Nếu vẫn tiếp tục phát triển đô thị theo “vết dầu loang”, TP.HCM sẽ bỏ lỡ điều gì?

Thứ năm, 21/01/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Với thực trạng phát triển đô thị theo “vết dầu loang” như hiện nay, rất khó để TP.HCM kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông có sức chở lớn như metro, monorail, xe buýt…

TP.HCM đang phát triển đô thị theo kiểu “vết dầu loang” (Ảnh minh họa)

TP.HCM đang phát triển đô thị theo kiểu “vết dầu loang” (Ảnh minh họa)

Trong vài năm gần đây, nhiều chuyên gia đã liên tục cảnh báo, các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đang có xu hướng phát triển theo hướng “vết dầu loang”, nhà thấp tầng, khiến cho bộ mặt đô thị trở nên méo mó, thiếu tính đồng bộ giữa các vùng liên kết và phá vỡ đi quy hoạch tổng thể của thành phố.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, mặc dù đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những tác động xấu của quá trình phát triển thiếu bền vững, tuy nhiên, trong năm 2020, TP.HCM vẫn còn hiện tượng này.

Trích dẫn số liệu từ HoREA, ông Châu cho biết, có 2 tiêu chí khẳng định TP.HCM đang phát triển đô thị theo kiểu “vết dầu loang”.

Thứ nhất, trong năm 2020, tỷ lệ nhà ở thấp tầng do người dân tự xây dựng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, lên tới 58,52% tổng diện tích sàn nhà ở xây dựng mới. Trong khi đó, phát triển theo dự án, quy hoạch chiếm 41,48% tổng diện tích sàn nhà ở xây dựng mới.

Thứ hai, bình quân diện tích trên đầu người tại TP.HCM là 20,63 m2/người, tuy đạt được mục tiêu đề ra, nhưng so với bình quân diện tích trên đầu người của cả nước còn thất, là 24 m2/người.

Dựa trên 2 tiêu chí trên, ông Châu khẳng định: TP.HCM đã không hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển đô thị bền vững và phá vỡ một số Quy định, Nghị định đã được ban hành.

Cụ thể, TP.HCM thị chưa đảm bảo được nguyên tắc “sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường”, theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng chưa đạt được yêu cầu đối với phát triển nhà ở đối với đô thị loại đặc biệt, theo Khoản 4 Điều 14 Luật Nhà ở. Ngoài ra, một số tiêu chí liên quan tới đô thị vệ sinh có mật độ dân số tập chung, TP.HCM vẫn chưa hoàn thành được.

“Với thực trạng hiện nay, rất khó để TP.HCM kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ có sức chở lớn như metro, monorail, xe buýt… Bởi, Nhà nước không thể có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư, nếu vẫn cứ phát triển theo kiểu “vết dầu loang”, thấp tầng như hiện nay, cũng như khó thực hiện hiệu quả việc tái bố trí dân cư của thành phố”, ông Châu nói.

Tuy nhiên, với tỷ lệ nhà thấp tầng rất lớn, kèm theo là diện tích bình quân nhà ở trên đầu người vẫn còn thấp so với cả nước, Chủ tịch HoREA nhận định, dư địa phát triển của thị trường bất động sản TP.HCM còn rất lớn, với tổng nhu cầu nhà ở rất cao trước mắt và cả trong trung hạn, dài hạn.

Lâm Vũ

Tin khác

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản
“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

“Tâm chấn” Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

(CLO) Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm thành phố đảo Hoàng Gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Bất động sản
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản