(CLO) Việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia này, mà còn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác.
SWIFT, vũ khí “hạt nhân” của ngành tài chính
Ngày 26/2, Mỹ và các quốc gia đồng minh đã quyết định loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, nhằm đáp trả chiến dịch của nước này tại Ukraine. Nhiều chuyên gia nhận định, việc bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT chính là một đòn rất mạnh vào kinh tế của Nga.
Việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia này, mà còn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác.
SWIFT là tên viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). SWIFT được thành lập năm 1970, đặt trụ sở tại Bỉ, có ban điều hành gồm 25 người và được hàng chục tổ chức tài chính sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán.
Đây là một hệ thống nhắn tin an toàn giúp thực hiện nhanh chóng các giao dịch xuyên biên giới. Tiêu chuẩn hóa cao khiến SWIFT trở thành hệ thống giao dịch có độ tin cậy, cho phép các ngân hàng xử lý giao dịch khối lượng lớn trong thời gian ngắn.
SWIFT đã trở thành xương sống của hệ thống tài chính toàn cầu. Mỗi năm, có hàng nghìn tỷ euro được chuyển qua hệ thống này.
Hiện có khoảng 300 ngân hàng, định chế tài chính của Nga sử dụng nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống SWIFT. Vì vậy, nếu bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, các ngân Nga sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các thị trường tài chính toàn cầu.
Trong đó, các doanh nghiệp, cá nhân có tài khoản ngân hàng tại Nga sẽ bị hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vay vốn và đầu tư ở nước ngoài.
Tuy nhiên, việc loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT cũng sẽ mang lại rắc rối cho các doanh thuộc thuộc các nước đồng minh, khi họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển tiền vào nước này.
Đặc biệt, Nga là một quốc gia xuất khẩu dầu khí, và Đức là một trong những khách hàng nhập khẩu nhiều nhất. Vì vậy, khi Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế, nước Đức và ngay cả Mỹ cũng sẽ chịu thiệt hại lớn.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thừa nhận chặn Nga tiếp cận SWIFT sẽ đẩy Đức đứng trước nguy cơ cao không nhận được khí đốt và nguyên liệu thô từ Nga.
Ông Nikolai Zhuravlev, Phó chủ tịch Hội đồng liên bang Nga, Thượng viện Nga cũng cho rằng, nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, chúng tôi không nhận được ngoại tệ. Nhưng người mua, điển hình là các nước châu Âu, cũng sẽ không nhận được hàng hóa của chúng tôi, như dầu mỏ, khí đốt, kim loại và nhiều linh kiện quan trọng khác.
Việt Nam liệu có bị ảnh hưởng?
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, một chuyên gia tài chính tại Việt Nam cho biết: Các quốc gia là khách hàng mua dầu khí và các sản phẩm xuất khẩu khác của Nga, trong đó có cả Việt Nam sẽ hứng chịu hậu quả khi nước này bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế.
“Sau khi bị loại, các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với các doanh nghiệp Nga,sẽ phải lựa chọn phương án thanh toán khác. Đó là chưa kể, giá xăng dầu, khí đốt cũng vì quyết định này sẽ một lần nữa bị đẩy giá lên cao”, vị này nói.
Theo thống kế của Hải quan Nga, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 1-11/2021 giữa Việt Nam và Nga đạt 6,3 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 4,5 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có nguồn gốc thực vật Việt Nam xuất khẩu sang Nga đạt 282 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng cà phê của Việt Nam đạt 153 triệu USD, tăng trưởng 20%; các loại quả, hạt xuất khẩu đạt 75,5 triệu USD, tăng khoảng 38%. Trong số này mặt hàng có tăng trưởng tốt trong thời gian gần đây là mặt hàng xoài sấy.
Vài năm gần đây, Nga đã chuẩn bị cho khả năng bị loại khỏi SWIFT. Họ lập ra hệ thống thanh toán riêng, có tên SPFS sau khi bị phương Tây trừng phạt năm 2014.
Hệ thống này hiện có khoảng 400 người dùng, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga. 20% giao dịch nội địa hiện qua SPFS, Shagina cho biết. Tuy nhiên, quy mô tin nhắn bị hạn chế và hoạt động cũng chỉ giới hạn vào các ngày làm việc.
Ngoài ra, CIPS của Trung Quốc cũng có thể là hệ thống thay thế SWIFT cho Nga. Moskva thậm chí có thể buộc phải dùng đến tiền số, dù đây không phải là lựa chọn hấp dẫn.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.