cống hiến của ông Trần Văn Muôn cần được ghi nhận, sự hy sinh của ông cần được xã hội tôn vinh, tri ân. Đó là chân lý và cũng là đạo lý.
Tôi cũng muốn nói rằng, chính sách của Đảng, Nhà nước rất đầy đủ và nhân văn, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có những vướng mắc, trở ngại do yếu tố con người khiến hành trình tìm mộ liệt sĩ của các thân nhân thêm phần khó khăn hơn, gây tốn kém nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
Tôi thấy rằng, cho dù chúng ta có làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa” đến đâu thì cũng không thể bù đắp nổi những mất mát, hy sinh, thiệt thòi của những người mẹ, người vợ có chồng, con hy sinh ngoài mặt trận. Thời gian càng lùi xa thì việc xác định danh tính liệt sĩ càng khó khăn. Hơn ai hết, những thân nhân liệt sĩ đang mong mỏi từng ngày được xét nghiệm ADN mẫu hài cốt, khớp nối thông tin để sớm tìm lại tên cho các liệt sĩ.
Lê Tâm (Thực hiện)
(CLO) Ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
(CLO) Ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã đào ít nhất hai chiến hào lớn trên đường bộ và đường sắt tại biên giới với Hàn Quốc sau khi cho nổ tung các tuyến đường liên Triều này vào tháng trước.
(CLO) Hơn một năm sau cuộc chiến ở Gaza, lực lượng Israel đã bắt đầu kiệt sức và thiếu quân, nhất là sau khi mở mặt trận trên bộ ở Lebanon cũng như giao tranh cả với Iran, ở Bờ Tây và Syria.
(CLO) Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (Mã: VCG) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 3/2024 với lãi 9 tháng đạt 756 tỷ đồng, hoàn thành 80% mục tiêu. Tuy nhiên dòng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh giảm 28 lần.
(CLO) Ngày 1/11, Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Trọng Phú – Giám đốc Công ty TNHH TMDV Bông Sen Vàng về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Ba đảng đối lập tại Georgia, vốn cáo buộc cuộc bầu cử vào cuối tuần qua đã bị gian lận, kêu gọi biểu tình vào thứ Hai tới.
(CLO) Là một trong những công trình trọng điểm của quận Ba Đình, phố đi bộ hồ Ngọc Khánh dần trở thành điểm đến quen thuộc và thú vị đối với người dân thủ đô.
(CLO) Tại các trận đấu bóng đá ở Ukraine lúc này, quy mô khán giả không phải phụ thuộc vào sức chứa sân vận động hay sự cuồng nhiệt của người hâm mộ, mà được xác định bởi sức chứa của… hầm trú bom gần nhất.
(CLO) Hoạt động khai thác và vận chuyển đất tại phường Bách Quang (TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) thời gian quan đã bộ lộ nhiều bất cập; gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
(CLO) Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt có trợ giá: Giá vé tháng liên tuyến với đối tượng ưu tiên là 140.000 đồng; giá vé tháng bán cho các đối tượng không ưu tiên đi liên tuyến là 280.000 đồng;...
(CLO) 12 quận hiện nay, 5 huyện sắp lên quận và 2 thành phố mới của Hà Nội sắp tới đều nằm trong danh sách các khu vực được xem xét hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm.
(CLO) Đường ống dẫn dầu Druzhba sẽ vẫn là tuyến đường chính cung cấp dầu từ Nga đến Hungary vì đường ống Adria từ Croatia đang thiếu hụt công suất, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia tại Chung cư HH1 Linh Đàm, quận Hoàng Mai.
(CLO) Công an huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội đã tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
(CLO) Trụ sở của Đảng Jatiya, một đảng chính trị lớn thứ ba ở Bangladesh và từng ủng hộ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina đã bị đốt phá vào tối thứ Năm (31/10) ở thủ đô Dhaka.
(CLO) Neymar liên tiếp nhận tin không vui từ tuyển Brazil và đội chủ quản Al Hilal sau khi bình phục chấn thương.
(CLO) Ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
(CLO) Sáng 1/11, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề: "Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt", đúng vào dịp 100 năm ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 – 5/11/2024).
(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).
(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.
(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.
(CLO) Chiều 31/10, tại Trụ sở Trung tâm Thông tấn quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội), Đoàn Kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai, Ủy viên Hội đồng, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Thông tấn xã Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/10, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã ký kết phối hợp truyền thông thể dục thể thao, giáo dục thể chất và rèn luyện sức khỏe trên Đài PT&TH Hà Nội.
(CLO) Đó là nhấn mạnh của Trung tướng, GS.TS Trần Minh Hưởng - Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân tại Hội thảo khoa học quốc gia: "Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay" do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức vào ngày 31/10, tại Hà Nội.
(CLO) Chiều 31/10, Báo Lâm Đồng đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về đề tài xây dựng nông thôn mới.